Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Điểm đón trả khách cho taxi thiếu hiệu quả

Phóng viên - 12/06/2020 | 5:36 (GTM + 7)

Ít người biết, cách đây 3 năm, Hà Nội đã thí điểm 6 điểm dừng đỗ, đón trả khách dành riêng cho xe taxi. Tuy nhiên, chính đơn vị đề xuất mô hình này cũng thừa nhận là “thiếu hiệu quả”.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Điểm taxi đón, trả khách trên tuyến phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điểm taxi đón, trả khách trên tuyến phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trước cửa Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội giữa cái nắng hè như đổ lửa, anh Nguyễn Văn Mến - tài xế hãng taxi 123 mở nắp capô kiểm tra kỹ lưỡng chiếc xe của mình. Thoạt nhìn, người ta sẽ nghĩ xe của anh gặp trục trặc. Nhưng đây chỉ là một thao tác mang tính “tiểu xảo” để tránh bị xử phạt lỗi dừng đỗ không đúng nơi quy định.

Cách đó chừng vài trăm mét, cũng trên phố Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm), có tới 2 điểm dừng đỗ đón trả khách dành cho xe taxi. Dù vậy, khi được hỏi, tài xế Nguyễn Văn Mến chỉ tặc lưỡi lắc đầu: “Chả mấy khi có taxi đỗ, đỗ đâu thì đỗ thôi chứ nơi có chỗ thì có xe đỗ rồi. Mình cũng mong có chỗ để anh em đỗ cho nó đàng hoàng chứ cứ bị đuổi như chạy loạn. Những lúc vào đây là mình phải dựng capô lên để đấy nhỡ bị công an phạt. Đi làm cả ngày có vài trăm nghìn, phạt là không đủ tiền”

Tìm hiểu của phóng viên tại điểm đón trả khách dành cho xe taxi ở đầu phố Trần Hưng Đạo, trước mặt một quán café nhà số 9, không có chiếc taxi nào hoạt động tại khu vực này. Trái lại, có 2 xe biển trắng đỗ rất lâu tại đây và không có ý định sẽ rời đi.

Tại điểm đón trả khách cho xe taxi tại trước cửa quán nước 74 Trần Hưng Đạo, tình hình còn bi đát hơn. Ngoài xe biển trắng, còn có một chiếc xe biển xanh chiếm dụng toàn bộ khu vực lẽ ra chỉ dành riêng cho taxi hoạt động.

Đáng lưu ý, tấm biển đề chữ “Điểm taxi đón trả khách” do Sở GTVT và Hiệp hội taxi Hà Nội cắm bị khuất lấp, bao vây bởi cây xanh và cột điện xung quanh. Vị trí này thực tế đã bị “vô hiệu hóa” công năng.

Ở vị trí taxi đón trả khách trước cổng Ngân hàng Nhà nước trên phố Lý Thường Kiệt, có 1 taxi hoạt động và 2 chiếc xe grab chờ sẵn để xếp hàng.

Tài xế Nguyễn Xuân Mạnh, hãng taxi Phù Đổng, cho biết, đây là điểm hiếm hoi phát huy hiệu quả vì nằm ở đoạn tuyến vắng hàng quán, nhu cầu nhân viên văn phòng đi taxi lại cao. Tuy vậy, tài xế này phải canh chừng và nhờ vào may mắn mới tìm được chỗ đỗ trong vòng 2 phút theo đúng quy định.

8h đến 9h30, chiều 2 rưỡi đến 4h xe cứ đỗ hết cả chỗ. Chúng tôi lại phải đỗ lui lên trên, rõ ràng có biển mà xe cá nhân họ vẫn cứ đỗ. Bây giờ tôi đi thì xe đen kia nó sẽ vào đỗ ở đây ngay. Nếu tạo được nhiều điễm đỗ nữa thì tốt hơn. Vì lượng xe đi trên đường sẽ giảm, hạn chế được ách tắc giao thông”

Đây cũng là thực tế mà nhiều tài xế taxi ở Hà Nội nếm trải. Việc thiếu các điểm đón trả khách được thiết kế riêng cho taxi đã khiến các phương tiện chạy rỗng hoặc đỗ tràn lan ở các lòng đường, vỉa hè gây ách tắc giao thông.

Ông Nguyễn Công Hùng – Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội thừa nhận, mô hình thí điểm 6 điểm taxi đón trả khách “thiếu hiệu quả” dù chủ trương là phù hợp và rất cần thiết: “Tại sao không hiệu quả? Khi chúng ta thí điểm triển khai, các cơ quan chức năng địa phương cùng các ngành phối hợp không đồng nhất. Xe cá nhân đỗ rất nhiều, không ai đuổi đi, không ai nhắc nhở, taxi không còn chỗ để vào. Thứ hai, các điểm đỗ này rất vắng, nhu cầu sử dụng taxi của người dân rất ít”

Cũng theo ông Hùng, Hiệp hội taxi Hà Nội đã có kiến nghị với Sở GTVT Hà Nội về việc chấn chỉnh thực trạng, đánh giá hiệu quả để có phương án phù hợp khi mở rộng mô hình: “Khi tôi tiếp nhận vị trí Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội thì mô hình này đã thực hiện rồi. Chúng tôi vừa qua đã làm việc với Sở GTVT Hà Nội để nhân lên 63 điểm tại các quận nội thành. Nhưng chúng tôi đề nghị Ủy ban, Công an phường, cảnh sát trật tự, thanh tra giao thông, CSGT, tất cả phải đồng loạt vào cuộc xử phạt những xe cố tình vi phạm lấn chiếm. Chúng tôi cũng kiến nghị lắp camera để phạt nguội những trường hợp cản trở taxi”

Rõ ràng, điểm dừng đỗ, đón trả khách cho taxi ở Hà Nội đang rất thiếu về số lượng, và thiếu cả sự quan tâm đích đáng từ phía các lực lượng chức năng.

---

Để nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 11/6, mời các bạn nghe tại đây:

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //