Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đồ chơi bao nhiêu là đủ?

Phóng viên - 28/05/2021 | 8:50 (GTM + 7)

Dịch bệnh kéo dài, phụ huynh có xu hướng mua đồ chơi cho con nhiều hơn để chúng đỡ nhàm chán khi phải ở nhà lâu ngày. Đó cũng là cách để người lớn rảnh rang hơn với con, dễ bề tập trung cho công việc.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Không phải đến mùa dịch bệnh, mà sinh nhật, Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, hay đơn giản là thưởng cho một thành tích tốt, một việc làm ý nghĩa của trẻ…, người lớn thường dùng đồ chơi làm quà tặng. Tuy nhiên, sự hào phóng quá đôi khi lại không có lợi như chúng ta tưởng.

Được tặng nhiều đồ chơi, trẻ em đương nhiên rất thích, nhưng cái gì dễ dàng có được, chúng sẽ không biết quý. Sự hiếu động cộng với thái độ thiếu trân trọng, khiến trẻ không có trách nhiệm với đồ chơi, không biết giữ gìn, chỉ chơi vài lần là hỏng. Hoặc, vì chơi không có nguyên tắc, nên tất cả các bộ đồ chơi trộn lẫn vào nhau, coi như mất tác dụng.

“Có mới nới cũ”, trẻ nhanh chán các món đồ đang có. Khi được chiều chuộng, trẻ cũng có xu hướng đòi hỏi nhiều thứ hơn, gợi ý hoặc mè nheo, buộc người lớn phải đáp ứng.

Tặng quà cho con trẻ không chỉ là để mang lại niềm vui, mà còn là cách người lớn dạy con nhiều điều, từ thái độ trân trọng đồng tiền do bố mẹ vất vả làm ra, cho đến thái độ quý trọng đồ dùng, sử dụng tiết kiệm, không lãng phí, biết yêu quý đồ chơi như những người bạn, biết giữ gìn, quản lý đồ đạc của mình. Nếu hào phóng cho/tặng đồ chơi mà không lưu ý những điều này, người lớn rất dễ làm hư con trẻ.

Trên thế giới, có những quốc gia mà phụ huynh rất khắt khe, thậm chí hà tiện đồ chơi với trẻ em, vì các lý do kể trên. Hơn nữa, họ tin rằng, khi đồ chơi càng ít, trí tưởng tượng và năng lực tư duy sáng tạo của trẻ em càng được kích thích, khơi dậy tối đa. Sự gắn bó và hài lòng của trẻ với các món đồ ấy cũng cao hơn những đứa trẻ có đồ chơi thừa mứa.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //