Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dẹp nạn tin nhắn, cuộc gọi rác: Cần thực thi mạnh mẽ

Phóng viên - 02/09/2020 | 16:14 (GTM + 7)

Thống kê của cơ quan quản lý nhà nước, trong 6 tháng đầu năm có đến gần 22.000 lượt khách hàng phản ánh về tin nhắn rác quấy nhiễu. Dù đã có nhiều quy định của pháp luật, song nạn tin nhắn, cuộc gọi rác vẫn kéo dài nhiều năm và khó xử lý dứt điểm. Vì sao

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Các chủ thuê bao vẫn bị làm phiền bởi các tin nhắn như thế này
Các chủ thuê bao vẫn bị làm phiền bởi các tin nhắn như thế này. Ảnh: Thanh niên

Nhiều người sử dụng điện thoại di động hết sức phiền lòng khi mỗi ngày nhận trung bình từ 5-6 tin nhắn, cuộc gọi rác từ các đầu số dịch vụ của chính nhà mạng, thậm chí là các đầu số thuê bao cá nhân; để quảng cáo, giới thiệu các dịch vụ ưu đãi 3G, xổ số, game, bất động sản, làm đẹp, bán sản phẩm, đến việc cầm cố, cho vay, thu hồi nợ… liên tục quấy rối.

"Mình cũng nhận được cả chục tin nhắn khuyến mãi từ nhà đất và các dịch vụ khác, thấy rất là bực". 

"Mình nhận những tin nhắn đầu số dạng Spam cũng thấy phiền như lĩnh vực game, bất động sản... Mình mong muốn mạng sẽ thắt chặt hơn hưng tin nhắn quảng cáo".  

"Tin nhắn rác thường không gửi từ tin nhắn tổng đài nữa mà gửi tin nhắn bằng chính số điện thoại cá nhân luôn. Nhà mạng có thể cung cấp phần mềm nào đó để chặn tin nhắn đó".

"Tôi rất ủng hộ việc ngăn chặn tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác một cách thật chặt chẽ, thật nghiêm minh để không bị làm phiền vì những tin nhắn quảng cáo, rao vặt".

Nguyên nhân của thực trạng này, một phần là do công tác quản lý còn buông lỏng, dẫn đến việc sim rác vẫn còn được bán tràn lan và dễ dãi. Một số doanh nghiệp, cá nhân hiện vẫn dùng sim rác để thực hiện dịch vụ quảng cáo, thậm chí lừa đảo. Việc truy vết ra các đối tượng thực hiện dù có thể làm được nhưng không dễ dàng với cơ quan chức năng.

Thượng tá Nguyễn Đăng Nam - Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

"Hiện nay các đối tượng lừa đảo qua mạng rất tinh vi, xảo quyệt. Thủ đoạn của chúng là luôn luôn dùng công nghệ số, để giả danh các số điện thoại của bưu chính, bưu điện, rồi là mã số hoá đầu 069 của Bộ Công an. Chúng gọi điện đến người dân, để lừa đảo".

người dân sẽ có thêm công cụ “quét sạch” tin nhắn rác, cuộc gọi rác từ nghị định số 91/2020/NĐ-CP -
Người dân sẽ có thêm công cụ “quét sạch” tin nhắn rác, cuộc gọi rác từ nghị định số 91/2020/NĐ-CP. Ảnh: Tuổi trẻ

Trước thực trạng trên, Nghị định số 91 của Chính phủ vừa được ban hành ngày 14 tháng 8 năm 2020 về “Chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác”, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 sẽ có những quy định để dẹp nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác.

Theo Luật sư Nguyễn Thế Hưng – Đoàn Luật sư TPHCM, nhiều quy định trước đây vẫn chưa đủ sức răn đe quyết liệt với các nhà mạng, doanh nghiệp, cá nhân quảng cáo. Mức phạt lần này tại nghị định 91 cho thấy, sự mạnh tay, quyết liệt hơn từ phía cơ quan quản lý nhà nước.

"Đối với người quảng cáo thì phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng với một trong các hành vi thực hiện quá một cuộc gọi quảng cáo tới 1 số điện thoại trong vòng 24h; gọi điện thoại quảng cáo ngoài thời gian từ 8h-17h hàng ngày mà không có thỏa thuận của người sử dụng. Đặc biệt phạt tiền lên tới 100 triệu đồng nếu gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo. Đối với nhà cung cấp dịch vụ mạng không thực hiện các biện pháp ngăn chặn tin nhắn quảng cáo, điện thoại quảng cáo; không thu hồi địa chỉ điện tử dùng để phát tán tin rác thì có thể bị phạt tiền từ 140-170 triệu đồng". 

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam, chuyên gia an ninh mạng cũng nhận định, các quy định tại Nghị định 91 hết sức cần thiết, không chỉ tăng trách nhiệm bảo mật thông tin, mà còn tạo hành lang pháp lý chặt chẽ trong việc giám sát các doanh nghiệp, cá nhân quảng cáo; ngăn chặn và xử lý dứt điểm tin nhắn rác, cuộc gọi rác.

"Số điện thoại của chúng ta cũng nằm trong dữ liệu cá nhân và thời công nghệ số như hiện nay, thì dữ liệu cá nhân chính là tài sản, chính là tiền bạc. Vì vậy việc mà có thêm những hành lang pháp lý mà tạo tiền đề cho việc bảo vệ nhân thân, trong đó có số điện thoại là rất quan trọng trong việc mà ngăn chặn tin nhắn rác tới điện thoại, ngăn chặn cuộc gọi rác, ngăn chặn cái thư điện tử rác".

Bên cạnh việc siết chặt trách nhiệm của các doanh nghiệp, nhà mạng, theo ông Nguyễn Trọng Đường - Phó Cục trưởng Cục Tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cao: Bản thân người dùng cũng cần tự bảo vệ mình trong việc cung cấp thông tin cá nhân khi đăng ký các dịch vụ, ứng dụng.

"Với người dùng cần phải làm một số việc sau: Thứ nhất là chúng ta dùng phần mềm có bản quyền và chính hãng. Thứ hai là khi sử dụng các ứng dụng thì nên dùng những ứng dụng mà từ những nguồn chính thống, thì những cái kho dữ liệu của các kho ứng dụng thường họ đã có biện pháp kiểm tra trước khi họ đưa ứng dụng lên đấy thì nó hạn chế được rất nhiều. Thứ ba nữa là nên sử dụng các phần mềm diệt virus, diệt mã độc chuyên dụng và cũng nên cập nhật thường xuyên các phần mềm đấy để bảo vệ các thiết bị của mình'.

Như vậy, với nỗi khổ sở bấy lâu này, Nghị định 91 sắp có hiệu lực vào tháng 10 này kỳ vọng sẽ dẹp được nạn “khủng bố” từ tin nhắn rác, cuộc gọi rác.

Dù đã có nhiều quy định của pháp luật, song nạn tin nhắn, cuộc gọi rác vẫn kéo dài nhiều năm và khó xử lý dứt điểm. Ảnh: Tiền phong

Thống kê của cơ quan quản lý nhà nước, trong 6 tháng đầu năm có đến gần 22.000 lượt khách hàng phản ánh về tin nhắn rác quấy nhiễu. Dù đã có nhiều quy định của pháp luật, song nạn tin nhắn, cuộc gọi rác vẫn kéo dài nhiều năm và khó xử lý dứt điểm. Vì sao quyết tâm xử lý vấn nạn này vẫn chỉ nằm trên giấy?

Mời quý vị đến với góc nhìn của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Dẹp nạn tin nhắn, cuộc gọi rác: Cần thực thi mạnh mẽ”.

Hiện nay là người sử dụng điện thoại hàng ngày, mọi người chắc hẳn không ít lần bị các tin nhắn rác làm phiền, quấy rầy. Các tin nhắc quảng cáo mua, bán đủ loại hàng hóa, khuyến mãi với nhiều hình thức hấp dẫn. Có người dù không muốn cũng phải đọc nhưng đa số đều cảm thấy bất bình nhưng không biết kêu ai vì gọi điện thoại lại có khi bị mắng vốn, rồi còn sập bẫy, mất tiền oan.

Ngay điện thoại cố định tại cơ quan công sở, đơn vị, gia đình cũng bị các đối tượng xấu gọi đến nói nhận quà, bưu phẩm rồi chuyển đến các đầu số lạ hoắc để tiến tới đe dọa, tống tiền. Đã có nhiều người vì cả tin đã chuyển tiền cho các đối tượng để rồi “ngậm đắng nuốt cay, tiền mất tật mang”.

Nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác và cả email rác đã từng sôi động nghị trường Quốc hội với các câu hỏi chất vấn rất nóng về trách nhiệm quản lý ngành thông tin và truyền thông ở đâu khi để xảy ra tình trạng này?

Việc Bộ Thông tin và Truyền thông tham mưu, đề xuất kịp thời để Chính phủ ban hành Nghị định số 91 về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; quy định chi tiết về quảng cáo bằng các hình thức này có hiệu lực trong đầu tháng 10 tới cũng là thể hiện sự cầu thị, lắng nghe. Từ cơ sở sửa đổi lần này giúp ngành cùng toàn xã hội “ tuyên chiến” với thực trạng nhức nhối này một lần nữa.

Theo đó, Nghị định quy định 8 biện pháp cụ thể, chi tiết nhằm chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác cả trước mắt và lâu dài; quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, người quảng cáo đến người sử dụng. Riêng các chế tài xử phạt, có hành vi phải chịu mức đến 170.000.000 đồng. Đây là mức khá cao có tác dụng cảnh tỉnh, phòng ngừa các hành vi vi phạm

Rõ ràng với các mức xử phạt thích đáng kể trên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; của những người quảng cáo sẽ phải tự tìm cách để điều chỉnh, thích ứng nếu không muốn phạm luật. Người sử dụng cũng có hành lang để bảo vệ mình trước sự quấy nhiễu của tin nhắc rác; đồng thời chủ động đối chiếu, xem xét để thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng vào cuộc điều tra xử lý các hành vi vi phạm

Vấn đề lúc này là mọi người dân đều mong muốn, khi có công cụ được chi tiết hóa trong Nghị định 91,  Bộ thông tin và truyền thông, Bộ Công an sẽ làm gì và làm như thế nào để Nghị định được thực thi mạnh mẽ, chấm dứt hẳn các hệ lụy, phiền toái mà nạn tin nhắc rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác đã gây ra cho người dân như đã từng xảy ra.

Đây là nhân tố mang tính quyết định vì dù chế tài đã rõ nhưng việc xử lý không rốt ráo, mạnh tay sẽ không đủ sức răn đe các hành vi cố tình vi phạm, chống đối.

Ngay lúc này, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tích cực xây dựng đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ để đáp ứng yêu cầu giám sát và kiểm tra, xử lý; phối hợp với các bộ, ngành liên quan; chính quyền các địa phương, đẩy mạnh truyền thông về Nghị định để mỗi người dân,doanh nghiệp đều nắm và điều chỉnh.

Một yêu cầu nữa là khi Nghị định có hiệu lực các bộ, ngành cần làm đến nơi đến chốn, tránh làm theo kiểu “ đánh trống bỏ dùi” hay “ giơ cao đánh khẽ” có như vậy mới chấm dứt hẳng tình trạng nạn tin nhắc rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác hoành hành bấy lâu nay./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Ở cái tuổi 70 nhưng bà Huỳnh Thu Tặng ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vẫn miệt mài làm việc tử tế. Hơn 5 năm gắn bó với công việc quét rác, cắt dọn cỏ làm đẹp đường quê, phần thưởng lớn nhất bà nhận lại là lời cảm ơn từ bà con lối xóm và người đi đường.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Hiện nay, tại nhiều khu vực, từ đô thị đến nông thôn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn tác động lớn đến cuộc sống của người dân.

// //