Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Điện mặt trời: Sự lệch pha giữa chính sách và thực tiễn

Phóng viên - 22/11/2019 | 5:52 (GTM + 7)

Người dân và cử tri cả nước mong chờ nhiều hơn những việc làm, giải pháp thiết thực hơn nữa từ ngành Công thương cũng như các ban ngành liên quan để có thể khai thác tốt nhất tiềm năng điện mặt trời của nước ta.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

điện mặt trời
Điện mặt trời đã và đang trở thành một khái niệm quen thuộc với không ít người dân và doanh nghiệp bởi rất nhiều lợi ích thiết thực. Ảnh: Tri thức trẻ

Theo đánh giá của nguyên Bộ trưởng Bộ Năng Lượng Thái Phụng Nê thì ngành điện đang phải đối diện với tình trạng thiếu điện trầm trọng, không chỉ giai đoạn 2019 - 2021 mà còn có thể tiếp diễn trong nhiều năm sau nữa. Thậm chí, nếu không có biện pháp khắc phục nhanh chóng và quyết liệt, ngành điện sẽ đi đến tình trạng như trước đây là cắt điện triền miên. Trong bối cảnh đó, việc cấp bách tìm ra các nguồn năng lượng tái tạo thay thế, đặc biệt là điện mặt trời được xem là mục tiêu cần thiết.

Theo thống kê của Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam thì tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở nước ta dao động từ 4,3 triệu đến 5,7 triệu kwh/m2. Đặc biệt ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ thì số giờ nắng trong năm khá cao, đạt từ 2000 đến 2600 giờ/năm. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển điện mặt trời. Và trong vài năm trở lại đây, điện mặt trời đã và đang trở thành một khái niệm quen thuộc với không ít người dân và doanh nghiệp bởi rất nhiều lợi ích thiết thực.

"Gia đình mình lắp điện mặt trời mấy tháng nay, qua tìm hiểu thì mình thấy rất hữu hiệu lại sạch. Mình đầu tư hệ thống khoảng 5kw, đủ nhu cầu sử dụng".

"Có ngày mất điện nhà tôi vẫn dùng bình thường 3 điều hòa. Dù mức đầu tư ban đầu hơi cao nhưng cũng nhiều lợi ích như tiết kiệm điện, thoải mái nhu cầu gia đình mà không phải lo lắng nhiều về chi trả hàng tháng".

"Mỗi năm tôi thu được vài chục triệu đồng từ đầu tư điện mặt trời và tôi thấy việc đầu tư này là hiệu quả".

"Một là tiết kiệm điện ngay từ tiền điện phải trả hàng ngày, thứ hai là được dùng miễn phí sau thời gian thu hồi vốn khoảng 18 - 20 năm, thứ ba là đóng góp vào việc bảo vệ môi trường".

"Điện mặt trời là xu thế phổ biến trên thế giới, là đơn vị hoạt động ở lĩnh vực này chúng tôi thấy đã có sự thay đổi rất rõ của người dân và các doanh nghiệp. Mức độ sử dụng đã tăng rất nhiều, từ 3 đến 5 lần so với trước đây".

Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi, thì những cơ chế khuyến khích từ Quyết định số 11 năm 2017 của Thủ tưởng Chính Phủ là cơ sở để các nhà đầu tư trong và ngoài nước quyết định đổ hàng tỷ đô la vào các dự án năng lượng mặt trời trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, có một thực tế rằng, nguồn năng lượng mặt trời hấp dẫn các nhà đầu tư bao nhiêu thì thách thức đặt ra cho các đơn vị quản lý cũng lớn bấy nhiêu. Chính sự phát triển nóng của loại hình này trong thời gian qua tại một số địa phương đã đẩy lưới điện vào trạng thái quá tải, cũng như đưa quy hoạch Điện 7 giai đoạn 2011 - 2020 của nước ta vào tình trạng lỗi thời.

Cụ thể là tại Ninh Thuận và Bình Thuận - 2 địa phương đứng đầu về điện mặt trời, trong khi công suất mà điện gió điện mặt trời có thể sản sinh ra là hơn 2000MW (dự kiến hết năm 2020 là hơn 4000MW) nhưng theo trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia thì nhu cầu phụ tải lại từ nay đến 12/2020 tại Ninh Thuận chỉ dao động từ 100-115KW, còn ở Bình Thuận là 250-280KW. Hầu hết các đường dây từ 110KV đến 500KV qua địa bàn 2 tỉnh này luôn trong tình trạng quá tải. Kéo theo đó, nhiều dự án điện mặt trời dù đã lắp đặt xong nhưng không thể phát điện, hoặc một số dự án phải giảm công suất xuống chỉ còn khoảng 40% so với thiết kế ban đầu.

Ngoài ra, việc phát triển nóng điện mặt trời trong giai đoạn này còn đặt ra một áp lực không nhỏ trong tương lai đó là vấn đề xử lý các tấm pin dùng để thu nhiệt. Đến thời điểm này vẫn chưa có một quy định, quy trình cụ thể nào cho việc xử lý các tấm pin này, và với tốc độ tăng trưởng nóng như hiện nay thì vấn đề môi trường chắc chắn sẽ trở thành một thách thức không nhỏ đối với nước ta trong vài thập niên nữa.

Ông Tạ Đình Long - Phó chủ tịch Hội điện lực Việt Nam phân tích:

"Nó cũng giống như là các thiết bị điện tử hết hạn sử dụng, nếu mà mình xử lý không tốt thì những chất để dùng sản xuất linh kiện điện tử có thể gây tác dụng xấu cho môi trường".

Công nhân thi công lắp đặt tại một dự án điện mặt trời ở tỉnh Ninh Thuận - Ảnh: NGỌC HIỂN
Công nhân thi công lắp đặt tại một dự án điện mặt trời ở tỉnh Ninh Thuận - Ảnh: Tuổi trẻ

Tại TPHCM, đến giữa tháng 11/2019, mới chỉ có hơn 5000 khách hàng đầu tư lắp đặt điện mặt trời áp mái với tổng công suất đã phát trên lưới xấp xỉ 9 triệu kwh, con số rất khiêm tốn so với nhu cầu tiêu thụ điện tại TPHCM hiện nay. Theo ông Phạm Việt Anh - Phó ban truyền thông EVN TPHCM thì với cơ sở hiện tại, điện lực TPHCM đủ sức đáp ứng nhu cầu lắp đặt điện mặt trời trên địa bàn, tuy nhiên việc chậm ban hành khung giá mua điện mới cũng như một số vướng mắc pháp lý khác đã khiến không ít khách hàng và nhà đầu tư tỏ ra chần chừ với điện mặt trời.

"Mong muốn của các nhà đầu tư là giữ mức mua điện là 9,35 cent và sớm ban hành mức giá mua mới. Nên có các chương trình hỗ trợ lắp đặt điện mặt trời, sớm ban hành các quy định về tải trọng, kết cấu mái khi lắp đặt điện trên mái nhà. Cũng cần sớm ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện mặt trời trên mái nhà để tạo điều kiện để người dân lựa chọn và sử dụng".

Rõ ràng để tồn tại hàng loạt bất cập trong quá trình đầu tư lắp đặt điện mặt trời trong thời gian qua không thể không nhắc đến trách nhiệm của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong vai trò tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Mới đây, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc Hội ngày 6/11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vấn đề này:

"Đúng là đã có sự chủ quan, đánh giá không hết về khả năng, năng lực trong triển khai các dự án đầu tư điện mặt trời nên trong thời gian rất ngắn với sự hấp dẫn từ cơ chế của Quyết định 11 đã có sự phát triển bùng nổ khi có tới gấn 5000mw điện mặt trời hình thành và tham gia thị trường phát điện. Có một sự lúng túng và bất cập trong việc tổ chức và phối hợp giữa các cơ quan chức năng từ Bộ công thương, EVN và các địa phương. Chính vì vậy, tôi xin nhận trách nhiệm trong việc chưa tổ chức thực hiện một cách đầy đủ, bao quát cũng như chưa dự báo trước, kịp thời để có những đối sách và biện pháp quyết liệt".

Sự lệch pha

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất liên tục tăng nhanh, nguồn cung điện lại luôn bị đặt trong tình trạng báo động vì thiếu hụt thì việc khẩn trương tháo gỡ những nút thắt trong đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo được xem là hết sức cần thiết đối với công cuộc phát triển của nước ta.

Người dân và cử tri cả nước mong chờ nhiều hơn những việc làm, giải pháp thiết thực hơn nữa từ Tư lệnh ngành Công Thương cũng như các ban ngành liên quan để có thể khai thác tốt nhất tiềm năng điện mặt trời của nước ta.

điện mặt trời
Đầu tư, sản xuất, lắp đặt điện mặt trời được xem là mục tiêu quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của nhiều quốc gia. Ảnh: Petrotimes

Cùng với sự suy giảm của nguồn nhiên liệu hóa thạch, năng lượng tái tạo mà đại diện là năng lượng mặt trời và điện gió ngày càng nhận được chú ý trên phạm vi toàn cầu. Đầu tư, sản xuất, lắp đặt điện mặt trời được xem là mục tiêu quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của nhiều quốc gia.

Nước ta là một trong những quốc gia có ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong bản đồ bức xạ mặt trời thế giới. Cùng với cú hích về chủ trương của Chính phủ, một làn sóng đầu tư điện mặt trời đã lan rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng tỷ đô la từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đổ vào điện mặt trời, giúp loại hình này tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng lẫn sản lượng. Đây là một tín hiệu vui trong bối cảnh nước ta phải đối mặt với tình trạng thiếu điện sinh hoạt và sản xuất.

Khuyến khích phát triển điện mặt trời là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà Nước, tuy nhiên như thừa nhận của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thì đơn vị chủ quản đã quá chủ quan khi không thể lường trước được kịch bản tăng trưởng có phần đột biến của điện mặt trời, cũng như chưa đề ra được những kế hoạch cụ thể nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển thực tế. Sự quá tải của hệ thống truyền tải điện hiện nay là biểu hiện cụ thể nhất cho sự thiếu chuẩn bị nếu không muốn nói là thờ ơ của Bộ Công Thương và Tập Đoàn Điện lực Việt Nam.

Không ít doanh nghiệp đầu tư lắp đặt điện mặt trời đang rơi vào thế “việt vị” khi tiến không được mà lùi cũng không xong vì đã trót rót hàng tấn tiền vào các dự án. Người dân tại các đô thị cũng đang loay hoay vì những vướng mắc pháp lýchưa có lời giải. Vì thế, có thể hiểu cử tri và người dân cả nước mong đợi nhiều hơn ở người đứng đầu ngành Công Thương.

Đó là những tham vấn chính xác hiệu quả cho Chính Phủ và Thủ tướng Chính Phủ, để từ đó kịp thời đưa ra những quyết sách cụ thể và thiết thực cho quá trình phát triển điện mặt trời.

Giải quyết hiệu quả và dứt điểm bài toán mang tên điện mặt trời chắc chắn sẽ góp phần tích cực trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, qua đó tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, đã đến lúc Chính Phủ, Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan phải kịp thời vào cuộc, để chính sách thực sự đi vào đời sống thực tiễn, chứ không phải ở phía sau mà hụt hơi bám đuổi.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //