Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đồng bằng sông Cửu Long với nỗi lo đầu năm học mới (Bài 1): Bộn bề vì thiếu trường lớp

Phóng viên - 12/08/2019 | 7:50 (GTM + 7)

Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ phòng học, lớp học, tỷ lệ phòng học kiên cố hóa bình quân thấp nhất cả nước.

Cơ sở vật chất trường học vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều thiếu thốn

Theo số liệu báo cáo tại Hội nghị đánh giá thực trạng giáo dục mầm non, phổ thông tháng 5-2019, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ lệ phòng học, lớp học, tỷ lệ phòng học kiên cố hóa bình quân thấp nhất cả nước.

Tính đến giữa tháng 7 vừa qua, nhiều địa phương trên cả nước đã công bố khung thời gian năm học 2019 – 2020. Trong đó, ba tỉnh ở ĐBSCL có thời gian nhập học sớm nhất, bắt đầu từ ngày 5/8/2019, bao gồm Kiên Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh; phần lớn các địa phương còn lại, học sinh sẽ trở lại trường cùng bạn bè, thầy cô vào ngày 19/8 sắp tới đây.

Mang tâm lý chung của không ít các bậc phụ huynh khi chuẩn bị cho con, em đến lớp, Chị Diễm Trang – một phụ huynh ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ canh cánh nhiều nỗi lo khi sắp tới đây con mình sẽ bắt đầu một cấp học mới với nhiều điều bỡ ngỡ. Chị hy vọng có thể tìm được một môi trường giáo dục tốt để con phát triển:

"Con mình năm nay vào lớp 1, mình cũng có nhiều băn khoăn lắm, với lại con đầu lòng, rồi theo chương trình mới bây giờ mình không có nhiều kinh nghiệm cho lắm. Mình đợi thông báo từ nhà trường. Lúc đầu chọn trường cho con mình cũng suy nghĩ, lựa chọn trường nào có cơ sở vật chất tốt chút xíu để con mình có môi trường học tập tốt hơn".

Theo số liệu báo cáo tại Hội nghị đánh giá thực trạng giáo dục mầm non, phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ GDDT tổ chức vào tháng 5 cho thấy, các tỉnh ĐBSCL hiện có 2.029 trường mầm non, 3.101 trường tiểu học, 1.407 trường THCS, 377 trường THPT. Đây là vùng có tỷ lệ phòng học, lớp học, tỷ lệ phòng học kiên cố hóa bình quân thấp nhất cả nước.

Hội nghị đánh giá thực trạng giáo dục do Bộ GD-ĐT tổ chức tháng 5-2019

Đối với giáo dục mầm non, để ĐBSCL có điều  kiện về phòng học và thiết bị dạy học ngang bằng cả nước cần đầu tư bổ sung 2.400 phòng học, cải tạo, nâng cấp 2.100 phòng học, trong đó chưa tính đến số lượng phòng học còn thiếu khi huy động trẻ đến trường bằng với mặt bằng chung của cả nước.

Ở bậc tiểu học, để ngang bằng mức trung bình của cả nước ĐBSCL cũng cần đầu tư mới khoảng 900 phòng học, cải tạo, nâng cấp khoảng 4.300 phòng học; bậc THCS cần đầu tư cải tạo, nâng cấp khoảng 1.857 phòng học; bậc THPT cần đầu tư cải tạo, nâng cấp khoảng 223 phòng học. Đó là chưa nói tới số phòng học bộ môn cần đầu tư mới và đầu tư trang thiết bị dạy học.

Đối với thành phố Cần Thơ, xác định công tác trọng tâm của năm học là đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất phục vụ cho chương tình giáo dục mới, thành phố đã ưu tiên các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục cho hơn 246.700 học sinh từ bậc học mầm non đến THPT bước vào năm học 2019-2020.

Cách làm của địa phương này là thực hiện phân cấp quản lý về ngân sách, xây dựng đầu tư cơ sở vật chất thiết bị trường học, giao cho quận, huyện quản lý các dự án từ trường THCS đến mầm non. Do đó, tiến độ đầu tư đạt yêu cầu đặt ra hàng năm.

Năm 2018 vừa qua, thành phố đã đầu tư trang thiết bị dạy học đảm bảo thực hiện nhiệm vụ năm học là 62,1 tỷ đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ cho các trường đạt chuẩn quốc gia theo danh mục và tái chuẩn là 40 tỷ đồng.  Tuy nhiên, theo Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, khó khăn lớn của ngành trong tổ chức dạy và học 2 buổi/ngày là thiếu phòng học; điều kiện CSVC, trang thiết bị chưa được đảm bảo; thiếu đội ngũ giáo viên,…

Đến nay, toàn TP thiếu 396 phòng học để đảm bảo 1 phòng/lớp, 48 trường còn thiếu các phòng chức năng, thiếu khoảng 218 giáo viên tiểu học để đảm bảo 1,5 GV/lớp. Đề cập đến công tác chuẩn bị cho năm học mới, bà Trần Hồng Thắm- Giám đốc Sở GD&ĐT TP. Cần Thơ thông tin:

"Thành phố đặc biệt quan tâm trong việc phân bổ ngân sách cũng như là các nguồn đầu tư cho giáo dục… thì đều đảm bảo hết. Do đó, trong quá trình chuẩn bị cho năm học, thì các địa phương cũng đặc biệt ưu tiên cho giáo dục, do đó điều kiện tối thiểu cũng được đảm bảo. Với sự chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên thì các đơn vị cũng đã chấp hành khá nghiêm túc đảm bảo các yêu cầu cho năm học mới".

Còn tại Hậu Giang, những ngày hè vừa qua, ngành giáo dục địa phương đã chỉ đạo các trường kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị. Những hạng mục nào cần sửa chữa nhỏ thì trường huy động nguồn lực để thực hiện; còn sửa chữa lớn thì lập kế hoạch để bổ sung kinh phí. Từ nguồn vốn tài trợ, địa phương xem xét nhu cầu từng trường để bổ sung bàn ghế, sửa chữa nhà vệ sinh cho một số trường học đang bị xuống cấp, cần thiết.

Ông Trần Đình Chiến – GV trường THCS Trường Long A, huyện Châu Thành A, Hậu Giang cho biết, để chuẩn vị cho năm học mới, tập thể nhà trường đã bắt đầu làm việc từ ngày 1/8, học sinh cũng được tập hợp lại đầy đủ:

Năm nay trường đón 500 học sinh, chia 13 lớp, tập thể nhà trường có 26 GV đứng lớp. Trường và một số học sinh cũng tiến hành sữa chữa cơ sở vật chất trang thiết bị để phụ vụ năm học mới. GV cũng sắp xếp thống kê trang thiết bị để trường mua sắm thêm. Về cơ sơ vật chất trường lớp thì đảm bảo đủ học 2 buổi nhưng phòng chức năng, thí nghiệm cho học sinh làm việc thực tế với chuyên môn thì chưa đầy đủ. Đầu năm có thống kê thiếu bao nhiêu mua bấy nhiêu để phục vụ năm học tuy nhiên năm nào cũng mua nhưng hầu như năm nào cũng thiếu nên cũng chờ mạnh thường quân hỗ trợ tiếp.

Có thể nói, nhiều năm về trước, cứ đến năm học mới là tỉnh Hậu Giang lại gặp nhiều khó khăn về trường lớp, giáo viên, trong đó có huyện Phụng Hiệp. Nói về thực trạng này, ông Trần Không Dận – PCT UBND huyện Phụng Hiệp cho biết: 

"Ngay từ khi mới kết thúc năm học thì UBND huyện đã chỉ đạo cho ngành giáo dục huyện phối hợp vơi địa phương, rà soát lại số lượng học sinh đến độ tuổi đi học và cho đăng kí. Đã bắt đầu đăng kí từ hồi tháng 7. Bên cạnh đó khảo sát các điểm trường để đầu tư sữa chữa, đến nay đã sữa chữa 15 trường đưa vào năm học mới. Địa bàn Phụng Hiệp có 68 trường với 184 điểm dạy, có những trường xây dựng hồi năm 1984 nên đã xuống cấp, huyện đã đề xuất với tỉnh chi kinh phí 45 tỉ để sữa chữa. Song song đó vận động mạnh thường quaa đóng góp cũng được 15 tỉ xây trường như vậy nó giảm được số trường tra lá tạm bợ. Những trường chưa đạt chuẩn thì đang cố gắng xây mới hoặc sữa chữa để đạt chuẩn".

Tại Trà Vinh, kết thúc năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 474 trường gồm: 118 trường mầm non, 213 trường tiểu học, 100 trường THCS, 35 trường THPT và tám Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp dạy nghề (GDTX - HNDN). Theo Sở GDDT tỉnh, bình quân mỗi xã trên địa bàn có hơn hai trường tiểu học, một trường THCS; mỗi huyện, thị xã có từ ba đến sáu trường THPT và Trung tâm GDTX - HNDN, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh.

Sau nhiều năm đẩy mạnh kiên cố hóa, cơ sở vật chất trường lớp học ở Trà Vinh đã có nhiều đổi thay. Tuy nhiên, dù đạt được một số kết quả nhưng việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn. Cấp học mầm non phân tán, còn nhiều điểm học lẻ ghép chung tiểu học, cho nên việc xây dựng trường chuẩn gặp nhiều khó khăn. Một số trường vẫn chưa được đầu tư phòng học bộ môn ngoại ngữ, phòng thí nghiệm và phòng máy tính; phần lớn thư viện được công nhận đạt chuẩn về tài liệu, thiết bị và tổ chức hoạt động, nhưng do các trường tận dụng phòng học để làm phòng thư viện, không đúng quy cách thiết kế, chưa đạt về diện tích tối thiểu.

Tại huyện Kiên Lương (Kiên Giang), năm học 2019-2020 toàn huyện dự kiến huy động được trên 14 ngàn học sinh, ở 448 lớp từ khối mầm non đến trung học cơ sở. Trong đó, cấp học mầm non có 72 nhóm lớp, với 2.226 trẻ; tiểu học là 266 lớp, 7.818 em và Trung học cơ sở là 4.045 em ở 110 lớp.  

Ông Đặng Hùng Cường, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kiên Lương, cho biết, nhằm đảm bảo cho công tác huy động trẻ đến trường và công tác giảng dạy cho năm học mới, ngay từ khi kết thúc năm học 2018-2019, ngành giáo dục huyện Kiên Lương đã chỉ đạo các điểm trường rà soát những phòng học xuống cấp có kế họach duy tu, sửa chữa kịp thời để đảm bảo cho năm học mới.

Từ đó, tham mưu với các cấp ủy, chính quyền bổ sung nguồn kinh phí trên 1 tỷ đồng cho việc sửa chữa cơ sở vật chất, trường lớp, phục vụ cho công tác dạy và học. Đồng thời, trong năm học này huyện đưa vào sử dụng 27 phòng học mới, trị giá trên 22 tỷ đồng, nhờ đó đến nay huyện đã đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy. 

Cô trò hân hoan đón năm học mới (Ảnh minh họa)

Tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2018 – 2019, triển khai nhiệm vụ 2019 – 2020 diễn ra vào ngày 6/8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ - Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các địa phương rà soát lại quy hoạch mạng lưới trường, lớp, nhất là mầm non và phổ thông để bố trí quỹ đất xây dựng mạng lưới trường học; giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu trường học trên địa bàn có khu, cụm công nghiệp; ngành GD&ĐT, địa phương rà soát sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ; đồng thời, có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian tới,…

Có thể nói, bằng sự quan tâm sâu sát của chính phủ, sự nỗ lực của ngành giáo dục ở mỗi địa phương, thầy và trò ĐBSCL hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một năm học mới chất lượng và hiệu quả - năm học bản lề để tiến tới triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nghe toàn bộ chương trình tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //