Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự án từ thiện 2.000 đồng - Chia sẻ yêu thương

Phóng viên - 05/01/2022 | 14:21 (GTM + 7)

Sau khi tiếp nhận, phân loại, các tình nguyện viên của nhóm E2K sẽ bán đồng giá 2.000 đồng mỗi chiếc quần, áo.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Sau khi tiếp nhận, phân loại, các tình nguyện viên của nhóm E2K sẽ bán đồng giá 2.000 đồng mỗi chiếc quần, áo. 

Tại Hà Nội, đã có rất nhiều các chương trình quyên góp quần áo cũ được khởi động. Đa phần trong số này chỉ dừng lại ở mức vận động quần áo cũ, sau đó phân loại và trao tặng cho người nghèo. Một số khác được duy trì theo hình thức tự chọn, nghĩa là người dân có thể mang quần áo cũ đến địa điểm đặt tủ, và người có nhu cầu cũng đến đó tự lấy bất cứ đồ gì mình mong muốn.

Tuy nhiên, nhóm E2K lại có một cách làm hoàn toàn mới. Sau khi tiếp nhận, phân loại, các tình nguyện viên của nhóm sẽ bán đồng giá 2.000 đồng mỗi chiếc quần, áo. Đây cũng là nguồn gốc cho tên gọi của nhóm, E2K là từ viết tắt của cụm tiếng Anh “Everything With Two Thousand”, nghĩa là mọi thứ đều giá 2.000 đồng…

Nói về sự ra đời của dự án, chị Cao Hải Yến, trưởng nhóm, cho biết nhóm E2K bắt đầu hoạt động từ tháng 8-2016 do các thành viên đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội tự đứng ra tổ chức, với mục đích là hỗ trợ cộng đồng, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt là trẻ em học sinh miền núi… Từ đó đến nay, đã có hơn 100 hoạt động thiện nguyện lớn nhỏ khác nhau được nhóm thực hiện.

“Dự án E2K đã bắt đầu thực hiện được khoảng hơn 5 năm. E2K thì không giống các nhóm khác là kêu gọi tài chính thường xuyên, cái hay của E2K là sử dụng những thứ mà mọi người không dùng đến, tận dụng nguồn lực dư thừa để làm những việc có ích. Ngoài ra, cũng nhân việc gom đồ dư thừa, chống rác thải thì bọn mình cũng trồng cây”, chị Cao Hải Yến nói.

Chị Nguyễn Hồng Tú, một thành viên đã gắn bó với E2K được hơn 3 năm, tâm sự: Có đồng hành với E2K và trực tiếp thực hiện nhiều dự án thiện nguyện, chị mới có thể thấy rõ sự khó khăn, vất vả của nhiều người lao động, của những đứa trẻ nghèo. Một trong số đó chính là chuyến thiện nguyện đầu tiên của chị cùng với E2K: “Chính chuyến đi trao quà đầu tiên cho các bạn ở Cúc Đường, Thái Nguyên đã gây được rất nhiều ấn tượng cho mình, các con cách mình có 120 cây số thôi mà vẫn có những bạn nhà chưa có điện, chưa có nước, ăn hoàn toàn bằng mèn mén, cám ngô, cơm trắng là một hạnh phúc của các con. Ngay sau đó thì quỹ học bổng của E2K ra đời. Đấy là kỷ niệm mà mình nhớ nhất, sau đó thì đi nhiều, thấm thía lắm, xót xa lắm. Thực ra là đã đi vào con đường này thì khó mà đi ra được, tại vì lúc nào cũng ám ảnh, ám ảnh với những hoàn cảnh khó khăn và ám ảnh là mình phải làm một cái gì đấy…”

Từ những hoạt động thiện nguyện đầu tiên là gom góp quần áo và bán với giá 2.000 đồng, E2K đã thực hiện nhiều chuyến đi yêu thương, mang hơi ấm, niềm vui đến cho mọi người. 

Gần đây nhất, đó là chuyến đi của các thành viên của nhóm E2K cùng với 2,5 tấn hàng hoá, vật dụng ủng hộ Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Cán Cấu ở Huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Để có được lượng hàng lớn như thế chỉ trong vài ngày kêu gọi, rất nhiều người đã chung tay chia sẻ. Người góp quần áo, chăn màn, người góp lương khô, người đứng ra kêu gọi giúp, người bỏ công sức chuyên chở và cả những người nhịn đói, thức khuya để soạn đồ… Tất cả đều vì một mùa đông ấm áp hơn cho các em học sinh vùng núi, khi dịch bệnh khiến nhiều người rất khó khăn.

“Khó khăn cả từ trước đến nay của dự án là thiếu người, bọn mình muốn làm rất nhiều việc và rất nhiều việc có thể làm được nhưng nhân sự quá ít. Dù nhân lực ít thì trước đây mình có thể kêu gọi được nhưng dịch COVID-19 làm mình không kêu gọi được, mình cũng không dám kêu gọi vì sẽ có những vấn đề phát sinh và bản thân cộng đồng họ cũng không sẵn sàng. Thì đấy là khó khăn, một khó khăn nữa là vận chuyển, vận chuyển là kinh phí, mà chúng mình vận chuyển rất là xa, đi tới vùng núi thì kinh phí vận chuyển khá lớn. Nếu như được hỗ trợ về nhân sự, vận chuyển thì có lẽ là họat động của nhóm sẽ tốt hơn và hỗ trợ được nhiều người, lan toả được tới nhiều cá nhân hơn".

Những chiến dịch nó căng hoặc công việc quá nhiều thì cảm giác hơi quá tải, nhưng mà thường cảm giác những quả mình gieo, mình vặt lại ngay sau đấy. Ví dụ như mình mất cả tháng trời để gom sách giáo khoa cho các con. Khi vận chuyển lên, nhìn thấy nụ cười của các con, nhìn thấy sự vui sướng của các cô là năm nay chúng nó không phải chia sách rồi, năm nay mình không phải đi xin từng việc rồi, cảm giác ấy nó dễ chịu, thoải mái lắm. Nó giúp mình vực lại sau tất cả công sức mình bỏ ra”.

Dù đã là năm thứ 3 đồng hành với những đứa trẻ vùng núi ở Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Cán Cấu ở Huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, nhưng những gì mà E2K mang đến cho các em học sinh ở đây không chỉ là mì, sữa, thực phẩm, quần áo, sách vở… mà đó còn là niềm vui, những nụ cười.

Sau khi tiếp nhận, phân loại, các tình nguyện viên của nhóm E2K sẽ bán đồng giá 2.000 đồng mỗi chiếc quần, áo. 

Với cô Nguyễn Thị Thuý Hằng, Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Cán Cấu ở Huyện Si Ma Cai, Lào Cai, những nỗi lo sẽ phần nào vơi bớt đi, bữa ăn của các em sẽ đủ chất hơn vì có cá, có lạc, có lương khô, các em còn được uống sữa bổ sung dinh dưỡng, được đắp những tấm chăn mới tinh, dày dặn và ấm áp giữa cái lạnh buốt giá của vùng cao phía Bắc: 

Cô Nguyễn Thị Thuý Hằng chia sẻ: "Trong trường mình, các em là học sinh dân tộc thiểu số và các em ở rất là xa, có những em cách trường 10 cây số, có em thì cách cũng 4, 5 cây. Trong đơn vị trường, mỗi một năm là có khoảng 160-180 học sinh ở bán trú tại trường. Liên quan đến việc học sinh ăn nghỉ tại trường thì chế độ của các em cũng bị cắt giảm. Nhất là năm nay bị cắt giảm nhiều, mỗi em chỉ được hơn 200 nghìn/tháng. Hơn 200 nghìn ấy mà để chi phí cho các em từ gạo, thực phẩm ăn trong cả 1 tháng như thế thì thực sự rất là khó khăn. Thế nhưng 3 năm nay E2K cũng rất chia sẻ, hỗ trợ cho học sinh ở trường, kêu gọi, ủng hộ cho bọn mình từ mỹ tôm, dầu ăn, nước mắm, gạo, cá khô, ngoài ra còn có bánh kẹo, sữa".

Ba năm học này rất ý nghĩa, thiết thực với học sinh. Mà giữ được các em ở trường thì mới dạy học được. Khi khó khăn thì các em ở nhà, mỗi lần kêu gọi thì các em ở rất là xa, các thầy cô có đi gọi thì có phải một vài em đâu, rất là nhiều, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng. Thế nhưng từ việc nhà trường giữ học sinh ở trường, cũng như có sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, đặc biệt là nhóm E2K nên tỷ lệ chuyên cần của đơn vị mình rất là cao, luôn luôn đạt 99% trở lên.

Từ những hoạt động thiện nguyện đầu tiên là gom góp quần áo và bán với giá 2.000 đồng, E2K đã thực hiện nhiều chuyến đi yêu thương, mang hơi ấm, niềm vui đến cho mọi người. 

Chia sẻ thêm về những hoạt động thiện nguyện mà nhóm thực hiện, chị Tú hào hứng kể, trong những năm qua, nhóm E2K đã xây dựng được 12 điểm trường, nhà lưu trú và các công trình tiện ích cho các em học sinh vùng cao ở Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái; hỗ trợ tài chính hàng tháng cho 31 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Thái Nguyên, Lạng Sơn,…, giúp các em ổn định cuộc sống, có thêm nỗ lực học hành. Ngoài ra, nhóm cũng duy trì việc tổ chức các chương trình, hoạt động như tặng quần áo, sách vở, vật dụng, thực phẩm cho các hoàn cảnh khó khăn, trồng cây xanh, cây ăn quả, hay hỗ trợ các vật dụng y tế phòng dịch Covid-19…

Trong thời gian tới, nhóm E2K vẫn sẽ tiếp tục thực hiệc các hoạt động như hiện nay, cố gắng mở rộng quy mô tới càng nhiều người càng tốt. 

Khi được hỏi: “Lý do nào đã giúp chị và nhóm gắn bó với công việc thiện nguyện này trong nhiều năm?” Chị Tú, chị Yến chỉ cười…

Cõ lẽ, với họ, đây không chỉ là việc nên làm, một công việc mà họ toàn tâm toàn ý, mà đó còn là việc chia sẻ yêu thương đến cho mọi người, để góp phần giúp Việt Nam ngày một tươi đẹp hơn.

---

Các bạn thân mến, nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 15 – 21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động rất mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó, lên mức 2.329 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng đỉnh trong 7 tháng qua.

// //