Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đi làm bằng xe đạp có thực sự an toàn?

Phóng viên - 27/10/2020 | 5:54 (GTM + 7)

Xe đạp vốn là phương tiện không gây ô nhiễm với môi trường, đồng thời đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người sử dụng; giảm thiểu ô nhiễm và ùn tắc. Nhưng một nghiên cứu mới đây lại cho thấy đi xe đạp sẽ có tỉ lệ gặp sự cố, tai nạn giao thông cao hơn

Nghiên cứu ở Anh chỉ ra rằng đạp xe đi làm dễ gặp tai nạn giao thông hơn việc sử dụng các phương tiện khác.
Ảnh minh họa

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Khi các thành phố nỗ lực thúc đẩy đi bộ và đi xe đạp, về lâu dài, chúng có thể dẫn đến giao thông ít áp lực hơn, không khí sạch hơn và người dân khỏe mạnh hơn. Nhưng không phải tất cả các kết quả đều tích cực, đặc biệt là trong ngắn hạn và trung hạn.

Thay vào đó, việc đạp xe đi làm có thể khiến người sử dụng dễ gặp tai nạn giao thông hơn so với những phương tiện khác như ô tô, tàu điện.

Theo CNN, các chuyên gia tại Đại học Tổng hợp Glasgow khảo sát hơn 230 nghìn người tham gia giao thông tại 22 địa điểm ở nước Anh, trong đó: Hơn 5.700 người sử dụng xe đạp như phương tiện đi lại chính.

Kết quả khảo sát cho thấy, 7% số người đạp xe đi làm đã từng gặp tai nạn; 6% với những người sử dụng xe đạp thường xuyên. Đáng lưu ý, chỉ có 4,3% với những người sử dụng ô tô hoặc tàu điện làm phương tiện chính đã từng gặp tai nạn. 

Kết quả chung chỉ ra rằng, đi lại bằng xe đạp có liên quan đến nguy cơ nhập viện vì chấn thương cao hơn 45% so với các phương pháp đi lại khác.

Không chỉ tại Anh, trước đó một nghiên cứu tại Mỹ cũng đã chỉ ra kết quả tương tự. Nghiên cứu năm 2018 tại thủ đô Washington cho thấy, khi đẩy mạnh khuyến khích người dân sử dụng xe đạp, thì dù số vụ tai nạn trong năm giảm so với năm 2017, tuy nhiên, số ca tử vong của người đi xe đạp lại tăng 20%.

Khảo sát tại những thành phố khác như New York, Los Angeles cũng cho kết quả tương tự. 

Một vài người dân chia sẻ:

“Khi còn ở Đan Mạch, tôi có thể đạp xe đi khắp nơi. Nhưng từ khi chuyển tới Mỹ sinh sống, tôi đã bị xe tông 2 lần. Hiện tôi không còn đi xe đạp nữa”.

“Nhiều tài xế ô tô đã hét, bấm còi liên tục để dành phần đường tôi đang đi. Có người còn cố gắng đẩy tôi ra khỏi phần đường của mình”.

Nguyên nhân của những con số này không quá khó để nhận ra, đó là vì hạ tầng giao thông đô thị chưa thể theo kịp so với sự tăng trưởng về số lượng người đi xe đạp.

Nếu như tại Amsterdam (Hà Lan), thủ đô của xe đạp, người đi xe đạp sẽ được sử dụng làn đường riêng thì tại nhiều đô thị, xe đạp vẫn phải chia sẻ làn đường với các phương tiện khác, cũng như diện tích làn đường cho xe đạp vẫn còn rất hạn chế.

Theo nhà báo Misha Ketchell của trang The Conversation, các đô thị ngày nay được thiết kế phù hợp với phương tiện cơ giới hơn là các phương tiện thô sơ như xe đạp.

Ông Misha Ketchell chỉ ra rằng, từ sau thập niên 1950, đô thị ở Mỹ mất đi sự thân thiện với người đi bộ và phương tiện thô sơ. Các con đường được thiết kế để phương tiện có thể di chuyển nhanh và ít bị cản trở, trong khi phần đường cho người đi bộ và xe đạp ngày càng bị hạn chế.

Để rồi đến thời điểm hiện tại, khi xe đạp lại được khuyến khích, thì việc xây dựng hạ tầng phục vụ cho phương tiện này chưa được thực hiện triệt để, khiến người đi xep đạp phải chịu nhiều thiệt thòi.

Tại nhiều thành phố, xe đạp vẫn phải dùng chung phần đường với ô tô, xe máy....

Quay trở lại với nước Anh, từ năm 2010, thủ đô London bắt đầu khuyến khích xe đạp bằng việc dành một phần đường dành riêng cho xe đạp, đánh dấu bằng màu sơn xanh. Tuy nhiên, mọi việc không diễn ra như tính toán của giới chức.  

Trong một phóng sự thực hiện vào năm 2018, Jay Foreman, một nhạc sĩ, diễn viên chia sẻ: “Dù phần đường cho xe đạp được đánh dấu rất rõ ràng, nhưng lại không có bất cứ thứ gì để phân tách xe đạp với các phương tiện cơ giới như ô tô, xe buýt. Người đi xe đạp có cảm giác an toàn, nhưng thực tế không phải như vậy”.

Những phần đường bị đứt quãng giữa chừng, đi qua bến xe buýt hay bị ô tô lấn chiếm làm nơi đỗ xe. Sự thiếu đầu tư hạ tầng đã khiến số vụ tai nạn giao thông liên quan tới xe đạp tăng nhanh chóng.

Thậm chí có những điểm đen với 5 vụ tai nạn chỉ trong 1 tuần. Điều này khiến thành phố phải quy hoạch lại đường cho xe đạp.

Hiện tại London, xe đạp có phần đường riêng biệt; một số nơi hạn chế ô tô; thậm chí cấm ô tô vào các ngày cuối tuần; thay thế một số đèn giao thông tại ngã tư bằng bùng binh để hạn chế va chạm v.v… Việc đạp xe tại đây đã trở nên dễ dàng và an toàn hơn rất nhiều.

Còn tại Việt Nam, Hà Nội đã từng lên kế hoạch thí điểm dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng từ năm 2016. Đến đầu năm 2020 UBND Hà Nội mới thống nhất chủ trương báo cáo, đề xuất của Sở KH-ĐT về việc thí điểm đầu tư hệ thống xe đạp điện tại khu vực quận Hoàn Kiếm. Dự kiến ban đầu sẽ thí điểm từ tháng 6 năm nay, tuy nhiên hiện vẫn chưa triển khai.

Tại TP.HCM, Sở GTVT cũng đang kiến nghị UBND TP Hồ Chí Minh cho phép thí điểm 500 xe đạp công cộng, kết nối các loại hình vận tải hành khách khác ở khu vực trung tâm TP để giải bài toán giảm ùn tắc giao thông và tạo môi trường sống lành mạnh cho người dân.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý, hiện tại, hạ tầng giao thông dành riêng cho xe đạp tại Việt Nam chưa có nhiều.

Người đi xe đạp vẫn phải đi chung phần đường với xe máy, thậm chí là ô tô, xe buýt… Nếu hướng tới việc khuyến khích người dân đi xe đạp, chúng ta cũng cần phát triển hạ tầng tương ứng để đảm bảo ATGT cho nhóm người sử dụng đi xe đạp mỗi khi ra đường.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

// //