Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đến tháng 6/2022, 90% ô tô dán thẻ thu phí không dừng: Đâu là giải pháp trọng tâm?

Phóng viên - 25/01/2022 | 6:36 (GTM + 7)

Công nghệ thu phí tự động không dừng không chỉ tạo thuận lợi cho người tham gia giao thông khi lưu thông trên các tuyến đường có trạm thu phí, mà còn minh bạch hóa kết quả thu phí. Do vậy, để thúc đẩy tiến độ dán thẻ thu phí không dừng, cần làm cho người

Theo yêu cầu của Chính phủ, đến tháng 6/2022, tối thiểu 90% phương tiện giao thông thuộc đối tượng thu phí không dừng được dán thẻ ETC.

Tuy vậy, số liệu thống kê cho thấy, hiện mới có khoảng 2,3 triệu phương tiện dán thẻ thu phí không dừng, chiếm 51% phương tiện dán thẻ, nghĩa là còn gần 40% phương tiện phải dán thẻ trong 5 tháng tới.

Nếu không có giải pháp mang tính đồng bộ, quyết liệt, không dễ đạt được yêu cầu này.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hiện có gần 2 triệu phương tiện dán thẻ thu phí không dừng, song chỉ 50% trong số này nạp tiền để sử dụng dịch vụ
Hiện mới có khoảng 2,3 triệu phương tiện dán thẻ thu phí không dừng. Ảnh: Báo Giao thông

Vừa hoàn thành việc dán thẻ thu phí không dừng cho chiếc xe tải mới mua, ông Nguyễn Văn Toàn, ở Thường Tín, Hà Nội cho biết, trước đây khi đi phụ xe, mỗi lần lưu thông trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, nhìn dòng phương tiện nối đuôi nhau tại làn thu phí hỗn hợp, trong khi làn thu phí không dừng tương đối thông thoáng.

Ông Toàn xác định, khi mua xe tự kinh doanh, việc đầu tiên là dán thẻ thu phí không dừng:

"Nếu như không có trạm thu phí không dừng thì thường chúng tôi phải mất 5 phút, hoặc có trạm mất 10 phút để thực hiện việc trả phí cho trạm.

Nay có những điều kiện này thì chúng tôi thấy là thu phí rất nhanh, thuận tiện cho các phương tiện".

Tuy vậy, cũng còn không ít trường hợp phương tiện chưa dán thẻ thu phí không dừng. Thậm chí, một số trường hợp chưa dán thẻ vẫn cố tình đi vào làn thu phí không dừng. Anh Bùi Văn Thành, ở Phú Xuyên, Hà Nội rất bất bình mỗi khi phải dừng chờ phương tiện đi nhầm vào làn thu phí không dừng:

"Tốt nhất là cứ ai mua thế này, cứ dán thẻ cả, đi nhanh lắm, không bị ùn tắc, còn không dán thì đi về làn của mình".

Thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, đến hết năm 2021, mới có hơn 2,3 triệu phương tiện dán thẻ thu phí không dừng, đạt khoảng 51% số lượng phương tiện. Số lượng thẻ nạp tiền vào tài khoản để sử dụng dịch vụ đạt khoảng 65%.

Ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học- Công nghệ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đơn vị đã phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ, Cục Đăng kiểm Việt Nam xác định tỷ lệ dán thẻ của từng địa phương, từ đó có văn bản gửi các tỉnh, thành phố thông báo tỷ lệ hiện nay để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hoàn thiện hệ thống thu phí điện tử không dừng còn lại trong quý 1/2022, đồng thời, chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ thu phí dán thẻ đầu cuối khi chủ xe đến đăng kiểm phương tiện:

"Tổng cục cũng phối hợp, chỉ đạo các nhà cung cấp dịch vụ tạo ra các tiện ích cho chủ phương tiện để họ dễ dàng trong việc dán thẻ, mở tài khoản, nạp tiền vào tài khoản.

Tổng cục Đường bộ cũng chỉ đạo các trạm thu phí tổ chức lại giao thông tại các trạm, sẽ tổ chức các làn thuần ETC và sẽ chỉ để lại 1 làn hỗn hợp, tức là tạo sự thuận lợi nhất cho việc thu phí không dừng để chủ phương tiện thấy được lợi ích của dịch vụ thu phí không dừng và họ sử dụng dịch vụ này".

Ông Hồ Trọng Vinh, Phó tổng giám đốc công ty TNHH Thu phí tự động VETC cho hay, để đạt mục tiêu 90% phương tiện dán thẻ thu phí không dừng như yêu cầu của Chính phủ, cần sự tham gia của tất cả các bên.

Về phía đơn vị cung cấp dịch vụ, ngoài việc dán thẻ tại các trạm đăng kiểm, đơn vị cũng sẽ bổ sung các hình thức dán thẻ cho các phương tiện để tăng khả năng tiếp cận cho khách hàng có nhu cầu dán thẻ thu phí không dừng:

"Ngay tại các trạm thu phí đã có các điểm dán thẻ và cũng bổ sung thêm việc dán thẻ lưu động cho các đại lý, các doanh nghiệp hay một số khách hàng không thể đến địa điểm dán thẻ được. Tuyên truyền cho khách hàng hiểu các lợi ích của dán thẻ, tránh việc hiểu nhầm hay hiểu sai mục đích của việc dán thẻ".

Ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư BOT cũng cho biết, một trong những nguyên nhân khiến chủ phương tiện chưa mặn mà với việc sử dụng thẻ thu phí tự động không dừng là sự tiện dụng.

Cụ thể, có doanh nghiệp nhiều đầu xe lại phải đóng trước một số tiền không nhỏ,  do đó cần những hình thức thu phí hấp dẫn để người dân dễ tiếp cận nhất, bởi hiện nay hình thức thu duy nhất là chủ phương tiện nạp tiền vào tài khoản giao thông sau đó trừ dần cũng chưa thực sự khuyến khích người dân sử dụng:

"Cách thức để thanh toán thu phí không dừng này làm sao cho tiện dụng cho người tham gia giao thông. Ngoài E-tag có thể người ta mua một cái thẻ để định kỳ thông báo còn bao nhiêu tiền để người ta nạp tiếp và đi hoặc người ta nợ, sau đó trừ được không…

Nếu người ta không có thẻ thì có thể những hình thức thu như thế thì tôi nghĩ đơn giản hóa hình thức thanh toán để người dân dễ dàng tham dự".

Các ý kiến cũng cho rằng, với tỷ lệ và tốc độ dán thẻ thu phí không dừng như hiện nay, việc đạt được mục tiêu đến 30/6/2022 có tối thiểu 90% phương tiện thuộc diện dán thẻ thu phí không dừng là không hề dễ dàng. Do vậy, cần sự chung sức của các bên liên quan, đặc biệt là cơ quan quản lý, đơn vị cung cấp dịch vụ và địa phương để thúc đẩy tốc độ dán thẻ thu phí không dừng.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ triển khai thí điểm thu phí không dừng trên toàn tuyến  NGỌC THẮNG
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ triển khai thí điểm thu phí không dừng trên toàn tuyến. Ảnh: Thanh niên

Công nghệ thu phí tự động không dừng không chỉ tạo thuận lợi cho người tham gia giao thông khi lưu thông trên các tuyến đường có trạm thu phí, mà còn minh bạch hóa kết quả thu phí. Do vậy, để thúc đẩy tiến độ dán thẻ thu phí không dừng, cần làm cho người dân thấy được lợi ích của công nghệ này

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: "Lợi ích ở đâu?".

Bộ GTVT đã đồng ý đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để triển khai chỉ thu phí không dừng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng từ đầu tháng 5/2022. Với xe không dán thẻ thu phí không dừng sẽ đi quốc lộ 5 song song với cao tốc này.

Với những người thường xuyên lưu thông trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Quốc lộ 5 cũ sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt đáng kể giữa 2 tuyến đường này. Do vậy, việc chỉ thực hiện thu phí không dừng trên cao tốc có thể được coi là động tác mạnh và cần thiết để tạo ra sự khác biệt về lợi ích cho những chủ phương tiện dán thẻ thu phí không dừng so với trường hợp trả phí bằng tiền mặt.

Tuy vậy, ngoại trừ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến cao tốc, quốc lộ có các trạm thu phí chưa tạo được nhiều thuận lợi đáng kể cho các chủ phương tiện dán thẻ thu phí không dừng, vẫn còn quá nhiều làn thu phí thủ công tại các trạm BOT.

Cụ thể, chỉ tính riêng làn thu phí không dừng, trong số 112 trạm thu phí vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng, mới có 63 trạm lắp đủ 100% các làn thu phí ETC (từ 4 - 8 làn), còn 19 trạm mới lắp đặt được 2 làn thu phí.

Với những trạm có 2 làn thu phí không dừng, nghĩa là mỗi chiều chỉ có 1 làn không dừng, còn lại là làn hỗn hợp. Như vậy, tại các trạm này, phương tiện dán thẻ thu phí không dừng và thu phí hỗn hợp gần như không có sự khác biệt.

Đặc biệt, rất nhiều bất cập, vướng mắc với chủ phương tiện dán thẻ thu phí không dừng đã được chỉ ra từ lâu, nhưng chậm được tháo gỡ, từ tình trạng phương tiện không dán thẻ “đi nhầm” vào làn ETC, gây cản trở, ùn tắc giao thông nhưng không bị xử lý; thủ tục lập và nộp tiền vào tài khoản giao thông còn phiền hà, đến việc thiếu sự liên thông giữa tài khoản giao thông với tài khoản ngân hàng…

Trong số những bất cập này, đến thời điểm này, mới chỉ có Viettel thực hiện kết nối tài khoản epass (e-pát) với ví điện từ của Viettel để tự động khấu trừ nếu trong tài khoản hết tiền. Trong khi cùng cung cấp dịch vụ thu phí không dừng, nhưng công ty TNHH Thu phí tự động VETC – đơn vị cung cấp thẻ E-tag chưa có kế hoạch liên thông thẻ giao thông với thẻ ngân hàng, gây khó cho khách hàng.

Đặc biệt, tình trạng phương tiện đi nhầm làn hoàn toàn có thể được giải quyết nếu phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Nghị định 100 đã quy định, lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông có thẩm quyền xử phạt phương tiện đi “nhầm làn”, nhưng gần như không có lực lượng nào thường trực tại những trạm thu phí này. Trong khi đó, đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng cũng chưa thực hiện việc cung cấp dữ liệu liên quan đến phương tiện cố tình đi sai làn để phạt nguội.

Nếu có một quy chế phối hợp, phân định rõ nhiệm vụ từng lực lượng, từng đơn vị, xử phạt nghiêm các trường hợp không đủ tiêu chuẩn vẫn đi vào làn thu phí không dừng, chắc chắn tình trạng này sẽ được ngăn chặn

Đến hết năm 2020, cả nước có hơn 1 triệu phương tiện dán thẻ thu phí không dừng. Nghĩa là sau 1 năm, con số này mới tăng lên 2,3 triệu. Như vậy, còn gần 2 triệu phương tiện cho 5 tháng tới để hoàn thành mục tiêu 90% phương tiện thuộc diện thu phí không dừng dán thẻ ETC như Chính phủ yêu cầu. Nếu không giải quyết những bất cập đã được chỉ ra, không có sự đột phá, sẽ rất khó hoàn thành mục tiêu này.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //