Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đi cafe thế nào để đảm bảo an toàn?

Phóng viên - 28/04/2020 | 20:08 (GTM + 7)

Sau khi nới lòng giãn xã hội, nhiều nhà hàng, quán ăn, quán café… mở cửa trở lại. Điều này khiến không ít người lo ngại rằng, việc gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện… có thể là một trong những nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh.

Khi đã đến những nơi công cộng thì hãy tránh sờ tay vào các đồ vật và bề mặt nơi công cộng và đặc biệt là không sử dụng chung đồ của nhau, cốc của ai người đó uống, thuốc ai người đó hút
Khi đã đến những nơi công cộng thì hãy tránh sờ tay vào các đồ vật và bề mặt nơi công cộng và đặc biệt là không sử dụng chung đồ của nhau, cốc của ai người đó uống, thuốc ai người đó hút (Ảnh: GĐ&XH)

Liên quan đến vấn đề này, PV VOVGT  đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

PV: Mặc dù cơ quan chức năng đã có khuyến cáo tránh tụ tập nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, thế nhưng hiện nhiều người vẫn giữ thói quen gặp gỡ bạn bè hay làm việc tại các quán cafe. Vậy theo bác sĩ, thói quen này có tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm COVID-19 hay không?

Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Quang Thái: Nếu đến quán cafe để thưởng thức café thì đến thời điểm này vẫn ổn thôi. Tuy nhiên, nếu mọi người đều ý thức cao về phòng dịch thì đầu tiên chúng ta phải nói đến là hạn chế tụ tập nơi đông người. 

Và những người nào có bệnh về đường hô hấp, các triệu chứng như sốt, ho, đau họng…thì nên ở nhà, không nên đến quán cafe để tránh lây nhiễm cho người khác và nếu bản thân bị nhiễm COVID-19 thì mức độ nguy hiểm cũng sẽ cao hơn. 

PV: Bác sĩ có thể đưa ra khuyến cáo để đảm bảo an toàn khi đi cafe vào thời điểm dịch bệnh như hiện nay?

Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Quang Thái: Khi đã đến những nơi công cộng thì chúng ta tránh sờ tay vào các đồ vật và bề mặt nơi công cộng và đặc biệt là không sử dụng chung đồ của nhau, cốc của ai người đó uống, thuốc ai người đó hút. 

Chúng tôi cũng khuyến cáo không nên hút thuốc trong giai đoạn này, bởi vì những người hút thuốc có nguy cơ rủi ro cao hơn khi mắc bệnh. Đặc biệt là hút chung điếu xì gà chẳng hạn thì tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây nhiễm. Ví dụ như gần đây nhất tại Thái Lan xảy ra chùm ca bệnh vì hút chung thuốc lá, do đó thói quen này vô cùng nguy hiểm. 

Một lưu ý nữa là khi đi café, chúng ta hạn chế nói chuyện, ngồi thưa, tránh tụ tập đông, tránh ngồi quá gần nhau. Đây cũng là cách để vẫn có thể thưởng thức café, trao đổi câu chuyện nhưng tránh được việc lây nhiễm. 

PV: Xin cảm ơn bác sĩ.

Bên cạnh những lưu ý của bác sĩ, để đảm bảo an toàn sức khỏe khi đến hàng quán trong mùa dịch, chúng ta cần tuân thủ quy định đeo khẩu trang ở nơi công cộng, thường xuyên rửa tay khi chạm vào bề mặt, hạn chế bắt tay hoặc ôm hôn, giữ khoảng cách khi gặp gỡ để tránh nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và cộng đồng.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //