Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đề xuất dùng ngân sách thanh toán cho BOT: Chỉ là giải pháp tình thế?

Phóng viên - 29/05/2020 | 7:31 (GTM + 7)

Mới đây, Bộ GTVT đã đề xuất dùng ngân sách Nhà nước để chi trả cho chủ đầu tư của một số trạm BOT đặt không đúng vị trí, nhằm đảm bảo hoàn vốn, xóa trạm. Liệu đây có phải là giải pháp triệt để cho vấn đề nhiều trạm thu phí bị người dân phản đối quyết liệt

Trường hợp quá khó khăn, Bộ GTVT sẽ đề xuất dùng ngân sách trả cho chủ đầu tư BOT. Ảnh: Báo Thanh niên

Trao đổi với PV VOVGT về đề xuất này, Giáo sư- Tiến sĩ Từ Sỹ Sùa – Giảng viên cao cấp trường Đại học GTVT chia sẻ:

PV: Giáo sư có nhận định như thế nào trước đề xuất của Bộ GTVT về việc dùng vốn ngân sách để thanh toán cho các trạm BOT bị phản đối?

GS-TS Từ Sỹ Sùa: Làm như vậy trong thuật ngữ chuyên môn là chia sẻ rủi ro của Nhà nước để khắc phục hậu quả. Đó là điều không ai mong muốn, nhà đầu tư cũng không mong muốn mà người dân cũng không mong muốn.

Tôi cho rằng, đây là giải pháp tình thế. Chứ nếu hiện tượng này xảy ra liên tục thì sẽ tác động rất xấu đến hình ảnh của BOT, cũng như tới hình ảnh của việc sử dụng ngân sách như thế là không hợp lý.

PV: Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng  nhiều trạm thu phí bị người dân phản đối trong thời gian qua, thưa Giáo sư ? 

GS-TS Từ Sỹ Sùa: Điều quan trọng là phải thẩm định tính khả thi của dự án một cách thận trọng, chi tiết. Tránh hiện tượng là có những cài cắm, nói cách khác là lợi ích nhóm, cũng như không minh bạch, không công khai.

Chúng ta phải làm kỹ càng hơn, phải luật hóa, giảm tối đa hiện tượng chỉ định thầu vì lợi ích nhóm xuất phát từ đấy. Tránh hiện tượng không tham vấn công chúng, hay nói khác đi là phải hài hòa 3 lợi ích. Đó là lợi ích của người sử dụng, lợi ích của doanh nghiệp cung cấp và lợi ích của Nhà nước. 

Một số dự án là tính khả thi không cao, tính hài hòa không cao. Sau khi thiết kế thì lưu lượng phương tiện không như mong muốn, dẫn đến kéo dài thời gian thu phí ra, rồi nâng mức thu phí lên, rồi khoảng cách giữa 2 trạm thu phí…

Đấy là một bài toán tổng hợp liên ngành chứ không phải chỉ riêng ngành giao thông vận tải. Quan trọng hơn là người ta sử dụng dịch vụ đấy phải cảm thấy như lợi ích của người ta được hài hòa. Những chính sách như vậy sẽ người dân người ta ủng hộ.

PV: Vâng, xin cảm ơn GS.  

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //