Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đốt rác phát điện, vì sao nhiều dự án 'đứt gánh giữa đường'?

Phóng viên - 31/03/2021 | 5:46 (GTM + 7)

Một số doanh nghiệp có ý định đầu tư vào các dự án điện rác nhưng sau khi vấp phải sự “lạnh nhạt” đã rút lui. Chỉ khi cơ chế rộng mở, thủ tục hành chính đơn giản thì mới thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải rắn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Một góc bãi rác Đa Phước. Ảnh: Vietnamnet

9.500 tấn là lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày được thu gom trên địa bàn TP.HCM. Lượng rác này tăng thêm khoảng 10%/năm, đã và đang gây ra áp lực lớn đến hạ tầng tiếp nhận và xử lý rác thải của thành phố.

Phần lớn lượng rác thải hiện nay đang được xử lý theo phương thức chôn lấp. Biện pháp xử lý này đã bộc lộ nhiều ô nhiễm thứ phát cho môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Đơn cử là trường hợp người dân phía Tây Nam thành phố thường xuyên phải chịu cảnh “đến hẹn lại hôi” từ Bãi rác Đa Phước.

"Tất cả các căn hộ ở Phú Mỹ Hưng từ hồi xưa đều không dùng đến máy lạnh vì trên cao rất mát, tuy nhiên, đến mùa rác là ngày nào cũng phải đóng kín mít cửa chạy máy lạnh suốt".

"Chị còn ước ao là chị có thể thu lại cái mùi hôi thối ấy để chị có thể mang đến cuộc họp đấy. Bởi vì có những ngày em ngửi đó là mùi rác, có những ngày em ngửi nó như là mùi phân. Mình không thể chịu được luôn.".

"Mỗi lần trời mưa xuống hôi kinh khủng, bưng tô cơm ăn mà nuốt không nổi luôn".

Trước sức ép xử lý rác, UBND TP.HCM đã gấp rút triển khai giải pháp xã hội hóa đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ hiện đại đốt rác phát điện. Hơn 20 nhà đầu tư từ nhiều quốc gia như Nhật Bản, Châu Âu, Nga, Hoa Kỳ… đã tham gia dự thầu đầu tư xử lý rác thải. Kết quả đã có 4 dự án được chọn triển khai. Dự án đầu tiên đi vào triển khai sớm nhất phải kể đến là của Công ty CP Vietstar, được khởi công năm 2019.

Theo đó, nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện có công suất 2.000 tấn/ngày. Lượng điện sạch phát sinh sau xử lý có công suất khoảng 40MW  và dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2020.

Tham dự tại lễ khởi công, Chủ tịch UBND TP.HCM – Nguyễn Thành Phong đã nhấn mạnh, Thành phố sẽ cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để dự án này hoàn thành:

“Sự kiện khởi công nhà máy hôm nay đã minh chứng rõ ràng cho sự đồng lòng phối hợp hết sức tích cực hiệu quả giữa doanh nghiệp và các cấp chính quyền của Thành phố. Thành phố cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc triển khai dự án và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho sự thành công của dự án tại thành phố Hồ Chí Minh.”

Tuy nhiên, trao đổi với Phóng viên Kênh VOVGT, ông Ngô Như Hùng Việt, Tổng Giám đốc Công ty Vietstar cho biết sau khi khởi công vẫn chưa được TP.HCM hỗ trợ các thủ tục pháp lý từ phía các cơ quan ban ngành để tiếp tục hoàn thành công trình. Hiện tại, nhà máy đốt rác phát điện từng khởi công rất rầm rộ đến thời điểm này phải nằm chờ trong mòn mỏi:

“Nhà nước thúc đẩy, khuyến khích. Nhưng đến khi đi vào triển khai thì nảy sinh ra đủ thứ chuyện, muốn lấy một cái giấy phép đâu phải 3 tuần đâu, 1 năm chưa xong, đủ thứ hết. Sở này thì nói không được, Sở kia thì nói chưa đúng theo quy chuẩn của luật này, luật kia cứ dùng dằn qua dùng dằng về, thành thử chúng tôi cũng chới với, không làm gì được hết vì đến bây giờ vẫn không có được một cái giấy phép”.

Nhà máy Xử lý rác sinh hoạt Vietstar xử lý rác bằng công nghệ đốt phát điện, công suất 2.000 tấn/ngày. Ảnh: Sài Gòn giải phóng

Ngoài ra, ông Ngô Như Hùng Việt cũng cho biết khi không thể xử lý rác một cách triệt để bằng phương pháp đốt phát điện, phần rác dư thừa sau khi được công ty phân tách tái sử dụng làm phân bón thì sẽ được phía đơn vị trả lại và chôn lấp.

Đó là chưa kể, số rác đã qua phân loại công ty chờ có nhà máy để đốt phát điện nên thời gian qua Công ty có bị nhắc nhở về lượng rác tồn đọng. Hiện công ty đã xử lý đúng theo yêu cầu về môi trường.

“Mấy anh không đưa giấy phép cho tôi thì nhà máy tôi không hoàn thành. Bây giờ những cái mà để tôi đốt thì không có chỗ để tôi dùng. Sau đó, tôi thương thảo với phía thành phố thì họ nói trả lại bớt một phần và hiện tại thì mình mang đi chôn lấp ở bãi số 3”

Tương tự với trường hợp của công ty Vietstar là Công Ty nhịp cầu Việt Đức khi 4 năm qua dự án đốt rác phát điện vẫn chưa được phê duyệt và không có một hướng dẫn cụ thể từ phía Bộ tài nguyên môi trường. Ông Mai Huy Tân, Chủ tịch HĐQT công ty chia sẻ:

“Hiện nay cả Bộ Xây dựng hoặc cả Bộ Tài nguyên Môi trường chưa có một tiêu chí hướng dẫn hoặc có tính chất định hướng cho tất cả các địa phương trong cả nước là cần phải có những tiêu chí gì để lựa chọn công nghệ”.

Trong khi người dân bức xúc với nhà máy đốt rác xả thải ra môi trường, công nghệ chôn lấp phát sinh mùi hôi khó chịu thì nhiều nhà đầu tư lại bức xúc vì dự án xử lý chất thải công nghệ đốt lại không được triển khai trên thực tế.

Theo GS.TS Đặng Kim Chi Chủ tịch Hội đồng khoa học kỹ thuật Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, để giải quyết triệt để bài toán rác thải cần có sự thay đổi về tư duy quản lý với việc lựa chọn các công nghệ này:

“Có thể thay đổi công nghệ xử lý rác thông thường bằng chôn lấp này bằng một số công nghệ mới điều đó là đúng và cần thiết, công nghệ đó phải phù hợp với việt nam về mặt kinh tế, về môi trường và phải thực sự hiệu quả”.

Xử lý rác ban đêm tại trạm trung chuyển chất thải sinh hoạt Quang Trung, quận Gò Vấp. Ảnh: Sài Gòn giải phóng

Có thể thấy, hiện nay một số doanh nghiệp có ý định đầu tư vào các dự án điện rác nhưng sau khi vấp phải sự “lạnh nhạt” của các địa phương thì đã rút lui. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật, các quy trình, thủ tục còn vướng mắc giữa các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng trong lĩnh vực quản lý chất thải sinh hoạt đô thị, đồng thời cụ thể hóa chính sách ưu đãi đầu tư.

Chỉ khi cơ chế rộng mở, thủ tục hành chính đơn giản thì mới thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải rắn.

Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: “Đốt rác phát điện – Nhiều dự án “đứt gánh giữa đường” .

TP.HCM là một đô thị đặc biệt, với dân số hơn 13 triệu người, đông nhất cả nước. Ước tính mỗi ngày, toàn thành phố có khoảng 9.000 tấn rác thải sinh hoạt cần phải xử lý. Nhiều năm qua, để xử lý lượng rác thải khổng lồ này, ngoài một phần được đốt để làm phân bón, thành phố vẫn phải sử dụng biện pháp chủ yếu là chôn lấp thủ công, gây nhiều hệ lụy.

Các bãi rác được chôn lấp ở nhiều nơi luôn bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, nhất là vào mùa mưa.

Lãnh đạo UBND thành phố đã nhiều lần khẳng định, không thể chấp nhận  một thành phố là trung tâm kinh tế của cả nước, tiến lên văn minh hiện đại mà lại không có một nhà máy xử lý rác cho” tử tế”. Kết quả là sau nhiều nỗ lực và mời gọi, đến năm 2019, TP cũng có 3 nhà máy đốt rác phát điện được khởi công.

Các nhà máy này được kỳ vọng sẽ giúp giảm được một nửa lượng rác phải chôn lấp và đến năm 2025, lượng rác phải chôn lấp chỉ chiếm khoảng 20%. Đây là một con số lý tưởng nếu được thực hiện; giúp cho thành phố giải quyết bài toán đau đầu khi mà lượng rác thải mỗi năm tăng hơn 10% như hiện nay.

Tuy nhiên trái ngược với mong muốn và kỳ vọng,các nhà máy đốt rác phát điện giờ đây đều có chung tình trạng là” đứng hình”; lượng rác nhập về nhiều hơn dự kiến nhưng không thể xử lý như kế hoạch. Nguyên nhân là nhà máy đốt rác phát điện chỉ mới động thổ, khởi công sau đó nằm im lìm vì không được cấp phép.

Nhiều chủ đầu tư cho biết, mặc dù họ đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để thuê, mua đất làm mặt bằng và tiến hành một số hạng mục quan trọng, kể cả công nghệ xử lý đốt rác cũng như máy móc phát điện khi đấu nối nhưng tất cả phải ngưng trệ nhiều năm nay.

Để có thể được cấp phép hoạt động, các doanh nghiệp cũng đã lập đề án, dự án cụ thể, chi tiết với đầy đủ các căn cứ pháp lý, khoa học , kể cả về giá cả đầu ra đầu vào đối với từng m3 rác song không hiểu sao đến giờ vẫn chưa có giấy phép để hoạt động? Các sở, ngành của thành phố cũng đã thành lập đoàn liên ngành với trách nhiệm là hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn nhưng khi trình lên cấp có thẩm quyền cấp phép lại vẫn chưa được ký duyệt.

Ngoài lấn cấn về các vấn đề công nghệ kỹ thuật do ngành tài nguyên và môi trường Trung ương và địa phương quản lý, các nhà máy đốt rác phát điện lại phải chịu sự kiểm tra giám sát của ngành công thương của hai cấp này. Với” một rừng” các thủ tục như vậy nhiều doanh nghiệp than là rất đuối; hết sức mệt mỏi.

Lãnh đạo UBND TP.HCM cũng đã nhiều lần yêu cầu các sở, ngành ngồi lại với nhau để giúp các doanh nghiệp có được giấy phép hoạt động nhưng việc đâu vẫn hoàn đó. Rác tiếp tục được các doanh nghiệp nhập vào để vừa tái chế làm phân bón nhưng không thể đốt vì không có nhà máy, khiến ô nhiễm môi trường từ các khu chứa rác ngày càng trầm trọng.

Hậu quả là chính các doanh nghiệp này luôn bị thanh tra, kiểm tra nhắc nhở là vi phạm về môi trường.

Rõ ràng, xử lý rác theo hình thức đốt đã là một quy trình công nghệ mới đòi hỏi sự phân loại kỹ càng, khoa học; không phải rác nào cũng có thể nung cháy.

Riêng việc đốt rác, phát điện càng đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu, công nghệ ở mức độ cao hơn nhiều. Do vậy, UBND TP.HCM và các Sở, ngành của thành phố, nhất là ngành tài nguyên và môi trường nếu không thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ thiết thực, các dự án nhà máy đốt rác phát điện hiện hữu của thành phố có nguy cơ” đứt gánh giữa đường”.

Thành phố đông dân nhất cả nước này sẽ lại tiếp tục loay hoay với bài toán rác thải hàng ngày cực lớn nhưng không sao có hướng giải quyết thỏa đáng. Môi trường của thành phố tiếp tục bị đe dọa, ô nhiễm  vì rác thải mỗi ngày./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, tạo hành lang Đông - Tây cho khu vực phía Nam.

Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Nghỉ lễ 30/4: Nhiều người 'bỏ' máy bay, doanh thu công ty du lịch giảm tới 80%

Nghỉ lễ 30/4: Nhiều người "bỏ" máy bay, doanh thu công ty du lịch giảm tới 80%

Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đây là thời điểm nhiều người dân lựa chọn đi du lịch hoặc về quê thăm người thân. Năm nay, giá vé máy bay có xu hướng tăng cao hơn mọi năm, xu hướng du lịch, nhu cầu đi lại của người dân có sự thay đổi như thế nào?

Để phát huy tiện ích của vé xe buýt “ảo”

Để phát huy tiện ích của vé xe buýt “ảo”

Hà Nội đã khai trương thẻ vé thẻ phi vật lý cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Hành khách không còn phải chờ đợi để dán vé xe buýt hàng tháng, đơn vị vận hành cũng giảm bớt thủ tục, chi phí quản lý. Tuy nhiên, hiện chưa nhiều hành khách biết và sử dụng vé “ảo”.

Thủ tướng yêu cầu xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng

Thủ tướng yêu cầu xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng

Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu "xử lý ngay và luôn" tình trạng giá vàng miếng trong nước và quốc tế chênh lệch cao.

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Những thanh âm của phố phường Hà Nội từ xưa đến nay đã tô điểm cho Hà Nội thêm phần thi vị, trong đó có thanh âm của những tiếng rao. Những tiếng rao cất lên từ những con người mưu sinh rong ruổi trên phố phường Hà Nội.

Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...

Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...

Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2021-2030, tuy nhiên, dù đã trải qua gần 1 nửa chặng đường nhưng số dự án nhà ở xã hội đến được người cần là chưa đáng kể.

// //