Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đổi rác thải nhựa lấy thẻ bảo hiểm y tế

Phóng viên - 19/07/2021 | 10:31 (GTM + 7)

Rác thải, phế liệu được phân loại, gom tại nhà rồi bán, lấy tiền mua thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT) tặng những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn là những việc làm thiết thực đã và đang được các cấp Hội liên hiệp Phụ nữ hậu Giang thực hiện.

Từ đó, góp phần bảo vệ môi trường, vừa thể hiện tinh thần tương thân tương ái không để chị em nào ở lại phía sau. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Chị Lê Thị Tiền, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu vực 7, phường IV, thành phố Vị Thanh là người đầu tiên được nhận thẻ BHYT từ  mô hình “Đổi rác thải nhựa lấy BHYT”. Chị cho biết, trước đây được Nhà nước cấp thẻ BHYT, nhưng nay không được cấp nữa, tham gia mô hình được chị em hỗ trợ chị rất xúc động: 

'Giúp đỡ cũng đỡ phần nào lắm em ơi, chứ tự nhiên đóng 800 mấy chục ngàn cũng khó. Chị em giúp đỡ mình cũng mừng', chị Tiền chia sẻ

Để có những tấm thẻ BHYT trao tặng cho những hội viên có hoàn cảnh khó khăn, Hội Liên hiệp phụ nữ phường IV vận động xã hội hóa, tặng thẻ BHYT, cho các chị em cán bộ, hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Theo chị Phạm Thị Rô Sa, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường IV (Tp. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang), những chị em thuộc hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ BHYT, còn những chị có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật thì chưa có điều kiện mua BHYT. Do đó, hội xây dựng mô hình “Đổi rác thải nhựa lấy BHYT”, nhằm chia sẻ khó khăn, giúp đỡ chị em.

Chị Phạm Thị Rô Sa cho biết: 'Hội phụ nữ phường gợi ra ý tưởng thành lập mô hình đổi rác thải nhựa để lấy thẻ BHYT tháng 6/2020.  Qua các kỳ sinh hoạt đã vận động được chị em tiết kiệm tham gia BHYT. Hướng tới Hội phụ nữa phường sẽ tiếp tục duy trì, cũng cố lại mô hình để nhân rộng ra thêm để cho chị em phụ nữ nhận thức rằng khi tham gia BHYT sẽ có quyền và lợi ích cho bản thân, gia đình mình”.

Cán bộ hội, hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở phường IV, thành phố Vị Thanh được tặng thẻ BHYT.

Khi thực hiện mô hình, các chị em sẽ gom rác, phế liệu tại gia đình đem bán, hoặc định kỳ hàng tháng đem nộp rồi bán lấy tiền, mua BHYT tặng cho những chị có hoàn cảnh khó khăn. Cái được lớn nhất là giúp chị em thẻ BHYT và nâng cao ý thức chung tay cùng xã hội bảo vệ môi trường.

Mỗi tháng gia đình bà Dương Thanh Hương, ở phường IV, thành phố Vị Thanh thu gom, bán phế  liệu khoảng 3 lần với số tiền trên 100 ngàn đồng, Bà Thanh cho biết:  'Vừa bảo vệ môi trường sáng, xanh, sạch đẹp vừa mua BHYT cho những hộ khó khăn không có tiền mua, chút ít tiền góp lại dần dần giúp được mấy hộ khó khăn người ta cũng mừng…'

Mô hình này góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ trước tác hại của rác thải nhựa đến sức khỏe con người và môi trường sống. Nâng cao vai trò của tổ chức phụ nữ trong việc thực hiện vệ sinh môi trường, xây dựng nông thôn mới, phát huy trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của chị em phụ nữ trong thực hiện hiệu quả Cuộc vận động xây dựng gia đình năm không, ba sạch.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

// //