Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Để không còn những học sinh phải đứt mạch học tập

Phóng viên - 15/09/2021 | 15:14 (GTM + 7)

Một năm học mới đã bắt đầu và với các tỉnh thành vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội, việc học trực tuyến đặt ra nhiều thách thức với học sinh và gia đình các em.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Một em học sinh học online tại nhà bằng điện thoại - Ảnh Tuổi trẻ
Một em học sinh học online tại nhà bằng điện thoại - Ảnh Tuổi trẻ

Một số liệu thống kê gần đây cho thấy, số học sinh chưa có máy tính tại 26 tỉnh/thành phố đang học trực tuyến và cần được hỗ trợ vào khoảng 1,5 triệu em. Nhiều nơi, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa còn chưa có mạng Internet để phục vụ học tập trực tuyến.

Chỉ riêng TP. HCM, có 77.000 học sinh không đủ điều kiện học trực tuyến vì thiếu thiết bị hoặc thiếu đường truyền internet hoặc cả hai. Trước tình thế này, nhiều trường học, tổ chức xã hội đã kêu gọi sự quyên góp, ủng hộ và những “ATM” máy tính, điện thoại thông minh đã ra đời…

“Kính gửi quý thầy cô và phụ huynh học sinh trường Minh Đức!

Dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp tại thành phố thân yêu của chúng ta, đặt ra nhiều thách thức ở thời khắc thầy trò chuẩn bị cho năm học mới. Chiều nay, trong buổi họp Hội đồng sư phạm, nhiều thầy cô băn khoăn lo lắng cho những học sinh không có đủ điều kiện trang thiết bị để học trực tuyến. Chúng tôi rất trăn trở, không muốn bất cứ học sinh nào của mình bị bỏ lại phía sau.

Tôi cùng một nhóm giáo viên Tin học của trường có ý tưởng xin điện thoại cũ của giáo viên, phụ huynh trường Minh Đức, xây dựng một ATM điện thoại thông minh, tạo cơ hội cho những học sinh nghèo được tiếp tục học tập.

Chúng tôi cần điện thoại hoặc laptop cũ (kèm dây sạc pin), có cài sẵn ứng dụng online, nhằm đảm bảo thiết bị đó đáp ứng việc học trực tuyến của học sinh. 

Ai có lòng hảo tâm, xin vui lòng để lại thông tin theo link dưới đây. Thầy cô trường Minh Đức sẽ liên hệ với quý vị để trao những thiết bị quý giá đó đến đúng em học sinh đang cần. Chiếc điện thoại, người bạn cũ của quý vị, sẽ tiếp tục sứ mệnh cao đẹp của nó, đưa tri thức đến với trẻ em nghèo.”

Đó là những lời mộc mạc từ lá thư ngỏ của cô Trần Thúy An, Hiệu trưởng trường THCS Minh Đức, quận 1, TPHCM để kêu gọi sự chung tay, giúp sức cho ít nhất 50/1700 học sinh của nhà trường còn đang thiếu thiết bị học tập trực tuyến khi bước vào năm học mới.

Theo cô Trần Thúy An, hiện “ATM điện thoại thông minh” đã nhận được 4 điện thoại, 3 laptop, 3 máy tính để bàn cùng số tiền hơn 40 triệu đồng từ phụ huynh và các nhà hảo tâm đóng góp để mua thiết bị mới cho hơn 20 học sinh trường THCS Minh Đức: "Chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều người thì sử dụng một lúc đến 2-3 thiết bị và có những thiết bị thì người ta không xài nữa. Khi triển khai mô hình này, thầy cô giáo mong muốn tất cả học sinh đều bình đẳng trong việc tiếp cận kiến thức. Những em không có thiết bị hỗ trợ học tập trong dịch bệnh sẽ được hỗ trợ kịp thời, để không em nào bị bỏ lại phía sau". 

Nhiều học sinh bất ngờ và hạnh phúc khi nhận được một chiếc điện thoại mới để phục vụ học tập ngay khi bước vào năm học mới: "Con không muốn mượn mãi điện thoại của ông, vì ông cũng có nhiều việc phải dùng. Có điện thoại này, con có thể học hàng ngày, xem bài giảng của thầy cô và làm bài tập luôn trên đó". 

Cũng xuất phát từ thực tế nhiều học sinh không có máy tính, điện thoại để học trực tuyến, Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, quận 5, TP.HCM đã gửi thư kêu gọi phụ huynh, cá nhân quyên góp máy tính đã qua sử dụng để sữa chữa lại cho học sinh dùng.

Theo thầy Lê Văn Chương, phó giám đốc Trung tâm, khảo sát cơ bản cho thấy học sinh của trung tâm cơ bản đã có thiết bị phục vụ việc học trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều em không có thiết bị học tập tốt.

Đến nay, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An đã nhận được 5 máy tính. Số máy này sẽ được một công ty máy tính bảo trì, nâng cấp, sửa chữa và sẽ chuyển đến tay học sinh phục vụ cho việc học tập. Trung tâm mong muốn, mỗi học sinh sẽ có một máy tính để học, vì xác định việc học trực tuyến sẽ lâu dài, ngay cả khi các em trở lại học bình thường. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hỗ trợ thiết bị học tập là giải pháp lâu dài mà nhiều nhà trường, nhiều điạ phương đề ra để thực hiện với mong muốn phủ máy tính đến càng nhiều học sinh càng tốt, không chỉ trong giai đoạn giãn cách mà cả khi các em học sinh có thể đến trường trở lại.

Tuy nhiên, từ ý tưởng đến hiện thực vẫn còn là một hành trình dài phía trước. Đó là chia sẻ của thầy Lê Văn Chương, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, quận 5, TPHCM với chúng tôi:

PV: Thưa thầy, ý tưởng ATM máy tính cho học sinh hiện đang được thực hiện ra sao, còn những trở ngại gì?

Thầy Lê Văn Chương: Hiện nay chúng tôi đã tiếp nhận một số máy tính gửi về để ủng hộ; nhưng không phải máy nào cũng có thể sử dụng được ngay, còn phải nâng cấp cấu hình, cài đặt ứng dụng, cũng có máy đã quá cũ gần như không đáp ứng được yêu cầu của việc học.

Ngoài ra, việc chuyển thiết bị đến tay học sinh cũng rất khó bởi hiện nay đi lại bị hạn chế, ship không tới được, mà giấy đi đường thì có hạn. Nên chúng tôi vẫn phải chờ đến khi nới lỏng giãn cách hơn thì mới chuyển được cho học sinh. 

PV: Vậy thầy và trò của trường đã khắc phục tình trạng này bằng cách nào?

Thầy Lê Văn Chương: Các học sinh không có thiết bị có thể mượn tạm thời máy tính của người quen. Tôi muốn nói giáo viên trong giai đoạn này đừng quá khắt khe, nói chung là cố gắng vận động các em thôi, tại vì học trực tuyến có những cái hạn chế nhất định. Nó có ưu điểm nhất định nhưng cũng có hạn chế nhất định. Cứ hỏi rằng tụi con học khó khăn gì, thì nói mạng chập chờn nhiều lắm.

Nhà có 3 đứa con mà chỉ có một cái máy vi tính rồi thì học làm sao. Sau khi chúng tôi nhờ giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu một hồi thì cuối cùng báo lại là mượn được người thân. Nhưng chủ yếu cần tạo tâm lý thoải mái, động viên các em là chính. 

---

Trước những khó khăn này, mới đây, Thủ tướng chính phủ đã phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” trên toàn quốc. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam là đầu mối phối hợp với các bộ, đơn vị, ngành giáo dục các địa phương, nhà trường, qua đó kêu gọi cán bộ, giáo viên, người lao động ủng hộ kinh phí tối thiểu một ngày thu nhập hoặc bằng nhiều hình thức khác như máy tính, điện thoại thông minh, iPad, tivi mới hoặc cũ. Mọi nguồn lực sẽ được huy động nhằm giúp học sinh chưa có và không thể mua thiết bị học trực tuyến không mất cơ hội học tập trong đại dịch. 

Dịch bệnh là một điều kiện bất khả kháng, song không nên vì vậy mà làm mất đi tính liên tục trong giáo dục. Do vậy, việc khởi đầu một năm học mới dù còn  dằng dặc gian nan nhưng là cách tiếp cận đúng đắn, để từ đó khó ở đâu, gỡ ở đó và sẽ vơi dần đi những bạn nhỏ không có điều kiện học tập mỗi ngày. 

Và biết đâu, chính chúng ta lại có thể mang đến cơ hội học tập cho một em nhỏ, bằng sự quan tâm và chia sẻ dù là nhỏ của mình.  

---

Đừng quên, nếu từng có trải nghiệm, hoặc chứng kiến những câu chuyện về tình người, tình yêu cuộc sống trên con đường bạn rong ruổi hàng ngày, hãy cùng chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected]. Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông.

Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android). 

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Nơi âm dương không cách trở

Nơi âm dương không cách trở

Phố Giáp Nhị (Q. Hoàng Mai) có nhiều ngõ ngách chằng chịt đặc trưng đúng chất Hà Nội phố. Nhưng có điều kỳ lạ khi khám phá ngang dọc con phố này sẽ thấy một khu phố mà người dân đang chia sẻ không gian sống với những ngôi mộ.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT với cá nhân, hộ kinh doanh là 150 triệu đồng/ năm, tăng 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.

Bình trà đá nghĩa tình

Bình trà đá nghĩa tình

Không riêng tại thành phố Hồ Chí Minh mà thời gian gần đây, trên một số tuyến đường ở ĐBSCL, chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những bình trà đá miễn phí dành cho mọi người, đặc biệt là bà con lao động khó khăn xuất hiện ngày càng nhiều.

// //