Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

ĐBSCL nỗ lực, chung tay hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản

Phóng viên - 02/08/2021 | 14:58 (GTM + 7)

ĐBSCL là vựa lúa, đồng thời là vùng nuôi trồng, chế biến thủy hải sản lớn của cả nước với giá trị xuất xuất khẩu mỗi năm hàng tỷ USD. Thế nhưng cơn lốc COVID-19 khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn.

Không bán được

Tại tỉnh Sóc Trăng, nhãn là một trong những loại cây ăn trái được xếp vào nhóm cây đặc sản trong Đề án Phát triển cây ăn trái đặc sản của tỉnh và đang vào mùa thu hoạch. 

Theo thống kê, diện tích trồng nhãn của tỉnh là 3.130ha. Sản lượng nhãn của tỉnh, dự kiến thu hoạch từ tháng 7/2021 đến tháng 12/2021, ước tính rơi vào khoảng 25.626 tấn. Trong 37 vựa, cơ sở, đại lý thu mua cây ăn trái tại các huyện nhưng chỉ còn 15 cơ sở hoạt động thu mua nhỏ lẻ và cầm chừng. Riêng thị xã Vĩnh Châu và huyện Cù Lao Dung không có vựa, cơ sở, đại lý thu mua. 

Anh Nguyễn Văn Liền ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng bộc bạch: "Chưa năm nào giá nhãn xuồng “bèo” như hiện nay, thường nhãn xuồng giá thấp nhất cũng ở mức 25.000 đồng/kg nhưng giờ nhãn xuồng giá là 13.000 đồng/kg, chủ yếu thương lái nhỏ đến mua bằng xe máy rồi vận chuyển đi".

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, bà Trần Thị Đền, chủ vựa rau màu Dũng Đền ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: "Giờ tội nghiệp nhất là cho nhà nông, trồng ra nhưng không có bán được. Tôi chuyên thu mua mặt hàng nông sản, địa phương có gì mình thu mua cái đó, bán ngay chợ đầu mối Thủ Đức, TP. HCM. Bây giờ thất nghiệp rồi lính đầu trên đầu dưới phải nuôi ăn".

Còn tại tỉnh Hậu Giang, qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện địa phương có hơn 2.973 tấn nông sản tồn trong dân, nhiều nhất là các loại thủy sản cá tra, cá rô đồng, cá thát lát, cá trê vàng... với số lượng hơn 2.000 tấn, các mặt hàng trái cây khoảng 536 tấn, rau màu các loại khoảng 129 tấn... Trong đó, không có thương lái thu mua 819 tấn, còn lại người dân đợi giá.

Ông Nguyễn Văn Mai ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp cho biết, cũng như nhiều loại nông sản khác, có lúc thăng lúc trầm, dịch bệnh đã kéo giá sương sáo giảm sâu:

"Giá sương sáo bán xô khô 10.000 đồng/kg; thân khô 8.000 đồng/kg, lá khô 16.000 đồng/kg; còn bán lẻ thì có giá hơn, dao động từ 23.000-24.000 đồng/kg, mức giá này giảm hơn 50% so với năm ngoái. Bởi do dịch bệnh nên việc vận chuyển, thu mua sương sáo của tiểu thương gặp không ít khó khăn nên sức tiêu thụ chậm, nhiều hộ sau khi thu hoạch xong phải phơi khô để trữ lại do không có thương lai đến thu mua".

Dịch bệnh đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh không riêng gì nông dân mà các HTX cũng lâm vào cảnh khó khăn chồng chất. Nếu cách đây một tháng HTX Kỳ Như, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cung cấp cho thị trường 30-35 tấn thì nay giảm hơn 50%. HTX đang có trên 200 tấn cá đến ngày thu hoạch nhưng chưa bán được, còn tại kho còn trữ hơn 80 tấn cá nguyên liệu và trên 3 tấn thành phẩm. 

Chị Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như cho biết, giá thu mua cá thát lát chỉ còn 41.000 đồng/ký đến 42.000 đồng/ký, giảm khoảng 5.000 đồng so với một tuần trước, những hộ có ký hợp đồng với HTX thì giá bao tiêu 55.000 đồng/ký nhưng hiện lượng thu mua cũng hạn chế. 

“Thị trường ở ngoài giá quá rẻ, công ty đầu trên cũng kêu mình sụt theo thị trường, thức ăn đang tăng, cá mà nông dân ai trữ lại chờ giá chị nghĩ chờ giá lên cũng không lời. Hiện nay, người dân nuôi giá khoảng 55.000 mới đủ vốn”, Chị Nguyễn Kim Thùy cho biết thêm.

Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang… là nơi nuôi tôm khá lớn ở ĐBSCL, nhưng do dịch COVID-19 nên nhiều hộ lo lắng tiêu thụ gặp trở ngại. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, trong tháng 8 dự kiến sản lượng thu hoạch 53.000 tấn thủy sản, sản lượng tiêu thụ trong tỉnh khoảng 4.300 tấn.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thị trường đầu ra tôm nuôi trên địa bàn Bạc Liêu không chỉ khó bán mà giá giảm sâu khiến người nuôi lo lắng (giảm khoảng 15 - 20% tùy theo kích cỡ tôm). Ngược lại, giá thức ăn và các loại nguyên liệu đầu vào tăng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nuôi.

Hậu Giang còn tồn đọng hàng ngàn tấn nông sản, thủy sản

ĐBSCL hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản

Có thể thấy, tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam đang diễn biến rất phức tạp dẫn đến thị trường tiêu thụ giảm sút cục bộ, làm ngưng trệ chuỗi cung ứng thực phẩm phục vụ cho xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa; giá bán một số mặt hàng thủy sản thương phẩm tươi sống và gia súc, gia cầm đều giảm trong khi giá bán các loại trứng gia cầm tương đối ổn định trở lại. 

Trước những khó khăn trên, các tỉnh thành ở ĐBSCL đang nỗ lực, chung tay hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản. Tại tỉnh An Giang, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Công thương làm việc với các đơn vị nhằm tăng cường thu mua các loại nông sản khác ở tỉnh.

Tổ chức kết nối cung cầu các mặt hàng nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu; chủ động mời các đối tác tiêu thụ lớn như hệ thống siêu thị, các doanh nghiệp chế biến nông sản, tập trung cao cho hình thức tiêu thụ, chào bán sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử, kinh doanh qua online… 

Tại vùng chuyên canh nhãn rộng 800ha ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đang thu hoạch nhưng tiêu thụ chậm do giãn cách xã hội. Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã ký quyết định về việc thành lập Tổ công tác, Bộ phận giúp việc hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ, lưu thông nông sản và nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tình hình dịch COVID-19.

Qua đó, kịp thời tháo gỡ, xử lý các tình huống khó khăn để hỗ trợ địa phương thúc đẩy sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản được thuận lợi, đảm bảo thông suốt, an toàn. 

Trong khi đó, tại tỉnh Sóc Trăng, chính quyền địa phương cũng đã rà soát diện tích, năng suất, sản lượng thu hoạch từng loại nhãn; thống kê các cơ sở thu mua và tổ chức cử người làm đầu mối tiêu thụ; rà soát lại danh sách các tiểu thương; tổ chức các điểm bán hàng tại địa phương, tạo điều kiện xét nghiệm cho người trực tiếp vận chuyển hàng hóa; để đủ điều kiện lưu thông và đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.

Ông Võ Văn Chiêu, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng cho biết: "Với các loại rau, củ, quả, thực phẩm đến nay đã tìm được hướng tiêu thụ cho bà con, không còn lo ế ẩm như mấy ngày trước. Các phương tiện vận chuyển đã được cấp thủ tục vào “luồng xanh” nên các doanh nghiệp đã thoải mái tiêu thụ hàng của bà con. Bây giờ chỉ còn sản phẩm nhãn trái là chưa được tiêu thụ mạnh, đơn vị đang kết nối với các doanh nghiệp và sàn giao dịch điện tử để tìm hướng tiêu thụ nhãn cho nông dân".

Trao đổi với PV VOVGT, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh quan tâm hỗ trợ các địa phương trong việc thành lập các tổ thu hoạch, thu mua nông sản cho người dân để thuận tiện trong việc liên kết tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố có nhu cầu, trong đó, cần có sự tham gia của tình nguyện viên là các đơn vị đoàn thể của địa phương.

Đối với các địa phương trong tỉnh cần xem xét lại để ưu tiên bố trí điểm thu mua nông sản tại các tuyến đường thuộc “luồng xanh” theo chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong vận chuyển, đồng thời, có báo cáo hàng ngày về tình hình thu hoạch và nhu cầu tiêu thụ nông sản để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh có hướng liên kết tiêu thụ kịp thời.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //