Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dẹp nạn trẻ em ăn xin: Cần quyết tâm của cả chính quyền và cộng đồng

Phóng viên - 13/09/2019 | 9:22 (GTM + 7)

Cần có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm những kẻ bảo kê, chăn dắt, lạm dụng trẻ ăn xin theo quy định pháp luật; cũng như sự kiên trì, quyết tâm của chính quyền địa phương không để vấn nạn tái diễn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Một cảnh ăn xin trên đường ở Q.10, TP.HCM - Ảnh: Duyên Phan
Một cảnh ăn xin trên đường ở Q.10, TP.HCM - Ảnh: Tuổi trẻ

Nạn chăn dắt trẻ em ăn xin không phải mới nhưng càng nhức nhối hơn khi tình trạng này cứ tái diễn. Nhất là các đô thị lớn như TPHCM, không chỉ ở các quận ngoại thành mà ngay giữa trung tâm thành phố vẫn xuất hiện nhiều trẻ em lê lết ăn xin.

Đáng chú ý khi nhóm trẻ ăn xin thường tập trung ở những nơi đông đúc, nhiều người qua lại, hoạt động cả ngày lẫn đêm, len lỏi trên mọi địa bàn để chèo kéo và xin tiền người đi đường cho bằng được; gây mất mỹ quan đô thị và tìêm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông, khiến dư luận vô cùng bức xúc.

"Ngay chỗ Phạm Hùng – Nguyễn Văn Linh là hoạt động sáng đêm luôn. Xe dừng đèn đỏ là chặn xe xin tiền. Tôi thấy phức tạp quá. Chăn dắt ngay khúc Khu chế xuất Tân Thuận, trực tiếp luôn cả trẻ em và người già".

"Tôi thấy lắm lúc ban đêm, mặc đồ tối lù lù nên giật mình hoài. Lúc đó xảy ra sự cố thì tài xế chịu thì sao".

"Sáng, trưa, chiều, tối cũng có. Bây giờ nhiều lắm, mấy đứa nhỏ xíu, ngồi trên xe cao đâu có thấy đâu. Thấy dân phòng nó bỏ chạy, rồi đâu cũng vào đó ra xin tiếp".

"Đi thì thấy khúc khu công nghiệp Vĩnh Lộc, nó ngồi tùm lum. Tôi ít khi nào cho tiền, toàn cho bánh trái, nước uống không thôi".

"Mấy đứa nhỏ đó làm sao tới đó được, có người chở tới thôi. Thường tầm 9 giờ là thấy tới, có đứa khoảng 4 tuổi, đứa khoảng 7 tuổi, nó ẳm bồng nhau".

Theo phản ánh của người dân, nhóm trẻ xin ăn này có sự tiếp tay của người lớn và có dấu hiệu là đường dây “chăn dắt” trẻ chuyên nghiệp, trục lợi của một số nhóm đối tượng nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm và ngày càng tinh vi.

Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em khẳng định, tình trạng này hiện tồn tại ở nhiều địa phương, không chỉ riêng TPHCM đều là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm.

"Hiện nay, hành vi sử dụng trẻ em xin ăn trên đường phố, cho dù là đầu nậu, đường dây tổ chức hoặc là gia đình họ hàng, thậm chí là cha mẹ các em thì đây chính là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vì luật trẻ em đã quy định, hành vi bóc lột trẻ em, bắt trẻ xin ăn là hành vi bị nghiêm cấm".

Cũng theo ông Đặng Hoa Nam, để vấn nạn trên xảy ra và thường xuyên tái diễn, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở. Do việc quản lý, rà soát trên địa bàn thiếu thường xuyên và công tác xử lý chưa đến nơi đến chốn, chưa có giải pháp lâu dài để tuyên truyền, hỗ trợ các gia đình.

"Trước hết là trách nhiệm của địa phương để xảy ra tình trạng trẻ em lang thang ăn xin trên đường phố. Cục trẻ em và Bộ thương binh, lao động và xã hội cũng đề nghị các địa phương có tình trạng này phải tìm hiểu xác minh và nắm tình hình. Cũng như phối hợp với lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng công an, chính quyền cấp cơ sở phường xã, quận huyện, có giải pháp để đưa các em xin ăn này về với gia đình. Thứ hai, nếu có dấu hiệu xuất hiện đường dây, đầu nậu chăn dắt trẻ em này thì cần xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật".

Những người phụ nữ đưa đón, canh gác và thu tiền từ các đứa trẻ ăn xin
Người phụ nữ đưa đón, canh gác và thu tiền từ các đứa trẻ ăn xin. Ảnh: Thanh niên

Trên thực tế, dù các ngành chức năng hết sức nỗ lực nhưng các biện pháp hành chính vẫn không đủ phát huy tác dụng. Nhiều trường hợp, trẻ em ăn xin sau khi được đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội, chỉ cần người thân bảo lãnh là các em lại được đưa về. Sau khi hồi hương không lâu, các em lại quay lại ăn xin.

Theo Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ - Chi hội trưởng Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TPHCM, điều đáng nói là những năm gần đây, nhóm trẻ ăn xin này là trẻ em nước ngoài. Điều này cho thấy công tác quản lý xuất nhập cảnh còn lỏng lẻo, gây khó khăn cho công tác xử lý.

"Ở quận 2, quận 9, chúng tôi thấy lâu lâu có những người Campuchia, những người này thường đưa các em đến những nơi cầu vượt. Khi chúng tôi dừng đèn xanh đèn đỏ thì các em ra xin. Chúng tôi liên hệ Liên đoàn lao động quận 2 thì ra xử lý liền. Tức là chấm dứt chỗ đó nhưng dời đi chỗ khác. Chúng tôi gọi đây là “bắt cóc bỏ dĩa”. Tức là chúng tôi cũng có định hướng cho cơ quan chức năng giải quyết cho những người nước ngoài này thế nào, phòng Lao động thương binh cũng làm rất tốt nhưng chuyện đâu cũng vào đó. Vài hôm, vài tháng hoặc vài năm chúng tôi thấy vẫn trở ra".

Pháp luật nghiêm cấm việc bóc lột sức lao động trẻ em, song vấn nạn này vẫn đang diễn ra tràn lan. Nhất thiết cần có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm những kẻ bảo kê, chăn dắt, lạm dụng trẻ ăn xin theo quy định pháp luật; cũng như sự kiên trì, quyết tâm của chính quyền địa phương không để vấn nạn tái diễn.

Dẹp nạn trẻ em ăn xin: Cần quyết tâm của cả chính quyền và cộng đồng

Dẹp nơi này tái diễn nơi khác, tuy chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp để dẹn nạn chăn dắt trẻ em ăn xin nhưng vấn nạn vẫn trong tình trạng “bắt cóc bỏ dĩa”.

Em bé đang xin tiền trước đầu ô tô trên đường Trường Chinh. Ảnh: Thanh niên

Hình ảnh những đứa trẻ nhỏ, đen nhẻm len lỏi xin tiền tại các nút giao thông, quán ăn,khu du lịch, khu công nghiệp, đền, chùa, thậm chí tại các tuyến đường nội ô sầm uất- vốn được cho là nơi văn minh hiện đại như TPHCM, khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Nhiều người đặt câu hỏi: liệu nhóm trẻ ăn xin có phải do nghèo khổ thật, hay đằng sau đó là một thế lực ngầm “chăn dắt”, dùng đủ mánh khóe, lợi dụnglòng trắc ẩn để bóc lột sức lao động. Khi một người lâm vào hoàn cảnh khốn cùng phải đi ăn xin qua thời đoạn thì không có gì là xấu và cũng không gây hại gì cho xã hội.

Tuy nhiên, ngày nay, dưới lớp bọc của ăn xin, nhiều trẻ embị lợi dụng, bóc lột như một công cụ kiếm tiền cho một nhóm người vô lương tâm. Thậm chí, nhiều trẻ bị bạo hành, ép uống thuốc, ngủ li bì, mặc cho đứa trẻ khác ẵm trên tay xin tiền khiến dư luận xã hội xót xa. Nếu việc ăn xin lại có sự bảo kê, chăn dắt, bóc lột sức lao động người tàn tật, người già yếu, trẻ em thì đó là hành vi tội ác, cần bị xử lý thích đáng.

Điều đáng nói, đôi khi chính người thân quen, cha mẹ bắt trẻ phải xin ăn với lý do nghèo khó, không tìm được việc làm, thậm chí không có ý chí lao động vượt nghèo khó.

Điều này, đòi hỏi chính quyền địa phương phải hết sức quam tâm tạo công ăn việc làm ổn định cho các đối tượng tại địa phương; tuyên truyền để người lớn, phụ huynh ý thức trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ, tránh việc lạm dụng. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, rà soát, xử lý nghiêm nếu phát hiện những hành vi ngược đãi, bóc lột trẻ em. Nhất là cần “chặt đứt vòi bạch tuột xuyên quốc gia” các nhóm tổ chức tội phạm, đường dây đầu nậu chăn dắt trẻ em, người ăn xin.

Việc cơ quan ban ngành TPHCM khuyến cáo người dân không trực tiếp cho tiền người xin ăn trên đường phố, trong đó có cả trẻ em, tránh việc bị các đối tượng lạm dụng tình thương hại để tiếp tục bắt trẻ xin ăn. Thay vào đó, người dân muốn giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, người cao tuổi nên thông qua các tổ chức từ thiện, đoàn thể xã hội hoặc các nhóm thiện nguyện, hay tự mình tổ chức.

Riêng chính quyền và các tổ chức xã hội cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn để vận động, thu gom trẻ ăn xin, tập trung người lang thang không gia đình vào các cơ sở bảo trợ xã hội, để giáo dục và hướng nghiệp.

Phía người dân thì cần có những hành vi, suy nghĩ, đúng đắn; mạnh dạn tố giác các hành vi bạo hành, bóc lộ trẻ em, để kịp thời xử lý và ngăn chặn triệt để vấn nạn; bảo vệ trẻ em chính là chúng ta đang góp phần bảo vệ,vun đắp tương lai của  giá đình, đất nước.

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, bất ổn với nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, quý 1-2024, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,66%, cao nhất các quý 1 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế không tránh khỏi những gam màu xám.

// //