Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Để không lúng túng khi phát hiện F0 trong trường học

Phóng viên - 23/11/2021 | 11:24 (GTM + 7)

Thực hiện Nghị quyết 128 về thích ứng với tình hình dịch bệnh mới, liên ngành giáo dục và y tế đã ban hành nhiều hướng dẫn về tổ chức dạy học trực tiếp, trực tuyến, tương ứng với các cấp độ dịch.

Tuy nhiên, thực tế mỗi địa phương lại đang triển khai theo cách khác nhau, từ thực hiện nguyên tắc 5K, đeo khẩu trang, giãn cách trong trường học, đặc biệt là ứng xử khi có F0 trong trường.

Điều này dẫn tới việc một số địa phương phong tỏa, ngừng hoạt động giáo dục trực tiếp trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch và chất lượng giáo dục.

Để trẻ em trở lại trường học tập an toàn theo từng cấp độ, các địa phương cần thực hiện mạnh mẽ hơn nữa chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết 128

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 9/11, cả nước có 28 tỉnh/ thành phố đang tổ chức cho học sinh học trực tiếp trên địa bàn toàn tỉnh; 35 tỉnh/thành dạy học trực tuyến và qua truyền hình; nhiều địa phương lên kế hoạch mở cửa trường học trở lại tại các quận, huyện vùng xanh từ 15/11.

Tuy nhiên, với việc phát sinh các ổ dịch mới liên quan đến trường học, kế hoạch cho học sinh đi học trở lại phải điều chỉnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ cán bộ, nhà giáo, nhân viên trường học được tiêm đủ liều vắc xin còn thấp. Trung bình toàn quốc mới đạt khoảng 62%.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho rằng, để trẻ em trở lại trường học tập an toàn theo từng cấp độ, các địa phương cần thực hiện mạnh mẽ hơn nữa chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết 128:

“Những địa bàn thuộc cấp độ dịch 1 và 2, địa phương cần tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, kể cả trẻ mầm non được đi học trực tiếp. Khi học sinh quay trở lại trường học thì phải làm thế nào để đảm bảo an toàn nhất cho các em. Trẻ đến trường phải được an toàn và được hỗ trợ để thích ứng môi trường học tập mới sau nhiều tháng dài dạy học trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý học sinh”.

UBND TP. Hà Nội  đồng ý cho học sinh lớp 9 tại 17 huyện ngoại thành đi học trực tiếp trở lại từ ngày 22/11. Vậy học sinh lớp 10, 11, 12 ở Hà Nội bao giờ sẽ được đi học trực tiếp?

Văn bản nêu rõ, các huyện, thị xã mở cửa trường học từ thứ Hai (22/11) tới đây, gồm: Sơn Tây, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa.

Các khối lớp còn lại tiếp tục học trực tuyến. Học sinh mầm non tiếp tục nghỉ học ở nhà.

Các trường phải đảm bảo học sinh ngồi giãn cách, có thể chia ca để giảm sĩ số học sinh trong lớp học, giáo viên phải tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19.

Ngoài ra, UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu học sinh tự mang nước cá nhân tới lớp và tổ chức 1 buổi/ngày. Trong quá trình học sinh tới trường, nếu địa phương nào xuất hiện F0, UBND thành phố sẽ cho phép địa phương đó tự quyết định dừng khẩn cấp việc học để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục thể chất, Bộ GD-ĐT, sau một thời gian được kiểm soát tốt, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trở lại tại một số địa phương, trong đó có nguyên nhân lây lan từ những người trở về từ vùng dịch.

Đã xuất hiện một số ổ dịch lây lan trong trường học khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp dẫn đến một số địa phương phải chuyển đổi kế hoạch, chuyển sang dạy học trực tuyến tại một số địa bàn phát sinh dịch. Kế hoạch mở cửa trở lại ở các địa bàn vùng xanh phải điều chỉnh vì tỉnh/thành phát sinh nhiều ca nhiễm cộng đồng.

Đáng chú ý, một số địa phương còn băn khoăn khi chưa thống nhất thực hiện biện pháp đảm bảo giãn cách trong nhà trường; tổ chức các hoạt động tập thể trong nhà trường; tổ chức cho học sinh ăn bán trú, việc đeo khẩu trang của giáo viên, trẻ em mầm non, học sinh khi thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường; chưa thống nhất phương án, kịch bản xử lý khi phát hiện ca F0 trong trường học.

Phó Giám đốc Sở GDĐT Quảng Ninh Châu Hoài Thu chia sẻ: “Với sĩ số học sinh quá đông, các trường học ở địa bàn TP Hạ Long, Cẩm Phả rất khó để tổ chức lớp học đảm bảo giãn cách. Việc giáo viên, học sinh phải đeo khẩu trang trong toàn thời gian học tập tại trường (trừ lúc ăn ngủ bán trú) được Quảng Ninh chỉ đạo thực hiện nghiêm. Tuy nhiên thực tế cho thấy, với đối tượng học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày và ăn ngủ bán trú, yêu cầu này gây khó cho các bé”.

Nhiều địa phương cũng đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn rõ hơn việc đeo khẩu trang trong trường học để vừa hiệu quả, vừa khả thi, an toàn, cũng như việc xử trí khi trường học xuất hiện F0, F1, F2 như thế nào để thích ứng an toàn trong tình hình mới. Tiến sĩ Nguyễn Nho Huy đề cập giải pháp:

“Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Y tế cập nhật, bổ sung hướng dẫn tại Sổ tay phòng chống COVID-19 trong trường học; Tiếp tục rà soát, hướng dẫn các điều kiện đảm bảo an toàn cho học sinh khi tổ chức học trực tiếp: thống nhất với Bộ Y tế để có hướng dẫn các địa phương về phương án, kịch bản xử lý khi phát hiện ca F0 trong trường học. Việc đeo khẩu trang trong trường học/lớp học và khi tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường đối với giáo viên/học sinh, Đảm bảo giãn cách trong nhà trường; tổ chức các hoạt động tập thể trong nhà trường; tổ chức cho học sinh ăn bán trú...”

Ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục quản lý môi trường (Bộ Y tế) đã giải đáp thắc mắc về cách xử lý khi phát hiện F0 trong trường học. Cụ thể, khi có bệnh nhân mắc COVID-19 trong trường học, toàn bộ trường phải phong toả tạm thời; thông báo phối hợp với cơ quan y tế địa phương để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Trường học cần tách F0 và đưa F0 đi cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo quy định; rà soát ngay để phát hiện toàn bộ học sinh, giáo viên, người lao động đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh trong trường học và đang ở trong cộng đồng; tổ chức cách ly tạm thời tại trường học các ca bệnh nghi ngờ và lấy mẫu đơn tại một khu vực riêng.

Sau đó, các cơ quan chức năng sẽ truy vết F1 triệt để tại trường học cũng như trong cộng đồng. F1 tại trường học phải được cách ly ở một khu vực riêng; tất cả học sinh, giáo viên trong cùng lớp học có F0 được coi là F1; lấy mẫu bệnh phẩm F1 lần đầu theo mẫu đơn.

Đối với cán bộ, giáo viên, học sinh là F1 đang ở cộng đồng, yêu cầu ở yên tại nơi lưu trú và thông báo ngay cho y tế cơ sở để xử lý; tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho tất cả học sinh, giáo viên, người lao động của trường (những người đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh và F1 thì lấy mẫu xét nghiệm đơn.

Những người khác thì nên lấy mẫu xét nghiệm gộp 5 – 10); rà soát F2, xem xét lấy mẫu xét nghiệm cho F2 nếu tiên lượng thấy nguy cơ F1 có thể đã trở thành F0 và lây cho F2. Ông Dương Chí Nam nhấn mạnh:

“Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, học sinh, giáo viên, người lao động đang có mặt tại trường ở nguyên tại chỗ; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống lây nhiễm vì nguy cơ xảy ra lây nhiễm trong lúc phong tỏa tạm thời là rất cao: lớp học nào ở yên lớp học đó, tự quản và thực hiện 5K. Kết quả xét nghiệm âm tính thì cơ quan y tế địa phương đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục quay trở lại học tập, thực hiện 5K; rà soát, truy vết F1 tại trường một lần nữa tránh bỏ sót F1”.

Điều kiện để thực hiện đúng hướng dẫn là mỗi trường học đều phải xây dựng phòng cách ly tạm thời, có công trình vệ sinh khéo kín, cửa phòng bố trí nơi rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh để thuận tiện sử dụng; đảm bảo thực hiện phòng chống lây nhiễm bằng việc thực hiện vệ sinh thông khí; hàng ngày lau rửa nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong phòng bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường, nhà vệ sinh sạch sẽ.

Vai trò của Sở Y tế và các đơn vị y tế địa phương rất quan trọng, có trách nhiệm tổ chức tập huấn cho nhà trường, nhân viên y tế hay giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trong trường học, đồng thời phải có cán bộ đầu mối hỗ trợ nhà trường khi có các trường hợp biểu hiện nghĩ nhiễm hoặc mắc Covid-19 trong cơ sở giáo dục.

Trẻ em đi học trở lại an toàn là một công tác rất khó. Nhưng khó mới cần đến các cán bộ, nhà quản lý giải quyết

Các chuyên gia đều cho rằng, mấu chốt để kế hoạch học tập ít bị ảnh hưởng nhất do dịch bệnh là cách các địa phương, các nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai và vận dụng Nghị quyết 128. Bởi lẽ, chỉ khi đủ điều kiện an toàn và có kế hoạch ứng phó tốt mới không lâm vào cảnh lúng túng khi dịch bệnh chuyển biến phức tạp.

Trong khi các môi trường phổ biến như cơ quan, công sở, khu công nghiệp, nhà máy, nhà hàng, quán ăn, chợ dân sinh, trung tâm thương mại, chung cư, nhà tập thể… đã trải qua nhiều đợt dịch và các cơ quan chức năng cũng như người dân có kinh nghiệm trong việc ứng phó, thì môi trường học đường lại ít “va vấp” với dịch bệnh hơn.

Một phần do vắc xin chưa bao phủ tới nhóm đối tượng trẻ em, một phần do các địa phương, các bậc phụ huynh rất thận trọng với sức khỏe của lứa tuổi nhỏ, nên phần lớn thời gian trong mùa dịch, các trường học đều đóng cửa để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Do đó, quyết định mở cửa trường học cũng là muộn nhất trong các hoạt động thích ứng trở lại với tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ. Không khó để hình dung những khó khăn của ngành giáo dục khi vừa phải quản lý chất lượng dạy và học sau một thời gian quá dài không tương tác giáo dục trực tiếp, vừa quan tâm tới sức khỏe tâm thần, những thay đổi tâm sinh lý của các em, lại vừa triển khai các biện pháp phòng dịch, ứng phó nếu trường hợp dịch bệnh xuất hiện.

Tuy nhiên, trong khi thầy cô và nhà trường đã được tập huấn liên tục, những điều kiện, trang thiết bị phòng chống dịch, tâm lý phụ huynh, học sinh đã sẵn sàng thì vấn đề lại đến từ kế hoạch tổng thể của các địa phương, sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với y tế cơ sở và các cơ sở giáo dục.

Những hướng dẫn chưa chi tiết, đi vào từng điều kiện thực tế đã gây lúng túng cho các địa phương, dẫn đến mỗi nơi làm một kiểu khi dịch bệnh chuyển biến phức tạp. Và kiểu an toàn nhất, đó là phong tỏa diện rộng, đóng cửa trường học, những biện pháp cao hơn cấp độ dịch thực tế.

Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế đã thống nhất nguyên tắc: các địa phương ở cấp độ dịch 1 và 2 thì trẻ em cần được tạo điều kiện tốt nhất để được học trực tiếp tại trường, kể cả cấp mầm non. Việc này vừa đảm bảo quyền lợi tiếp cận giáo dục của trẻ em, vừa giải tỏa gánh nặng cho giáo viên và các bậc phụ huynh, lực lượng sản xuất chính của xã hội.

Hai Bộ cũng đã thống nhất cách xử trí khi có F0 trong trường học, cần làm gì để dập dịch, sao cho việc học tập ít chịu ảnh hưởng nhất.

Mục tiêu là vậy, nhưng cách thực hiện vẫn là yếu tố quyết định. Nó phụ thuộc không chỉ năng lực mà còn là tinh thần trách nhiệm, dám nhận dám làm của các cán bộ có liên quan tại các địa phương.

Cần khẳng định, trẻ em đi học trở lại an toàn là một công tác rất khó. Nhưng khó mới cần đến các cán bộ, nhà quản lý giải quyết. Nhân dân trông chờ và trả lương cho họ để thực hiện những công việc này./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //