Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Doanh nghiệp đòi trả dự án BOT: Được ăn cả, ngã nghỉ chơi

Phóng viên - 04/07/2019 | 6:30 (GTM + 7)

Mới đây, doanh nghiệp có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho phép trả lại dự án BOT tại trạm thu phí T2 (QL 91 Cần Thơ – An Giang); hoặc hoàn trả lại cho đơn vị này 880 tỷ đồng. Động thái này, gây ra những ý kiến trái chiều và lo ngại sẽ tạo ra tiền lệ xấu...

Trạm BOT trên quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Lý do đươc Công ty CP Đầu tư quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang đưa ra kiến nghị này là chủ đầu tư sau 3 năm hoạt động hiện đang bị lỗ 99 tỷ đồng và có nguy cơ nợ xấu ngân hàng, nhất là kể từ ngày 25/5/2019, trạm thu phí T2 buộc phải xả trạm. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, động thái đòi hoàn trả dự án BOT do lỗ của Chủ đầu tư này là rất “vô lý”. Bởi BOT là một trong nhiều dự án hợp tác công tư giữa Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân nhằm huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện các dự án đầu tư công. 

Việc hoàn trả lại dự án đã làm sai lệch đi ý nghĩa của dự án công tư và có thể vi phạm các điều khoản ký kết hợp đồng. Ông Phạm Thế Minh- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng Hội Xây dựng Việt Nam nêu quan điểm:

“Những hợp đồng hợp tác công tư như BOT, BT hay BO, nhà đầu tư đã nghiên cứu và lựa chọn trước khi đầu tư. Nếu gặp thiên tai, dịch họa, Nhà nước có thể bớt thuế, tăng thời gian thu phí và cho phép nâng giá để đảm bảo lợi nhuận. Còn nếu không vì lí do thiên tai, dịch họa thì cứ phải đúng hợp đồng mà làm.Việc đòi bỏ là vi phạm hợp đồng, chưa nói là vi phạm luật pháp”.

Phân tích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng động thái đòi hoàn trả dự án của chủ đầu tư BOT mới đây cũng như tình trạng một số trạm thu phí gặp sự phản ứng của người dân, chính quyền địa phương và các lái xe thời gian qua. TS Trần Trung Chính- Phó Viện trưởng Viện định cư con người cho rằng, các hợp đồng ký kết giữa Nhà nước và chủ đầu tư vẫn còn nhiều sơ hở, khi vai trò của bên thứ 3 là các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội và đại diện cộng đồng dân cư đối với các dự án đầu tư công nói chung và BOT chưa được đề cập trong hợp đồng.

TS Trần Trung Chính dẫn chứng: 

“Con đường được mở ra thì ai đi? Người sử dụng sẽ phải trả phí khi đi con đường đó, bên thứ 3 là người dân sử dụng. Như vậy lẽ ra là phải có một cơ chế để đưa bên thứ 3 vào để thẩm định chủ trương đầu tư có đúng không, thiết kế con đường có đúng không, giá của con đường ấy trả trong bao nhiêu năm và cái giá phải trả là bao nhiêu, nhưng ở chúng ta bên thứ 3 không có mặt”.

Ở góc nhìn khác, chuyên gia kinh tế Trần Đình Ánh cho rằng, sở dĩ một số chủ đầu tư dự án BOT hiện nay không đáp ứng đủ năng lực tài chính, một phần là do khâu xác định năng lực nhà thầu các dự án BOT đang bị buông lỏng.

Trong khi đó, ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong các dự án BOT, các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội thực hiện thanh tra, giám sát độc lập ở tất cả các khâu từ thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư, đến quá trình triển khai xây dựng và đưa vào khai thác vận hành, để đảm bảo sự minh bạch và chính xác khi lựa chọn chủ đầu tư và vị trí các trạm thu phí.

Luật sư Phạm Thành Tài- Giám đốc công ty Luật Phạm Danh cho rằng, tại Điều 40 Nghị định 63 năm 2018 của Chính phủ quy định về đầu tư theo hình thức đối tác Công tư đã nêu rõ, tùy vào tính chất của từng dự án mà có những hợp đồng BOT khác nhau giữa Chủ đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong các hợp đồng này đều phải nêu rõ các thỏa thuận về quy mô tiến độ, thời gian dự án , chất lượng dịch vụ, tổng vốn đầu tư … 

Trong trường hợp, chủ đầu tư tự phá vỡ hợp đồng, chủ đầu tư sẽ phải chịu rủi ro, thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng và bị xử lý vi phạm theo những điều khoản phạt vi phạm mà các bên đã quy định hoặc các điều khoản về bồi thường thiệt hại khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng. 

“Đối với chủ đầu tư yêu cầu nhận lại dự án trước khi bàn giao thì cần khẳng định hành vi này vi phạm quy định của pháp luật về việc chuyển giao theo đúng Điều 58 của Nghị định 63. Thứ hai là vi phạm các hợp đồng BOT mà các bên đã được thống nhất, ký kết giữa chủ đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, chủ đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm theo hợp đồng”.

GS Bùi Xuân Cậy- Giảng viên trường ĐHGTVT cho rằng, khi thực hiện dự án, các chủ đầu tư đều muốn có lãi và hầu hết đều vay vốn ngân hàng để xây dựng. Đối với trường hợp này, chủ đâu tư có trả lại dự án hay không tùy thuộc vào các điều khoản của phụ lục Hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ rất khó để mua lại các dự án BOT do ngân sách hạn hẹp. Bởi vậu, rất cần thiết để 2 bên cùng bàn luận và thỏa thuận lại để có cách giải quyết tốt nhất.

“Trong quá trình ký kết đã có sự chuẩn bị rồi, khi có sự cố như vậy Nhà nước và chủ đầu tư họp với nhau để có cách giải quyết tốt nhất. Việc đổ tất cho các chủ đầu tư cũng không nên”.

Một số chuyên gia cho rằng, những dự án BOT là những dự án đầu tư công có nguồn vốn đầu tư lớn, lâu dài , bởi vậy khi xây dựng các hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và cơ quan chủ quản Nhà nước cần xây dựng những hợp đồng mẫu có những điều khoản chặt chẽ, dự đoán được các tình huống xảy ra để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các dự án BOT.

Kêu lỗ, nhà đầu tư đòi trả trạm BOT

Những dự án BOT nhằm huy động nguồn lực xã hội  tham gia vào các dự án công, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Bởi vậy, nếu các Doanh nghiệp chỉ dựa trên lợi nhuận để thực hiện các dự án mà không thể hiện sự sẻ chia trách nhiệm cùng với Nhà nước, thì còn có thể khiến cho Nhà nước phải chịu thêm những áp lực khi mua lại các dự án BOT.

“Nhà đầu tư BOT: Được ăn cả, ngã nghỉ chơi” (Bình luận của Nhà báo Phạm Trung Tuyến – Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông)

Công ty Cổ phần đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ – An Giang xin trả lại trạm T2 vì lỗ là một câu chuyện làm ăn kỳ khôi, chưa có tiền lệ, nhưng sớm muộn cũng xảy ra.

Theo doanh nghiệp này cho biết thì hợp đồng BOT họ ký với Chính phủ là hợp đồng mở, chủ đầu tư tự định mức lãi 12% dựa trên tổng vốn bỏ ra. 

Với hợp đồng này, doanh nghiệp chỉ đơn giản là vay vốn ngân hàng với mức lãi thấp hơn 12% là có thể yên tâm làm ăn. Và thực tế thì điều này đã xảy ra, bởi cũng chính doanh nghiệp này cho biết mỗi tháng họ phải trả lãi ngân hàng 10 tỷ đồng.

Sự chiều chuộng nhà đầu tư ở các dự án BOT lâu nay phổ biến dưới hình thức cho đặt trạm thu phí ngoài phạm vi dự án, như các tuyến tránh đô thị, như trạm Bắc thăng long – Nội Bài. Nhưng chiều chuộng đến mức để chủ đầu tư tự ấn định mức lãi 12% như với Công ty Cổ phần đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ – An Giang thì chỉ khi doanh nghiệp xin trả lại trạm mới lộ ra.

Từ câu chuyện này, một câu hỏi cần đặt ra là: Nếu như ấn định được mức lãi 12% và doanh nghiệp đầu tư phần lớn bằng tiền vay ngân hàng thì mục đích huy động nguồn vốn xã hội để đầu tư hạ tầng giao thông có được đảm bảo hay không?

Bởi nếu như vốn đầu tư dự án của doanh nghiệp phần lớn đến từ ngân hàng thì sự tham gia của doanh nghiệp đối với mục đích phát triển hạ tầng có thực sự cần thiết? Câu trả lời là không. 

Bởi nếu kêu gọi doanh nghiệp làm đường bằng vốn vay ngân hàng thì bản chất vai trò của doanh nghiệp chỉ đơn giản là đi vay hộ nhà nước để hưởng chênh lệch lãi suất. Và khi mà cái mức chênh lệch lãi suất không được đáp ứng, doanh nghiệp trả lại dự án và đòi lại khoản đầu tư.

Việc công ty cổ phần đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ – An Giang trả lại trạm BOT T2 sẽ được giải quyết như thế nào?

Nếu nhà nước nhận lại, hoàn trả vốn cho nhà đầu tư, trong đó có cả phần lãi suất ngân hàng, điều đó có nghĩa thừa nhận sự thất bại của nhà nước trong hợp đồng BOT này, thừa nhận biến một dự án phát triển thành một trò chơi thử nghiệm cho doanh nghiệp.

Ở tình huống này, ngay từ đầu doanh nghiệp đã tham gia dự án với tâm thế được thì ăn, không được thì đòi lại tiền và nghỉ chơi, kệ nhà nước làm gì thì làm bằng tiền thuế của dân.

Nếu nhà nước không nhận lại dự án, nhưng hợp đồng ấn định mức lãi 12% cho doanh nghiệp cho dù doanh nghiệp đầu tư lãng phí, không hiệu quả thì kết quả người sử dụng đường bị bắt làm con tin, trả phí vô lý để đảm bảo mức lãi cho doanh nghiệp.

Với các phương án trên, dù thế nào thì doanh nghiệp đầu tư BOT hoàn toàn không gặp bất cứ rủi ro nào, luôn đảm bảo khả năng có lãi, dù toàn bộ vốn đầu tư phải vay ngân hàng. Ngược lại, mọi rủi ro trong câu chuyện này đều thuộc về nhà nước, cả rủi ro về tài chính, cũng như rủi ro về quản trị xã hội.

Vậy, ai là người phải chịu trách nhiệm về những rủi ro này? Ai phải chịu trách nhiệm về những hợp đồng BOT thất bại? Thật không công bằng nếu như cuối cùng chỉ có người dân sẽ phải chịu trách nhiệm bằng đồng tiền trả phí vô lý vì những chữ ký vô trách nhiệm trong hợp đồng BOT. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

// //