Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Doanh nghiệp '3 tại chỗ': Cần giải pháp căn cơ

Phóng viên - 18/08/2021 | 6:53 (GTM + 7)

Các doanh nghiệp chọn mô hình sản xuất '3 tại chỗ', 'một cung đường, hai điểm đến' để duy trì hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, đây có phải là một giải pháp lâu dài khi chỉ sau một thời gian thực hiện, mô hình này phát sinh nhiều bất cập?

Bàn ăn trưa của công nhân Công ty Cổ phần Sài Gòn Food có vách ngăn hạn chế tiếp xúc gần. Ảnh: VnEconomy

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Để duy trì sản xuất, nhiều doanh nghiệp chấp nhận nhiều chi phí để triển khai mô hình “3 tại chỗ” gồm “ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ, sản xuất tại chỗ”. Tuy nhiên, thực tế dịch bệnh càng kéo dài thì mô hình này đang phát sinh nhiều khó khăn, bất cập cho doanh nghiệp.

“Chúng tôi có chuẩn bị lên tinh thần cho tất cả anh em, đặc biệt là những bộ phận bắt buộc phải duy trì, chúng tôi phải đảm bảo được tinh thần, sinh hoạt của tất cả anh em ở lại”.

“Tại lần đầu tiên vừa cách lý vừa sản xuất nên cũng thiếu thốn, cố gắng bố trí tất cả anh chị em ăn ngủ tại công ty”.

“Doanh nghiệp đang chịu chi phí xét nghiệm rất lớn. Nhất là thực hiện 3 tại chỗ, họ phải xét nghiệm, sợ lỡ có ca F0 trong đó, họ phải chịu chi phí rất lớn. Đó là gánh nặng doanh nghiệp”.

“Phát sinh rất là nhiều vấn đề, cũng là vấn đề chung của tất cả doanh nghiệp. Cho nên cần có sự tương tác làm sao, quy trình làm sao? Các doanh nghiệp 3 tại chỗ rất muốn được cấp QR code để đi lại thuận lợi hơn”.

Không chỉ gánh chi phí lớn về giá nguyên liệu, chi phí phục vụ ăn ở, xét nghiệm, chi trả lương nhân công, hỗ trợ người lao động tạm hoãn việc làm..., doanh nghiệp còn đối mặt với áp lực giao hàng đúng hạn, làm sao để không bị hủy đơn hàng, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, nhất là các doanh nghiệp quy mô lớn hàng nghìn công nhân.

Ông Lại Nam Hải - Chủ tịch Công ty Cổ phần Wakamono TP.HCM cho biết, nếu ngưng sản xuất, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng, mất thị trường.

“Vế vấn đề chi phí hầu hết các doanh nghiệp đều giống nhau thôi, chúng ta đều có chi phí phát sinh không thể dự trù trước được. Vấn đề là không duy trì sản xuất, không tính toán phù hợp sẽ đứt gãy chuỗi sản xuất và như thế sẽ còn thiệt hại nhiều hơn.

Và đây là bài toán tất cả các doanh nghiệp đều cố gắng làm sao đó để cắt giảm những chi phí tối thiểu nhất, bù lại cho quá trình sản xuất và để phục vụ cho mọi người”.

Khu vực cho công nhân ngủ tại một công ty may mặc ở miền Tây. Ảnh: Hoàng Nam/VnExpress

Ngoài nguồn lực, thách thức lớn nhất hiện nay là dù các doanh nghiệp đã rất nỗ lực nhưng vẫn chưa ngăn chặn được dịch bệnh xâm nhập. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp tại Tiền Giang, Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM phải tạm dừng hoạt động do xuất hiện các ca F0 covid-19. Trong khi đó, theo ông Chu Tiến Dũng – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM, do cơ sở y tế bị quá tải nên cũng chậm xử lý, cách ly và tiếp nhận kịp thời các trường hợp F0, tạo áp lực tâm lý lớn. Chưa kể nhiều công nhân cũng lo ngại khi phải làm việc liên tục trong thời gian dài, cần chế độ hỗ trợ an sinh phù hợp.

“Trong thời gian qua có câu chuyện một số doanh nghiệp 3 tại chỗ có các F0 như thế, thấy chúng ta rất là lung túng về vấn đề xử lý. Có khi đến hai ba bốn ngày vẫn chưa giải quyết được. Doanh nghiệp cũng không biết kêu cứu ở đâu, liên hệ hết bộ phận này đến bộ phận khác nhưng mà đều không được hướng dẫn một cách rõ ràng”.

Trước bối cảnh nhiều thách thức, ông Hứa Quốc Hưng – Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM cho biết:

“Trong trường hợp các doanh nghiệp không đạt được yêu cầu về sản xuất an toàn thì chúng tôi sẽ yêu cầu doanh nghiệp tạm thời dừng sản xuất để khắc phục những thiếu sót trong đánh giá đó, để đảm bảo an toàn nhất cho chính bản thân doanh nghiệp, người lao động. Và quan trọng là trong quá trình kiểm tra, chúng tôi cũng tuyên truyền cho các doanh nghiệp về các chế độ chính sách chăm lo cho người lao động và cũng khuyến khích doanh nghiệp có những chính sách chăm lo cao hơn mức quy định, để tạo yên tâm cho người lao động trong hoạt động sản xuất”.

Như vậy, ngoài các giải pháp hỗ trợ về mặt tài chính, nhà nước cần xây dựng phương án hỗ trợ y tế, tiêm chủng vacxin, để ngăn chặn dịch bệnh.

Đồng thời, theo ông Ngô Khải Hoàn – Phó cục trưởng Cục Công nghiệp, Thành viên tổ công tác đặc biệt khu vực Phía Nam, các địa phương cần xây dựng nhiều phương án hơn để doanh nghiệp lựa chọn áp dụng.

“Bộ Công Thương có đề xuất ngoài quy định về hình thức “3 tại chỗ”, “một cung đường, 2 điểm đến thì cần bổ sung các hình thức khác cho doanh nghiệp được lựa chọn. Đặc biệt cần có các quy định cụ thể, đối với những trường hợp lao động được về nhà có cam kết của doanh nghiệp với địa phương, có cam kết của người lao động với doanh nghiệp.

Và buộc phải di chuyển bằng phương tiện cá nhân từ nơi ở gia đình đến nơi sản xuất kinh doanh, di chuyển theo tuyến cố định, không dừng đỗ dọc đường. Về việc tiêm vacxin thì Bộ Công thương cũng đã đề nghị đẩy nhanh tập trung tiêm chủng cho các đối tượng là người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, để giúp các doanh nghiệp duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất và người lao động yên tâm sản xuất”.

Để khắc phục bất cập, mới đây, nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị 3 giai đoạn cho mô hình “3 tại chỗ” hoặc thay thế bằng giải pháp “2 tại chỗ, 1 vùng xanh” để công nhân có thể ăn uống, sản xuất tại chỗ nhưng về ngủ ở vùng xanh; vừa giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, vừa giảm nguy cơ tiếp xúc lây lan dịch bệnh.

Tuy nhiên, tất cả chỉ là giải pháp tình thế, nhà nước cần có giải pháp căn cơ hơn trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài.

Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam) thực hiện "3 tại chỗ" cho 700 người lao động. (Ảnh: TTXVN phát)

Nhằm thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”, mô hình sản xuất cần đánh giá và áp dụng linh hoạt với điều kiện thực tế của từng địa phương, doanh nghiệp. Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: Doanh nghiệp “3 tại chỗ”: Cần giáp pháp căn cơ

Trong điều kiện dịch COVID-19 tại TP.HCM nói riêng và khu vực phía Nam đang diễn biến hết sức căng thẳng và phức tạp, việc nhiều doanh nghiệp duy trì phương án sản xuất” 3 tại chỗ” trong nhiều tháng qua là rất đáng quý.

Sản phẩm làm ra không chỉ giúp cho chuỗi cung ứng hàng hóa không bị đứt gãy mà còn phục vụ kịp thời các nhu yếu phẩm cần thiết cho công tác phòng chống dịch.

Điều này thể hiện không chỉ quyết tâm của doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước mà từng người công nhân cụ thể. Mọi người đều chấp nhận các khó khăn, thiếu thốn về nơi ăn, chốn ở; gác lại gia đình riêng để vào nhà máy, xí nghiệp đều đặn thực hiện công việc của mình.

Với mong làm ra sản phẩm phục vụ xã hội; đồng thời duy trì nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình. Đây là những nhân tố rất đáng biểu dương, khích lệ trong bối cảnh dịch dã bao vây khắp nơi như hiện nay.

Tuy nhiên hiện nay, do dịch tấn công và bủa vây liên tục, các địa phương phải duy trì việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch; sản xuất 3 tại chỗ gặp rất nhiều khó khăn. Nổi lên là vấn đề đáp ứng được các tiêu chí cụ thể về nơi ăn chỗ ở, khu vực sản xuất bảo đảm phòng chống dịch. Đa số các doanh nghiệp đều không có đủ mặt bằng; nhân lực hậu cần phục vụ.

Việc đưa đón công nhân một cung đường hai điểm đến hay thay ca, thay nhóm sản xuất đều xuất hiện các bất cập. Nhất là chi phí quá cao, làm không đủ bù chi. Đó là chưa kể, chỉ cần sơ hở là dịch xâm nhập bất cứ lúc nào, khiến người lao động luôn trong tâm thế hoang mang. 

Mặc dù trong suốt thời gian vừa qua, chính quyền các địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp để duy trì việc sản xuất 3 tại chỗ kể cả về cơ chế chính sách lẫn việc tiêm  vắc xin nhưng những thách thức đặt ra là rất lớn. Cần một cách nhìn toàn  diện và bước đi cụ thể cho lâu dài.

Ảnh: VGP

Theo đó, chiến lược phủ vắc xin cho người lao động, doanh nghiệp phải được ưu tiên hàng đầu. Tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp tổ chức cho người lao động được tiêm 2 mũi vắc xin đầy đủ bằng cả cơ chế do nhà nước hỗ trợ và doanh nghiệp tự tìm kiếm. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vắc xin.

Cùng với đó là các biện pháp phòng phòng chống dịch hiệu quả, thực chất tại nơi sản xuất, trong đó có việc vận hành các cơ chế kiểm tra, kiểm soát thông thoáng;đơn giản về thủ tục, không tự ý đưa thêm các yêu cầu khắt khe về xét nghiệm PCR hay các đòi hỏi khác.

Đặc biệt là tiếp tục tạo thuận lợi về vận tải lưu chuyển hàng hóa, tránh bị ùn ứ, hoặc thiếu nguyên vật liệu sản xuất. Bên cạnh đó, có chính sách hỗ trợ về an sinh, y tế cho người lao động.

Rõ ràng dù dịch bệnh nhưng sản xuất vẫn phải duy trì để có nguồn lực chống dịch. Sản xuất như thế nào được bền vững và có hiệu quả luôn là  một thách thức đặt ra cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Do vậy, những vướng mắc của doanh nghiệp cần được các cấp, các ngành cùng xắn tay tháo gỡ một cách linh hoạt để doanh nghiệp vẫn làm ra sản phẩm, có lợi nhuận; người lao động vẫn có thu nhập mà vẫn phòng ngừa được dịch một cách tốt nhất.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Với triết lý kinh doanh xuyên suốt kể từ khi thành lập đến nay: “Mang nụ cười đến toàn thế giới - Nâng tầm cuộc sống với sản phẩm chất lượng”, Tập đoàn Sóng Thần (Magicwave) luôn có sự đầu tư lớn và không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm đồ dùng dành cho trẻ em ngày càng hoàn thiện hơn

// //