Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đề xuất phạt tới 100 triệu đồng hành vi mua bán dữ liệu cá nhân, có phù hợp?

Phóng viên - 30/09/2021 | 8:29 (GTM + 7)

Bộ Công an đã hoàn thành hồ sơ dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đáng chú ý, tại dự thảo Nghị định này, Bộ Công an dành riêng 1 mục với 17 Điều để quy định về xử phạt vi phạm trong bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trong đó, hành vi mua bán dữ liệu cá nhân trên 10.000 chủ thể dữ liệu, được Bộ Công an đề xuất áp dụng mức phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng

Để hiểu rõ hơn về nội dung này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Thành Tài, Giám đốc Công ty Luật Phạm Danh.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Bộ Công an đề xuất áp dụng mức phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với hành vi mua bán dữ liệu cá nhân trên 10.000 chủ thể dữ liệu - Ảnh minh họa
Bộ Công an đề xuất áp dụng mức phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với hành vi mua bán dữ liệu cá nhân trên 10.000 chủ thể dữ liệu - Ảnh minh họa

PV: Thưa luật sư, ông đánh giá thế nào về tình trạng mua bán thông tin cá nhân hiện nay? Từ trước đến nay có rất ít vụ kiện liên quan đến lĩnh vực thu thập, mua bán dữ liệu cá nhân trái phép, theo ông nguyên nhân của việc này là gì?

Luật sư Phạm Thành Tài: Trong những năm gần đây tình trạng trao đổi mua bán thông tin cá nhân không những diễn ra tràn lan mà còn công khai, thậm chí quảng cáo rầm rộ trên mạng.

Bất kể ai cũng có thể dễ dàng mua được những thông tin cá nhân của người khác, thậm chí có những dữ liệu thông tin còn được cung cấp một cách miễn phí. Những thông tin cá nhân này cụ thể, chi tiết từ họ tên, ngày sinh, số điện thoại, email, số chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, địa chỉ,.. được phân loại đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề như là những khách mua chung cư cao cấp ở Hà Nội và TP.HCM, khách mua bảo hiểm hoặc những tour du lịch,…

Việc cá nhân bị lộ lọt thông tin cá nhân đương nhiên là sẽ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn những rủi ro về tài chính, pháp lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mà bị lộ thông tin cá nhân. 

Trong thực tế thì chính bản thân tôi cũng thường xuyên gặp các trường hợp có những số điện thoại lạ gọi điện đến mời chào mua các mặt hàng hoặc là để tham gia các dịch vụ nào đó. Thế nhưng, theo quan điểm của tôi, việc một cá nhân biết được bên nào là nơi cung cấp thông tin cá nhân của họ cho bên thứ ba thì đây là một điều rất khó khăn và gần như là không thể thực hiện được Việt Nam tại thời điểm hiện nay.

Bởi vì, hành vi mua bán, trao đổi thông tin cá nhân thường diễn ra trên mạng, đặc điểm của không gian mạng xuyên biên giới tính nặc danh rất cao và có thể dễ dàng xóa dấu vết nên rất khó xác định được chủ thể thực hiện.

Đồng thời các quy định của pháp luật về việc đảm bảo an toàn thông tin cá nhân còn nhiều lỗ hổng về chế tài xử phạt chưa đủ tính răn đe. Bên cạnh đó thì phần lớn người dân chưa ý thức và chưa lường trước được cái hậu quả nghiêm trọng của việc này bị lộ thông tin cá nhân.

Mặc dù là biết thông tin cá nhân của mình bị lộ thì họ cũng thấy điều đó là điều bình thường.

PV: Ông đánh giá như thế nào về đề xuất phạt tới 100 triệu đồng với hành vi mua bán dữ liệu cá nhân của Bộ Công an? Theo ông, những quy định về bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng hiện nay tại Việt Nam đã đủ hay chưa?

Luật sư Phạm Thành Tài: Về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực theo dự thảo Nghị định mới của Bộ Công an, theo quan điểm của tôi thì thấy rằng mức xử phạt này là phù hợp với tình hình đời sống kinh tế xã hội hiện nay ở Việt Nam, đảm bảo tính răn đe cũng như phù hợp với quy định về mức phạt tiền tối đa tại Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và sửa đổi, bổ sung năm 2020 đối với lĩnh vực an ninh mạng.

Cụ thể, điểm b khoản 2 và Khoản 2 của Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh mạng đối với cá nhân là 100.000.000 đồng và đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.

Ngoài ra thì căn cứ tại Khoản 3 Điều 22 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 và Điều 8 của Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 thì quy định về việc cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân, người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật An toàn thông tin mạng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên thì theo quan điểm của tôi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nhanh chóng để hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật để bảo vệ thông tin cá nhân về quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân mà có thông tin bị xâm phạm.

Cần thiết phải bổ sung các quy định hướng dẫn rõ ràng hơn về việc bồi thường thiệt hại, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho chủ thể mà có thông tin cá nhân bị xâm hại có thể khởi kiện một cách thuận lợi, đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến hành vi vi phạm đó.

PV: Xin cảm ơn luật sư!
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //