Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

'Di chuyển an toàn' trên phương tiện giao thông bằng camera tích hợp AI

Phóng viên - 28/09/2021 | 12:19 (GTM + 7)

Trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hàng loạt công nghệ mới đang được các nước sử dụng như những “vũ khí hữu hiệu”, cả trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, cả trong việc thích ứng với những thay đổi do đại dịch.

Theo các chuyên gia nhận định, COVID-19 đang định hình lại những nét căn bản của cuộc sống. Các biện pháp phòng, chống dịch đã trở thành chất xúc tác khiến công nghệ phát triển nhanh hơn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Với ngành vận tải, công nghệ trí tuệ nhân tạo không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho chủ xe, mà còn nâng cao an toàn cho mọi hành khách đi xe

Vào tháng 6/2021, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển công nghệ Điện tử Bình Anh (BA GPS) đã đưa vào thử nghiệm dịch vụ cảnh báo không đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông. Dịch vụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu hình ảnh của camera trên các phương tiện.

Công nghệ AI sẽ giúp phát hiện, cảnh báo những trường hợp hành khách/nhân viên của nhà xe không đeo khẩu trang hoặc có đeo nhưng không đúng cách để phòng ngừa COVID-19, giúp người dân yên tâm hơn khi di chuyển bằng xe chở khách, nâng cao ý thức tuân thủ 5K, giảm thiểu lây lan dịch bệnh trong môi trường đông người, khép kín, dễ lây nhiễm trên xe và khó truy vết khi phát hiện ca mắc COVID-19.

Ngoài ra, công nghệ này còn hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải nhắc nhở từ xa nếu xảy ra việc hành khách, lái xe, phụ xe vi phạm về việc không đeo khẩu trang.

Bằng việc kết nối với camera trên xe để lấy dữ liệu hình ảnh, công nghệ AI sẽ tự động phân tích và gửi thông báo về đơn vị vận tải mỗi khi phát hiện có người đeo khẩu trang không đúng cách. Khi các thông số ở ngưỡng an toàn, phần mềm hiển thị biểu tượng màu xanh.

Nhưng nếu các thông số vượt quá ngưỡng an toàn, hệ thống sẽ tự động gửi thông báo kèm biểu tượng màu đỏ để các doanh nghiệp vận tải có phương án sắp xếp, điều chỉnh.

Với ngành vận tải, công nghệ trí tuệ nhân tạo không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho chủ xe, mà còn nâng cao an toàn cho mọi hành khách đi xe. Với tính năng cảnh báo không đeo khẩu trang trên xe, hy vọng sẽ góp sức cùng xã hội đẩy lùi đại dịch.

Tiếp nối giải pháp này cùng với những nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy lùi dịch bệnh, ông Phạm Thái Hòa – Giám đốc Công nghệ của Công ty BA GPS cho biết, đơn vị đã bổ sung thêm một số tính năng mới, hay còn được gọi là giải pháp “di chuyển an toàn”. Tính năng của bộ giải pháp này cũng được hỗ trợ miễn phí, nếu các đơn vị vận tải có nhu cầu lắp đặt.

Bộ giải pháp này gồm 3 phần: Thứ nhất là tính năng cảnh báo người ngồi trên xe không đeo khẩu trang; Thứ hai là cảnh báo quá số người quy định ở trên xe; Thứ ba là cảnh báo khoảng cách hành khách ngồi gần nhau, vi phạm quy định giãn cách. 

Từ số liệu của BA GPS đưa ra, sau 2 tháng áp dụng đã có 40 doanh nghiệp vận tải với 1.000 đầu xe sử dụng, tỷ lệ người không đeo khẩu trang đã giảm khoảng 3 lần (trước khi áp dụng tỷ lệ xấp xỉ 23%, sau khi áp dụng tỷ lệ chỉ còn khoảng 6-7%). Điều này cũng góp phần trong việc chung tay phòng chống dịch của các doanh nghiệp vận tải.

---

Ông Phạm Thái Hòa chia sẻ thêm, nếu quản lý thủ công, mỗi doanh nghiệp vận tải có 50 xe hoạt động phải cử một tổ nhân sự thanh kiểm tra rải rác trên đường hoặc phải cắt cử các nhân sự liên tục nhìn vào máy tính quản lý có bao nhiêu khách mỗi chặng. Ngoài ra, còn phải thêm nhân sự theo dõi, nhắc nhở việc không đeo khẩu trang hoặc ngồi quá gần nhau.

“Giải pháp này sẽ hỗ trợ đếm số lượng hành khách có trên xe, tối ưu nhân sự giúp tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi tháng, hành khách yên tâm hơn khi đi xe, tạo cạnh tranh khi phương tiện dần hoạt động trở lại và quan trọng hơn là tác dụng phòng dịch COVID-19, giảm thiệt hại cho kinh tế-xã hội”.

Được biết, các nước như: Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc... đã áp dụng công nghệ AI để phòng dịch từ giữa năm 2020. Tới đây, khi Việt Nam nới dần giãn cách xã hội, nhu cầu đi lại sẽ tăng lên, AI được đánh giá là giải pháp then chốt trong phòng chống dịch COVID-19. Ông Phạm Thái Hòa nhận định:

“Bản thân những người chủ quản lý của doanh nghiệp, họ cũng nhận thấy rất hiệu quả cao của việc ứng dụng công nghệ vào trong việc quản lý, giúp cho họ ít nhất là giảm được số lượng nhân sự cần thiết phải giám sát và họ tự động hóa được quy trình quản lý của họ; và ngay cả bản thân người chủ doanh nghiệp cũng thấy có ích lợi việc này trong cái việc chung tay cùng cộng đồng ngăn chặn dịch bệnh”.

Từ thực tế những gì đã trải nghiệm, ông Dương Quý Bình – Đại diện Công ty Liên doanh Vận tải Quốc tế Hải Vân đánh giá cao giải pháp “di chuyển an toàn” trên phương tiện giao thông bằng công nghệ AI:

“Thứ nhất là bộ phận quản lý có thể trực tiếp kiểm tra về phương tiện chạy tốc độ thế nào, địa điểm ở đâu. Thứ hai là hệ thống camera cũng rất tốt, tức là mình quan sát xem hướng các thứ trên xe, hành khách ở trên xe. Thứ ba là chống dịch, mình xem được kể cả hành khách, lẫn lái phụ xe mà không tuân thủ việc đeo khẩu trang. Nó cũng có cảnh báo để nhắc nhở anh em hoặc là có biện pháp. Nó tương đối là tốt và cũng chuẩn”.

Mặc dù, mới chỉ được thí điểm ở một số doanh nghiệp trên cả nước nhưng giải pháp “di chuyển an toàn” đã nhận được nhiều những đóng góp tích cực về cả thuật toán, lẫn cải tiến công nghệ nhằm giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và ứng dụng trong việc truy vết (nếu cần). 

Theo một số chuyên gia nhận định, việc tích hợp giữa thiết bị giám sát hành trình với camera, kết hợp sử dụng thêm AI, về cơ bản sẽ tối ưu hóa về mặt công nghệ, giảm bớt các chi phí phát sinh và phù hợp với xu hướng quản lý hiện nay:

“Nếu như chúng ta tách thiết bị giám sát hành trình với camera, trên xe phải 2 lắp thiết bị. Mà lắp 2 thiết bị như thế, chi phí ban đầu cũng tăng lên, rồi chi phí về truyền dữ liệu sau này bên đơn vị vận tải cũng phải chịu 2 lần phí truyền dữ liệu. Cái đó làm tăng chi phí cho bên sử dụng. Bây giờ anh tích hợp vào 1, chi phí đầu tư cũng giảm thiểu đi, chi phí truyền dữ liệu sau này chỉ cần 1 phí truyền dữ liệu thôi

Dù muốn hay không muốn, các thiết bị giám sát hành trình hiện nay đang sử dụng sóng 2G sẽ phải thay thế lên sóng 4G. Nếu như mình tích hợp vào với camera, 1 công mình sẽ xử lý được 2 việc, vừa xử lý được việc tích hợp và vừa thay thế, nâng cấp được thiết bị giám sát hành trình.

Áp dụng công nghệ AI tức là giám sát cả về thực hiện các quy định trong phòng, chống dịch. Ví dụ như: khoảng cách hành khách ngồi trên xe, hành khách có đeo khẩu trang hay không, số lượng hành khách trên xe. Nếu như vi phạm các quy định đó đều có thể ghi nhận, thông qua phần mềm có thể phân tích, đánh giá được”.

Nếu muốn tồn tại, buộc các doanh nghiệp phải trang bị cho mình những nền tảng công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Công nghệ - Chìa khóa để bứt phá ngành vận tải

Ngày 1/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 66, trong đó đề xuất tháo gỡ khó khăn và lùi xử phạt doanh nghiệp vận tải theo Nghị định số 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đến ngày 31/12/2021. 

Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2022, doanh nghiệp vận tải và lái xe không lắp camera sẽ bị xử phạt nghiêm để răn đe. Hiện, mốc này đã cận kề, nhưng vẫn còn gần 200.000 xe kinh doanh vận tải chưa lắp do ảnh hưởng bởi dịch.

Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Danh Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, mặc dù tán thành việc lắp camera giám sát, nhưng lại rơi vào đúng thời điểm các doanh nghiệp vận tải, các cá nhân vận tải đang gặp nhiều khó khăn vì suốt cả năm không hoạt động.

Không có nguồn thu, nhưng vẫn phải gồng gánh các khoản thuế, phí, nợ ngân hàng, chăm lo cho đời sống lái xe, nhân viên… Mà giờ phải chi thêm tiền để lắp đặt thì rất khó khăn:

“Lắp ráp thiết bị đảm bảo an toàn cho lái xe, cho hành khách, cho cộng đồng cũng là tốt. Nhưng trong điều kiện dịch COVID-19 như hiện nay, nhiều đơn vị giờ này nằm trong bờ vực sắp giải thể. Trừ một số đơn vị lớn, có năng lực về tài chính thì họ đã lắp camera rồi, nhưng còn những đơn vị nhỏ lẻ đến giờ này chưa cho chạy, chưa hoạt động thì suốt cả năm nay không có doanh thu. Nhiều đơn vị vay nợ của ngân hàng để mua xe cho đến giờ là nợ nần ngân hàng rất cao. Tôi thấy rằng đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải”.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các địa phương đang khiến các doanh nghiệp vận tải lao đao do đứt gẫy kết nối, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Nhưng nếu không kiểm soát tốt được dịch bệnh sau khi nới lỏng giãn cách, thì mức độ nguy cơ lây lan vẫn còn tái diễn. Nếu để chuyện đó xảy ra, tình hình sẽ còn khó khăn hơn gấp bội.

Nếu nhìn nhận rõ ràng thì đây cũng là tiền đề để các doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách, hàng hóa để phát triển trong và sau dịch. 

Hầu hết các nước trên thế giới, đều ứng dụng công nghệ trong ngành giao thông vận tải, vừa kiểm soát việc phòng chống dịch, vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó xây dựng thương hiệu bền vững.

Trong tương lai, chuyển đổi số sẽ trở thành vấn đề sống còn của các doanh nghiệp vận tải, thậm chí là cả nền kinh tế. Nếu muốn tồn tại, buộc các doanh nghiệp phải trang bị cho mình những nền tảng công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Rõ ràng, “cái khó bó cái khôn” nhưng “cái khó cũng ló cái khôn”. Ai sớm áp dụng công nghệ trước thì người đấy sẽ có được chìa khóa để bứt phá trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, để vượt lên khó khăn trước dịch bệnh.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //