Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự Luật Bảo đảm Trật tự ATGT không bỏ quên người yếu thế

Phóng viên - 03/11/2020 | 7:54 (GTM + 7)

Dự án Luật đảm bảo Trật tự ATGT đường bộ đã có nhiều quy định mới đảm bảo cho trẻ em và nhóm người yếu thế được ưu tiên, quan tâm, bảo vệ khi tham gia giao thông. Đây là những điểm tích cực, tiến bộ trong dự luật do Bộ Công an xây dựng, cho thấy một bước

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Dự án Luật đảm bảo Trật tự ATGT đường bộ đã có nhiều quy định mới đảm bảo cho trẻ em và nhóm người yếu thế được ưu tiên, quan tâm, bảo vệ khi tham gia giao thông.

Đây là những điểm tích cực, tiến bộ trong dự luật do Bộ Công an xây dựng, cho thấy một bước chuyển mình của hệ thống luật pháp, giao thông nước nhà hướng tới sự nhân văn và đảm bảo các cam kết Việt Nam trong các công ước quốc tế.

Hầu hết vỉa hè không có lối lên cho người khuyết tật. Ảnh: Báo Hải Dương

Nguyễn Phương Linh, 27 tuổi, sinh sống ở Hà Nội. Là người khuyết tật về vận động, thường xuyên phải ngồi xe lăn, chị từng cố gắng đi lại bằng xe buýt nhưng đó là điều “bất khả thi”.

“Hồi sinh viên thì có một vài lần tôi có tham gia giao thông công cộng là đi xe buýt nhưng mỗi lần như thế thì bạn bè sẽ phải cõng tôi lên xe buýt mà bậc xe buýt khá là cao nên khá là nguy hiểm. Rồi việc dừng chờ ở các điểm xe buýt khá là nhanh, rất gấp gáp. Nếu mình đi bằng xe lăn mà mình phải đến các điểm chờ mà thường các điểm chờ ở trên vỉa hè, như tôi thì chỉ cần bước lên bậc điểm chờ đó cũng đã quá là khó khăn rồi”.

Hiện nay, Nguyễn Phương Linh đã chuyển sang sử dụng xe máy 3 bánh để đi làm.

Đó cũng là nỗi niềm của chị Đỗ Thị Huế, Trưởng câu lạc bộ người khuyết tật xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Chị Huế bị lao cột sống từ nhỏ, một đốt sống bị biến dạng khiến chị bị gù lưng. Hiện chị đang sử dụng một chiếc xe máy 3 bánh tự chế.

“Những phương tiện, kể cả đường đi hay là về việc đảm bảo ATGT, những khu vực công cộng, có những chỗ còn không có đường để cho xe lăn lên, rất bất tiện, chưa được quan tâm nhiều. Thế nên chúng tôi cũng mong những hạ tầng hay phương tiện công cộng đều dành sự ưu tiên cho những người khuyết tật”

Không chỉ người khuyết tật, người già và trẻ nhỏ cũng nằm trong nhóm người yếu thế cần nhận được quan tâm, giúp đỡ về vấn đề giao thông. Ông Cao Xuân Hùng, 73 tuổi, trú tại Phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông chia sẻ, trong tình hình giao thông như hiện nay, ông không dám sử dụng xe máy để đi lại.

“Ở độ tuổi của tôi đi xe máy không ổn, mình xử lý không kịp thời, mắt kém. Sợ nhất đi trên đường họ phóng nhanh, vượt ẩu. Đi xe máy bao giờ tôi cũng phải dừng lại vào mép đường, nhìn lại phía sau. Một lần tôi chấp hành giao thông nhưng họ cứ đi, đẩy cả xe cả mình. Từ đó tôi hạn chế đi xe máy”

Theo ý kiến của đa số thính giả, việc nhường đường cho người già, trẻ nhỏ, thắt dây an toàn, lắp ghế ngồi riêng cho trẻ em trên ô tô… hiện vẫn chưa được các tài xế quan tâm, chú trọng. Trong khi hạ tầng, phương tiện công cộng, phương tiện cá nhân hiện còn chưa đồng bộ và ưu tiên để phục vụ người khuyết tật.

 

Dự thảo Luật đảm bảo TTATGT đường bộ đã bổ sung thêm nhiều quy định cụ thể, hữu ích nhằm đảm bảo quyền lợi, sự an toàn cho những người khuyết tật, người yếu thế trong giao thông.

Những bất tiện trong tham gia giao thông của nhóm người yếu thế đã được nhận diện và bổ sung trong Dự án Luật đảm bảo TTATGT đường bộ do Bộ Công an xây dựng.

Cụ thể, Dự luật quy định: Mọi người đều phải có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, người già yếu, trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường; Luật bắt buộc người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường an toàn không chỉ tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ.

Luật cho phép người khuyết tật điều khiển phương tiện tham gia giao thông được cấp giấy phép lái xe phù hợp với loại xe và tình trạng khuyết tật.

Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ - Nguyên cán bộ Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội đánh giá cao tính nhân văn của những quy định được nêu trong dự thảo Luật, đặc biệt là về những quy định nhằm bảo vệ trẻ em như: không để trẻ ngồi hàng ghế trước trên ô tô, với trẻ em dưới 4 tuổi thì phải được chở bằng ghế thiết kế dành riêng cho trẻ em. Đây là điều mà không ít người dân hiện nay đang thiếu quan tâm, chú trọng.

“Người lớn khi để trẻ em ngồi trong xe ô tô, không có ghế ngồi riêng, không thắt dây an toàn, nếu có tình huống đột xuất xảy ra thì có thể dẫn đến tai nạn. Luật tới đây quy định rất rõ vấn đề đó”.

Trong khi đó, chuyên gia giao thông Phan Lê Bình cho rằng, dự thảo Luật đảm bảo TTATGT đường bộ đã bổ sung thêm nhiều quy định cụ thể, hữu ích nhằm đảm bảo quyền lợi, sự an toàn cho những người khuyết tật, người yếu thế trong giao thông.

“Đó là nhóm người mà trước nay vẫn ít được chú trọng trong hoạt động giao thông đường bộ của Việt Nam và nay với sự có mặt của các điều khoản mới này thì nếu được thông qua thì tôi kỳ vọng là để tạo điều kiện hơn cho những người khuyết tật, những người yếu thế trong giao thông có cơ hội để xuất hiện trên đường nhiều hơn, hệ thống giao thông của chúng ta sẽ dần tiếp cận với các nước phát triển”.

Chuyên gia Phan Lê Bình cũng khẳng định, văn hóa nhường đường, hỗ trợ người yếu thế qua đường được đề cập rất nhiều trong quá trình giáo dục ở mọi lứa tuổi, song việc thực hiện phụ thuộc nhiều vào ý thức của mỗi người. Việc luật hóa quy tắc này sẽ giúp chúng ta xây dựng nên một môi trường giao thông tiến bộ, nhân văn.

“Chúng ta rất dễ quan sát thấy, ngay cả trên những vạch dành riêng cho người đi bộ qua đường mà các loại xe máy, xe ô tô vẫn tranh giành đường với người đi bộ. Vấn đề nhường đường cho người đi bộ đã bị bỏ qua rất nhiều năm nay rồi và nó tiềm ẩn những hệ lụy rất lớn mà ít người nhìn thấy. Đó là khiến người dân ngại đi bộ, đồng nghĩa với việc ngại sử dụng phương tiện công cộng. Quy định mới này trong tương lai sẽ giúp người dân bớt lực cản khi nghĩ đến chuyện sử dụng giao thông công cộng”.

Đồng tình với ý kiến này, Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy kiến nghị: bên cạnh những quy tắc khi tham gia giao thông, các ngành chức năng cần nghiên cứu, bổ sung quy định xử phạt những hành vi không đảm bảo an toàn cho nhóm người yếu thế khi tham gia giao thông.

“Trong luật phải quy định rõ ràng vấn đề xử phạt. Nếu anh không tuân thủ thì anh chịu trách nhiệm như nào. Nếu người khuyết tật bị ngã, bị trọng thương thì anh phải đền bù như nào, sau đó anh phải sửa chữa phương tiện như thế nào. Đó là điều phải có quy định ràng buộc, mang tính pháp lý chính thức.”

Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cũng nêu thực tế, dù quy định pháp luật hiện hành có đề cập song việc hỗ trợ người khuyết tật trong đào tạo lái xe hiện nay còn nhiều vướng mắc, từ việc giám định sức khỏe để cấp bằng lái, đến hỗ trợ đào tạo tại những trung tâm đào tạo lái xe. Điều này vô tình dẫn đến tình trạng, người khuyết tật có nhu cầu đi lại, mưu sinh thì buộc phải lái xe không phép, hoặc sử dụng các phương tiện tự chế để tham gia giao thông, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho chính họ và người đi đường.

“Trong luật có những cái mềm, những cái cứng. Các trung tâm đào tạo lái xe phải có phần đào tạo lái xe cho người khuyết tật. Những xe dành riêng cho người khuyết tật, người già sau khi được đăng kiểm, kiểm tra hợp lý cả về vấn đề công nghệ, cả về vấn đề an toàn thì phải tạo điều kiện cho người ta đi. Phải có những thông tư hướng dẫn, mở rộng ra để người khuyết tật có thể đi được trên đường trong phần giới hạn an toàn.”

Người khuyết tật có thể được cấp giấy phép lái xe - Ảnh: T.T.D.
Người khuyết tật có thể được cấp giấy phép lái xe. Ảnh: Tuổi trẻ

Góc nhìn của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Buộc nhường đường cho người yếu thế- một quy định nhân văn".

Những quy định pháp luật muốn đi vào thực tiễn đời sống cần thật gần gũi, thiết thực, đáp ứng được những mong mỏi, giải quyết được bức xúc  của người dân trong quá trình sinh hoạt, lao động và đi lại.

Chưa bàn tới những vấn đề vĩ mô như cấp bằng lái cho người khuyết tật phù hợp với tình trạng sức khỏe, loại phương tiện và hiện trạng đường giao thông, riêng việc luật hóa quy định nhường đường cho người yếu thế đã cho thấy tư duy đổi mới của những nhà soạn thảo Dự luật đảm bảo TTATGT đường bộ.

Khoản 5, Điều 10 của dự luật quy định: Bắt buộc người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường an toàn không chỉ tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ.

Đây là vấn đề từng được tuyên truyền ròng rã suốt nhiều năm qua nhưng không mấy hiệu quả. Rất nhiều tuyến phố lớn, đẹp, được cho là bộ mặt của Thủ đô Hà Nội đã bố trí vạch sang đường, thậm chí có cả nút bấm đèn tín hiệu sang đường, song dòng phương tiện vẫn ào ào lướt qua. Đến mức, những thanh niên, khách du lịch bình thường còn cảm thấy lúng túng khi qua đường, thì cơ hội nào cho người yếu thế, những cụ già, trẻ nhỏ và người khuyết tật?

Một hình ảnh rất ấn tượng từng xuất hiện trên mạng xã hội: Đoàn xe cảnh sát hộ tống chính khách nước ngoài bật đèn và còi lao đi trên đường, nhưng khi gặp một chiếc xe buýt trường học đang chờ học sinh lên xe, đoàn hộ tống vốn là xe được ưu tiên đã kiên nhẫn giảm tốc độ và dừng lại.

Hay nếu thường xuyên đi trên phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, nơi đang thi công tuyến trọng điểm vành đai 2 của Hà Nội, bạn sẽ thấy thỉnh thoảng, các tài xế xe buýt cho xe đi chậm hẳn lại dù đường đang ùn ứ, để dành một khoảng trống cho các xe máy đưa đón trẻ đi học từ các ngõ Hòa Bình ùa ra.

Những hình ảnh ấy chứng minh một điều: Ý thức cũng có thể uốn nắn được hiện trạng giao thông.

Và đương nhiên, việc luật hóa buộc nhường đường cho người yếu thế ở mọi nơi trên đường không phải cốt để xử phạt. Nó nhắc nhờ các tài xế rằng, đây là một quy tắc bắt buộc khi lưu thông trên đường, giống như đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, cầm vô lăng phải thắt dây an toàn.

Trong một nền giao thông mà vỉa hè bị lấn chiếm, cầu vượt, hầm bộ hành thất sủng, đi bộ sang đường có lẽ là một hoạt động mạo hiểm. Trong bối cảnh đó, việc nhường nhịn nhau, dù là tự nguyện hay bắt buộc, là điều kiện cần để đảm bảo an toàn lưu thông.

Quy định mới, dù chỉ điều chỉnh một hành vi nhỏ, nhưng lại có tác động lớn đến văn hóa đi lại của người dân./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

Ra mắt trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Chiều ngày 15/4, Bệnh viện Quân y 175 (BVQY) tổ chức Lễ trao Chứng nhận và ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu Chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

// //