Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Doanh nghiệp vận tải và cơ hội tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ?

Phóng viên - 08/07/2021 | 6:14 (GTM + 7)

Triển khai chính sách này như thế nào đang là vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp lo ngại, bởi những rào cản về điều kiện cho vay chặt ở gói hỗ trợ lần 1 đã khiến cho các doanh nghiệp vô cùng nản.

Ngày 01/7 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, với số tiền 26.000 tỷ đồng. Sau đúng 1 tuần ban hành, cuối giờ chiều 07/7, Thủ tướng kí quyết định hướng dẫn thực hiện nghị quyết này, giúp các địa phương tháo gỡ vướng mắc, triển khai kịp thời và hiệu quả nhất.

Cơ hội và điều kiện nào để DN vận tải tiếp cận được gói hỗ trợ lần này?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hiện nay có hàng nghìn lao động khối vận tải bị mất việc và tạm hoãn hợp đồng lao động

Đối với Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn, Nghị quyết 68 của Chính phủ là “phao” cứu sinh giúp DN vượt qua đại dịch. Bởi gần 2 năm qua từ khi dịch COVID-19 bùng phát ngành đường sắt chịu ảnh hưởng nặng nề và đặc biệt lần này TP. HCM đang là tâm dịch nên hoạt động vận tải hành khách gần như bị tê liệt. 

Ông Đào Anh Tuấn, TGĐ Công ty cho biết hiện mỗi tháng có gần 500 lao động nghỉ giãn cách và 150 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động. 6 tháng đầu năm nay Công ty lỗ khoảng 150 tỷ đồng, dự kiến đến tháng 8 tới DN sẽ hết dòng tiền hoạt động nếu không tiếp cận được gói hỗ trợ của Chính phủ.  

"Chính sách này hoàn toàn hợp lòng dân và DN, trong thời gian vừa qua vận tải đường sắt quá khó khăn nhưng chưa có nhiều chính sách hỗ trợ. Hy vọng lần này chúng tôi sẽ nhận được hỗ trợ của Chính phủ với gói vay ưu đãi trả lương cho người lao động".

Đại diện Tổng công ty Đường sắt VN cũng chia sẻ, hiện nay có hàng nghìn lao động khối vận tải bị mất việc và tạm hoãn hợp đồng lao động. Bởi vậy, ngành đường sắt kỳ vọng rất lớn vào gói hỗ trợ lần này, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi với lãi suất 0% trả lương ngừng việc cho hàng nghìn lao động. 

Nghe thông tin về gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, ông Nguyễn Công Hùng, Giám đốc Mai Linh Hà Nội vô cùng phấn khởi. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ Nghị quyết 68, ông Hùng mới hay DN của ông và nhiều hãng vận tải khác sẽ không đủ các điều kiện được nhận hỗ trợ  và vay vốn ưu đãi.

"Đối với các DN taxi sẽ không tiếp cận được, bởi vì quy định nêu rất rõ chỉ áp dụng hỗ trợ đối với những DN dừng hoạt động để cách ly, người lao động bị cách ly, giãn cách, số lượng xe dừng hoạt động 100%. Tuy nhiên taxi của chúng tôi 50% dừng hoạt động, còn lại chỉ được phép chở 50% số chỗ ngồi và người dân sợ không sử dụng taxi, vậy nên bản chất chúng tôi hoạt động cũng như không, bởi doanh số sụt giảm tới 80%".

Cũng theo ông Hùng ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khiến cho các DN vận tải vô cùng khốn đốn. Trong đó Mai Linh đã phải dừng hoạt động tại rất nhiều tỉnh thành phố, Mai Linh TP.HCM cũng chỉ duy trì 200 xe phục vụ người dân đi khám chữa bệnh. 

--

Ông Lê Văn Long, Chủ tịch Hiệp hội ô tô Thanh Hóa phân tích, DN vận tải sẽ không dễ dàng tiếp cận được gói hỗ trợ này. Bởi theo Nghị quyết 68, người sử dụng lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% với điều kiện DN phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch.

Đồng thời người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. 

"DN vận tải phải vay vốn tới 60-70%, trong mấy đợt dịch covid vừa rồi bị ảnh hưởng nặng, xảy ra nợ xấu là đương nhiên. Thanh hóa không phải tâm dịch, nhưng đều giãn cách để chống dịch, phương tiện của Thanh Hóa chủ yếu vận chuyển tuyến Hà Nội, Sài Gòn, Bắc Giang, Bắc Ninh những địa phương đó bị hết rồi, xe không đi nên đắp đống ở nhà, tình hình này mà không xét cho DN thì họ sẽ phá sản".

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam ông Nguyễn Văn Quyền cho rằng, trong lúc cộng đồng DN đang gặp vô vàn khó khăn, việc Chính phủ tiếp tục bơm nguồn lực để khích lệ DN và người lao động vượt qua đại dịch là chủ trương đúng đắn và kịp thời.

Thế nhưng, để vực dậy ngành vận tải, Chính phủ cần tiếp tục nới lỏng các điều kiện, đối tượng được tiếp cận gói hỗ trợ lần này. 

"Các DN đề nghị gia hạn thời gian trả nợ, tiếp tục cho vay để duy trì sản xuất với lãi suất thấp hoặc không lãi suất, miễn giảm thuế VAT, miễn đóng bảo hiểm xã hội trong năm 2021, giảm phí bến bãi, cảng, khu vực biên giới..."

Ông Quyền phân tích thêm, trải qua 4 đợt dịch các DN vận tải gần như đã kiệt quệ, sản lượng và doanh thu vận tải hành khách bằng ô tô sụt giảm 70-80%, vận tải hợp đồng và khách du lịch sụt giảm tới 90% và trên 70% số xe nằm bãi dừng hoạt động; vận tải hàng hóa cũng bị gián đoạn, thời gian giao hàng kéo dài và chi phí tăng cao. 

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH ông Phạm Minh Huân bày tỏ lo ngại làm sao xác định “đúng” và “trúng” đối tượng thụ hưởng. Bởi nguồn lực eo hẹp nên cần xác định rõ DN khó khăn ở khâu nào để hỗ trợ, đảm bảo tính hiệu quả. 

"Chính phủ cho vay 0% lãi suất là tốt rồi, nhưng nếu DN quá khó khăn thì họ cũng không dám vay, vì vay xong lấy gì để trả, DN có hồi phục sản xuất được không? Chúng ta không có nền tảng để theo dõi DN thực sự khó khăn chỗ nào, cho nên khi làm cái này rất khó, làm sao để đồng tiền rơi vào đúng DN, đúng đối tượng và làm sao giảm thủ tục, 2 cái đó nó luôn mâu thuẫn với nhau".

Ông Nguyễn Tiến Trứ, PGĐ Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thanh Hóa cho biết, Nghị quyết 68 có khá nhiều điểm mới, đáng chú ý là tăng mức hỗ trợ cho người lao động và cho vay phục hồi sản xuất. 

"NQ 68 cho vay tăng lên mức 100% lương tối thiểu vùng, trước đây cho vay 50%. Và điểm khác nữa là NQ 68 cho vay trả lương để khôi phục sản xuất chứ không phải tạm hoãn hợp đồng. Trước đây tạm dừng sản xuất DN phải thông báo và kí với người lao động, giờ DN khó khăn ngừng sản xuất, người lao động không phải kí, các đơn vị sẽ được vay trả lương cho lao động".

Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội ông Đào Ngọc Dung khẳng định rút kinh nghiệm sâu sắc từ gói hỗ trợ lần 1, Nghị quyết 68 được xây dựng theo nguyên tắc đảm bảo tính kịp thời, công khai, minh bạch, hiệu quả và khả thi thông qua việc xây dựng các tiêu chí, điều kiện thuận lợi, sát thực tế, giúp các đối tượng dễ dàng tiếp cận. 

"Triển khai Nghị quyết này theo tinh thần tinh giảm tối đa các thủ tục, các điều kiện làm sao thông thoáng nhất, giao toàn quyền cho địa phương căn cứ vào khả năng ngân sách của mình để chủ động xây dựng tiêu chí, mức hỗ trợ".

Mặc dù Nghị quyết đã quy định rõ việc phân cấp cho địa phương tự cân đối nguồn lực, dựa trên tình hình thực tiễn, xác định đối tượng và mức hỗ trợ phù hợp nhằm phát huy tính chủ động

Nghị quyết 68 được ban hành sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội cũng như giúp DN và người lao động có thêm động lực thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Dưới góc nhìn của VOVGT, để Nghị quyết đi vào cuộc sống cần phải bám sát thực tiễn, hỗ trợ đúng và trúng đối tượng: Chính sách hỗ trợ làm sao không “đánh đố” doanh nghiệp

Theo Bộ Lao động Thương binh và xã hội sau hơn 1 năm triển khai gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết 42 chỉ giải ngân được gần 14.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ hơn 22%. Hiện nay VN đang trải qua đợt bùng phát dịch lần thứ tư tại nhiều tỉnh thành phố, Chính phủ đã ban hành kịp thời Nghị quyết 68, với số tiền 26.000 tỷ đồng. 

Trong số 12 nhóm chính sách thì có 7 chính sách hỗ trợ tiền mặt 1 lần cho người lao động trực tiếp bị mất việc, ngừng việc, phải tạm hoãn hợp đồng lao động do COVID-19. Đặc biệt chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất với lãi suất 0% được xem là liều thuốc trợ lực kịp thời giúp DN và người lao động vượt qua đại dịch. 

Thế nhưng, triển khai chính sách này như thế nào đang là vấn đề mà cộng đồng DN lo ngại. Bởi những rào cản về điều kiện cho vay chặt ở gói hỗ trợ lần 1 đã khiến cho các DN vô cùng nản.

Mặc dù lần này người đứng đầu ngành lao động thương binh và xã hội cam kết giảm tối đa các thủ tục, tạo điều kiện thông thoáng, thế nhưng khi ngân hàng xuất tiền cho DN vay họ phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, đảm bảo “nắm đằng chuôi”.

Bởi vậy, cần phải có sự thống trong triển khai; đồng thời cần có sự “tương tác” nhiều hơn giữa cơ quan quản lý và DN để nắm bắt nhu cầu thực sự của DN. 

Một vấn đề nữa là điều kiện để được vay vốn phục hồi sản xuất với lãi suất 0% thì người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch và DN không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.

Quy định này đang gây hoang mang cho DN, bởi lẽ gần 2 năm dịch bệnh bùng phát, DN cứ mở lại đóng, chưa kịp khôi phục đợt này lại bùng phát đợt mới, “không có nợ xấu” là vô cùng khó. 

Mặc dù Nghị quyết đã quy định rõ việc phân cấp cho địa phương tự cân đối nguồn lực, dựa trên tình hình thực tiễn, xác định đối tượng và mức hỗ trợ phù hợp nhằm phát huy tính chủ động.

Và mới đây ngày 5/7 TP.HCM đi đầu trong triển khai gói hỗ trợ lần 2 với số tiền hơn 880 tỷ đồng. Thế nhưng nhiều địa phương nguồn lực eo hẹp, nên cần phải cân đối giữa chính sách với nguồn lực thực tế để đảm bảo tính khả thi.   

Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trên toàn cầu và tại Việt Nam, với nhiều biến chủng mới có khả năng lây lan nhanh. Vì lẽ đó các chính sách an sinh cần đảm bảo tính dài hạn và linh hoạt là vô cùng cần thiết.

---

Nghe thêm Sự việc & Góc nhìn trên Appler Podcast:

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

// //