Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đề xuất gia hạn thời gian thực hiện dự án giao thông xanh TP. Hồ Chí Minh

Phóng viên - 25/08/2020 | 6:47 (GTM + 7)

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án phát triển giao thông xanh Tp. Hồ Chí Minh (Dự án BRT) sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới; trong đó, kéo dài thời gian thực hiện dự án đến năm 2023.

Mô hình BRT ở Hà Nội
Mô hình BRT ở Hà Nội (Ảnh: TTXVN)

Theo đó, trên cơ sở ý kiến của các bộ ngành, UBND Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án BRT giảm từ 155,85 triệu USD xuống 143,68 triệu USD (tương đương 3.036 tỷ đồng). Thời gian dự kiến chuẩn bị và thực hiện dự án là từ 2014 - 2023. Nếu được chấp thuận, UBND Tp. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới để triển khai các thủ tục tiếp theo đúng quy định.

Danh mục dự án BRT Tp. Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2235/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 trên cơ sở các quy định của Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 23/4/2013 về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

Dự án có tổng mức đầu tư 155,85 triệu USD; trong đó, vốn vay từ nguồn Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) là 142,25 triệu USD, vốn đối ứng là 13,6 triệu USD do ngân sách thành phố tự thu xếp. Thời gian thực hiện dự án BRT trong 4 năm (giai đoạn 2014 - 2019).

Trên cơ sở đó, UBND Thành phố phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 361/QĐ-UBND ngày 29/1/2015, với thời gian thực hiện dự án từ năm 2015 - 2020 (do thành phố phải hoàn tất công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi và phù hợp với tiến độ triển khai thực tế của dự án và đảm bảo thời gian triển khai 4 năm như được phê duyệt).

Năm 2016, căn cứ Hiệp định tín dụng của Việt Nam với Ngân hàng Thế giới, UBND Tp. Hồ Chí Minh có Quyết định số 602/QĐ-UBND ngày 16/2/2016 phê duyệt điều chỉnh Dự án BRT với mức đầu tư khoảng 143,68 triệu USD. Nguyên nhân giảm giá trị mức vốn đầu tư là do cắt giảm hết lãi vay trong thời gian xây dựng, do chuyển nguồn từ vốn vay IBRD sang vốn vay IDA (Hiệp hội Phát triển quốc tế) của Ngân hàng Thế giới.

Theo UBND Tp. Hồ Chí Minh, sau khi hoàn thành, dự án sẽ đóng góp cho thành phố một loại hình vận tải hành khách công cộng mới là tuyến xe buýt nhanh BRT chạy dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, rút ngắn thời gian vận chuyển, tiện nghi và an toàn hơn. Từ đó, góp phần giảm ùn tắc giao thông; giảm mật độ lưu thông của các phương tiện giao thông cá nhân, góp phần chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 15 – 21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động rất mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó, lên mức 2.329 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng đỉnh trong 7 tháng qua.

// //