Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đồng cảm và trách nhiệm: 'Chìa khóa' an toàn qua mùa dịch

Phóng viên - 11/02/2021 | 17:54 (GTM + 7)

COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, việc nêu cao ý thức, trách nhiệm, sự trung thực của từng cá nhân để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng đóng yếu tố quyết định.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Công an tống đạt các quyết định xử phạt vi phạm hành chính những trường hợp cố tình trốn tránh khai báo y tế khi đi qua vùng dịch - Ảnh: Công an thị xã Đông Triều cung cấp

Những ngày qua, tình hình dịch COVID-19 trên cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, với việc xuất hiện nhiều ca mắc mới trong cộng đồng. Tuy nhiên, trong khi Chính phủ đang dồn mọi nguồn lực để tập trung dập dịch, có một bộ phận người dân lại không đồng lòng, thậm chí thực hiện những hành vi có thể xuyên thủng phòng tuyến ngăn dịch bệnh.

Điển hình là sự việc 4 thanh niên ở Đông Triều (Quảng Ninh) và Kinh Môn (Hải Dương) bị xử phạt 100 triệu đồng vì cố tình trốn qua chốt kiểm soát, hay việc một cửa hàng bán phở ở Hạ Long bị xử phạt 15 triệu và đình chỉ kinh doanh vì để đông người vào ăn, sau đó ngăn chặn cán bộ vào phun khử khuẩn.

Đáng chú ý, theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 20% các bệnh nhân mắc COVID-19 khi được phát hiện và liên hệ đã không hợp tác với cơ quan chức năng, chưa kể hàng trăm F1 không chủ động khai báo tình thế nguy cấp, từ chối giao tiếp với lý do “tôi vẫn khỏe”, gây nhiều khó khăn cho công tác truy vết cũng như làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Trao đổi với phóng viên, một số thính giả bày tỏ quan điểm:

“Dịch là dịch chung, rất nguy hiểm, nếu không chung tay, không khai báo thành khẩn thì không chỉ hại mình mà còn hại cả xã hội nữa. Đó là điều cần lên án và đồng thời có biện pháp để giáo dục răn đe nếu không ảnh hưởng rất lớn".

“Bây giờ không may để lọt một trường hợp là chết. Mình phải xử nghiêm những trường hợp trốn, hai là không khai báo. Nếu phát hiện đúng người thì phải phạt ngay và đưa lên vô tuyến ngay”.

Trước tình trạng này, các ngành chức năng và các địa phương đã và đang nhanh chóng triển khai hàng loạt biện pháp thiết thực nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng chống dịch, như dừng các hoạt động lễ hội, sự kiện tập trung đông người, tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở dịch vụ như quán bar, karoke, quán điện tử... đảm bảo giãn cách tại các cửa hàng kinh doanh ăn uống, café, giải khát.

Những động thái này đang nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía người dân:

“Cách ly càng lâu càng tốt, có khi hàng tháng để dập hẳn đi mới được. Theo tôi thì tất cả các cửa hàng dịch vụ, chỗ đông người thì nghiêm cấm luôn. Bảo đi ăn thì đồng ý là đói thì ăn. Nhưng ăn như thế nào thì phải đảm bảo để cách ly. Chứ bây giờ có những nhà hàng ngồi mấy chục người thì sao mà tránh được”.

“Khi đi ra đường thì phải tuân thủ chấp hành nghiêm quy định của Chính phủ về phòng chống dịch COVID. Điều đấy là cho chính bản thân mình, gia đình mình, cộng đồng xã hội. Mình cũng hi vọng là toàn thể nhân dân cả nước, mỗi người đều có ý thức trách nhiệm để cùng Chính phủ làm tốt việc ngăn chặn COVID.”

Được biết, trên tinh thần phải đặt an toàn của người dân là trên hết, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã yêu cầu tất cả những người đi qua vùng dịch và đi từ vùng dịch về phải thực hiện khai báo y tế. Trường hợp cố tình trốn khai báo y tế, Ban Chỉ đạo đề nghị các nhà mạng lớn cắt thuê bao vĩnh viễn sau khi đã nhắn tin nhắc nhở, đồng thời xử lý nghiêm để làm gương.

Người dân cần chủ động khai báo y tế nếu đi qua vùng dịch và đi từ vùng dịch về. Ảnh: Internet

Bày tỏ quan điểm với VOV Giao thông, PGS.TS Nguyễn Huy Nga – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, trong khi công tác dập dịch đang được tiến hành khẩn trương để đảm bảo người dân đón Tết an lành, người dân cần thể hiện trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng bằng cách chủ động tuân thủ các quy định phòng dịch.

“Bây giờ đang mùa đông, chuẩn bị Tết, người đi lại rất đông, nếu dịch bệnh bùng phát, khả năng phát tán rất mạnh. Người dân phải luôn cảnh giác, thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, đặc biệt là nơi công cộng, khi đi tàu, xe khách, máy bay. Người dân tự bảo vệ mình là chính. Có triệu chứng khác thường về đường hô hấp phải đến bệnh viện. Người già, có nhiều bệnh nền phải cảnh giác rất cao.”

Đề cập về việc một số người dân, người lao động từ các vùng dịch Covid-19 về quê ăn Tết bất chấp các quy tắc phòng dịch, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc bệnh viện Phổi Trung ương khẳng định, đó là hành vi đe dọa trực tiếp đến hiệu quả chống dịch:

“Người trong vùng dịch, có nguy cơ thì cần hạn chế đi lại, cố định ở đấy theo đúng chỉ đạo, nếu tránh chuyện kiểm soát, tự ý đi lại thì là hành vi vi phạm. Nó nguy hiểm ở chỗ, nếu cá nhân đó mang bệnh sẽ lan ra bên ngoài. Cần biết trên máy bay có một người đã lan truyền cho rất nhiều người. Trên ô tô còn có khoang chật hẹp hơn, ngoài giọt bắn trực tiếp, còn là tay vịn, tất cả cửa nắm, hệ thống lại đóng kín cực kỳ nguy hiểm. Ô tô 4 chỗ, 7 chỗ hay xe khách đều có nguy cơ lớn. Mà mình đã trốn tránh thì lại không được ai kiểm soát.”

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cho rằng, thời gian qua, đất nước đã hi sinh nhiều lợi ích để đảm bảo an toàn cho người dân. Vì vậy, để đợt dịch lần này được dập sớm nhất có thể, để chúng ta có những ngày Tết an lành, rất cần người dân chung tay với công tác phòng chống dịch. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương phải vào cuộc điều tra, triệt phá các đường dây đưa người nhập cảnh trái phép, vận chuyển người từ các vùng dịch tản ra các địa phương khác, trốn kiểm dịch.

“Có hiện tượng một vài nhà xe gom khách từ các vùng có dịch chở đi nơi khác. Các địa phương cần hết sức lưu ý, tức họ gom khách lẻ trốn khỏi cơ sở cách ly ở các tâm dịch. Đó là điều hết sức nguy hiểm”

Trong cuộc làm việc với ban chỉ đạo phòng dịch ở Hải Dương mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 gửi thông điệp tới người dân: Sự trung thực và trách nhiệm vì cái chung là điều quan trọng nhất lúc này.

“Chỉ mong nhân dân ở vùng có dịch hãy dùng tối đa các phương tiện, công cụ truyền thông xã hội để cung cấp cho Tổ thông tin, Bộ Y tế, BCĐ quốc gia thông tin truy vết về những người đã tiếp xúc với mình trong khoảng thời gian từ đầu năm đến nay, kêu gọi những người này dù đang ở đâu, cũng khai báo y tế và cung cấp thông tin truy vết. Hành động này không chỉ để bảo vệ bản thân, mà còn vì sự an bình của cả đất nước".

Ngành y tế làm nhiệm vụ tại khu chung cư. Ảnh:
Ngành y tế làm nhiệm vụ tại khu chung cư. Ảnh: Lao động

Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: “Đồng cảm trong mùa dịch”.

Trong một cuộc trao đổi về công tác truy vết, khai thác dịch tễ các ca F0, một thành viên tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng chống Covid-19 cho biết, rất ít trường hợp khai được đầy đủ ngay trong lần đầu tiên khi được liên hệ.

Có 2 lý do: Họ rất khó nhớ được những diễn biến trong vòng 10 ngày trước đó; Và có sự e ngại khi chia sẻ thông tin cá nhân. Vấn đề này đòi hỏi kỹ thuật khai thác, các mẫu lấy thông tin mang tính logic, khoa học.

Từ câu chuyện này, có thể thấy, đằng sau những thông tin chưa chính xác phát ra từ người mắc bệnh, có những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Không phải cứ khai báo sai sự thật là gian dối. Không phải ai đi lại nhiều, tiếp xúc nhiều là cố tình gieo rắc dịch bệnh. Nghề nghiệp buộc họ phải gặp nhiều người, bản thân họ không biết bị nhiễm SarsCoV2 vì 80% ca bệnh không có triệu chứng.

Họ cũng là nạn nhân của dịch bệnh.

Dư luận cần tỉnh táo, đặc biệt là cộng đồng mạng, giới truyền thông phải thận trọng trước khi đưa bất cứ thông tin cá nhân ai đó mà chưa tường tận bản chất vấn đề. Đã có nhiều trường hợp bị tâm lý kép, vừa phải lo chữa bệnh, lo cho gia đình, người thân, vừa lo sức ép, thậm chí những lời mắng nhiếc, chửi bới từ dư luận.

Những ai cố tình trốn cách ly, kiểm dịch, cố tình khai man, giấu giếm, gian dối lịch trình, gây ảnh hưởng tới công tác phòng dịch đều đã bị cơ quan chức năng cảnh cáo, xử lý. Đó mới là đối tượng cần lên án.

Mục tiêu ưu tiên của công tác khoanh vùng, truy vết là tìm bằng được thông tin chính xác đường đi của dịch bệnh. Vì vậy, khuyến khích thay vì gây sức ép; đồng cảm thay vì vùi dập, đó là cách tốt nhất để người mắc bệnh hợp tác, cung cấp thông tin.

Đồng cảm vốn là một cảm xúc tự nhiên, mang tính thụ động, tức sự nhân bản cảm xúc hay hành động của người khác. Nhưng đồng cảm trong thực tiễn đời sống cũng được coi là một kỹ năng. Đó là việc đặt bản thân vào hoàn cảnh, suy nghĩ, cảm xúc của người khác để hiểu, quan tâm và chia sẻ với họ.

Những cái tít lạnh lùng, tìm bằng được câu chữ liên quan tới một ngành nghề dịch vụ nhạy cảm; những kết luận, trách cứ vội vàng một cá nhân có lịch trình dày đặc; những sự hả hê khi nhấn chìm một thân phận dưới “biển” comment chửi rủa - Mạng xã hội những ngày qua có thừa những giễu cợt, kỳ thị, châm biếm mà thiếu vắng sự đồng cảm, đồng lòng trong hoạn nạn./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

// //