Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

ĐBSCL: Không chủ quan với dịch sốt xuất huyết

Phóng viên - 10/09/2019 | 14:08 (GTM + 7)

Tính đến ngày 20/8, cả nước đã có 16 trường hợp tử vong do mắc sốt xuất huyết, số ca mắc bệnh cũng cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), dù đã sớm có những dự báo, nhưng đến nay số ca sốt xuất huyết ở một số

Số ca nhiễm SXH tại các tỉnh ĐBSCL tăng mạnh. (Ảnh: Dân Việt)

Thống kê ở thời điểm hiện tại, dịch sốt xuất huyết (SXH) đã rất đáng báo động ở các địa phương với hàng ngàn ca bệnh ghi nhận. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã có hơn 1.300 người mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Vùng có số ca mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều nhất trong 8 tháng qua là huyện Trà Cú.

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bến Tre cho biết, đến đầu tháng 8 này toàn tỉnh đã phát hiện hơn 900 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 148% so với cùng kỳ năm ngoái. Bệnh xảy ra ở 9/9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; trong đó huyện Ba Tri là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất với  hơn 170 ca, kế đến là huyện Mỏ Cày Nam và Châu Thành…

Tăng cường phòng chống bệnh sốt xuất huyết, ngành Y tế tỉnh Bến Tre tiếp tục theo dõi diễn biến và triển khai công tác tuyên truyền mạnh mẽ tại các địa phương. Theo ghi nhận, các địa phương trong tỉnh đã tiến hành xử lý 289 ổ bệnh; tổ chức ra quân chiến dịch diệt lăng quăng, diệt muỗi trên phạm vi toàn tỉnh. Bác sĩ Võ Hồng Khanh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre nhấn mạnh:

Để chiến dịch thành công, chủ yếu thực hiện khan tuyên truyền, đi vận động người dân và khảo sát mật độ muỗi, mật độ côn trùng để ta biết mật số lăng quăng trong nhà. Ban Chỉ đạo ở các xã phường họp rút kinh nghiệm những gì còn vướng mắc khó khăn và tìm giải pháp sắp tới.  

Tình hình bệnh cũng diễn biến phức tạp tại Vĩnh Long. Sáu tháng đầu năm nay, tỉnh Vĩnh Long phát hiện hơn 830 ca bệnh sốt xuất huyết tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Do bệnh tăng nhanh trong những ngày mưa đầu mùa nên hầu hết các bệnh viện tuyến huyện ở địa phương đều quá tải.

Ông  Huỳnh Thanh Tân, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Long cho biết thêm: 

Trước tình hình này ngành y tế đã triển khai nhiều hoạt động để khống chế dịch. Tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ hệ điều trị và dự phòng nhằm làm số ca mắc và tử vong. Tăng cường hoạt động giám sát để phát hiện sớm tại các địa phương có nguy cơ  để xử lý triệt để các ổ dịch để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Tính đến cuối tháng 8 này, toàn tỉnh Tiền Giang đã phát hiện  hơn 2.400 ca bệnh sốt xuất huyết; trong đó có 2 ca tử vong tại Tp. Mỹ Tho và huyện Chợ Gạo. Điều đáng nói là ca sốt xuất huyết Dengue và SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo chiếm tỉ lệ trên 90%.  

Bà Trần Thị Thu Vân, trưởng trạm y tế, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở xã Trung An, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cho biết: 

Đối ổ dịch xử lý sạch sẽ, xử lý đúng quy định trong 24 giờ, dọn sạch lăng quăng, phối hợp trung tâm y tế dự phòng phun dâp ngay ổ dịch. Nhìn chung đại bộ phận người dân có ý thức nhưng có một số hộ thực hiện phòng dịch chưa tốt lắm.

Các bệnh nhi mắc bệnh sốt xuất huyết và đang điều trị tại bệnh nhi đồng TP Cần Thơ.

Đây là một thực tế đáng quan ngại, bởi địa bàn tỉnh Tiền Giang vừa xuất hiện 2 ổ dịch bệnh sốt xuất huyết với 07 ca bệnh, tăng hơn 3 lần so cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có có 20 xã thuộc 5 huyện, thị có nguy cơ gây bùng phát sốt xuất huyết là huyện Cai Lậy, Thị xã Cai Lậy, huyện Chợ Gạo. Thị xã Gò Công, huyện Tân Phước và huyện Cái Bè.

Lo ngại dịch bệnh sốt xuất huyết đã ở mức đỉnh điểm và nhiều khả năng còn diễn biến phức tạp vào thời gian tới, rất cần các địa phương tiếp tục quyết liệt triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định:

“Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu không thực hiện tốt công tác tuyên truyền tại các địa phương thì không giải quyết được tình hình. Không có bọ gậy, muỗi thì không có sốt xuất huyết. Hàng tuần phải lật úp các dụng cụ chứa nước, thay nước bình hoa,đặc biệt là thu gom vật dụng chứa nước thải để muỗi không đẻ trứng vào. Tôi cũng lưu ý, muỗi truyền sốt xuất huyết không đẻ ở ao hồ, cống rãnh mà ở nơi có nước sạch, nhất là dụng cụ chứa nước mưa…”.

Thời gian qua, vì chưa nhận thức đúng đắn về dịch sốt xuất huyết, không ít bà con đã lơ là trong công tác phòng, chống bệnh. Đáng nói, nhiều tin đồn, mẹo “chữa bệnh”, “ngừa bệnh hiệu quả 100%” lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội làm dấy lên nhiều lo ngại cho sức khoẻ cộng đồng.

Nhằm mang đến những thông tin ý tế xác thực và đầy đủ về bệnh sốt xuất huyết đến quý bà con, PV Mekong FM đã có cuộc trao đổi cùng Bác sĩ Chuyên khoa II Đặng Văn Hội - Trưởng khoa Nội Tổng Quát Bệnh viện Đa Khoa Xuyên Á Vĩnh Long. 

PV: Thưa bác sĩ, thời gian qua sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát mạnh với số ca bệnh tăng cao so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn còn nhiều người chưa nhận biết đúng về bệnhn sốt xuất huyết. Trên mạng xã hội đang lan truyền mạnh 1 số ý kiến như: uống vitamin sẽ chống sốt xuất huyết; sốt xuất huyết chỉ bị 1 lần trong đời và không bị lại như thuỷ đậu; sốt xuất huyết chỉ có ở trẻ em, người lớn không bị… Bác sĩ nghĩ sao về vấn đề này?

Bác sĩ Đặng Văn Hội: Hiện nay dịch sốt xuất huyết đang gia tăng, với tính chất bệnh ngày càng nguy hiểm hơn, các biến chứng nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, tôi cũng có một số lưu ý cho bà con về bệnh này. Sốt xuất hiện là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây nên, và có tổng cộng bốn loại vi rút. Khi bị bệnh rồi vẫn có thể bị lại chứ không phải bị một lần thì không bị nữa.

Bệnh lây truyền do muỗi đốt, là loại muỗi vằn. Khi bị đốt thì người bị đốt sẽ bị nhiễm vi rút do người đã mắc bệnh truyền qua. Chính vì vậy mà lây lan rất nhanh, có thể cả gia đình đều bị nếu không có cách phòng ngừa.

Thường thì có những cách phòng ngừa là tránh muỗi đốt và diệt muỗi, chứ không phải là phòng ngừa đơn thuần bằng cách uống vitamin để tăng sức đề kháng như thông thường là được.

PV: Vậy khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, chúng ta cần lưu ý và làm gì ngay? 

Bác sĩ Đặng Văn Hội: Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường vào mùa mưa. Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết ở người lớn đang gia tăng rất nhanh, triệu chứng bệnh của người lớn và trẻ em rất giống nhau. Tuy nhiên ở người lớn thì số ngày sốt kéo dài hơn, triệu chứng nặng hơn và biến chứng cũng nhiều hơn. Đặc điểm của bệnh này sốt và xuất huyết tương, suy tạng nặng và có thể gây viêm não. Nếu không xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong. Cái nguy hiểm nhất là ở người béo phì, bệnh mạn tính đi kèm, và đặc biệt là ở phụ nữ có thai.

Bà con lưu ý nếu bị sốt kèm theo đau nhức cơ, mệt mỏi nhiều thì nên đến cơ sở y tế khám ngay nhằm phát hiện kịp thời và có hướng điều trị thích hợp, hạn chế tỉ lệ lây nhiễm do sốt xuất huyết gây nên. Không được tự ý điều trị tại nhà, chỉ có điều trị sát và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh mà thôi. Đặc biệt bệnh có dấu hiệu cảnh báo phải nằm theo dõi ở cơ sở y tế.

PV: Hiện nay, công tác tuyên truyền nhận thức về bệnh sốt xuất huyết vẫn gặp một số trở ngại, trong đó không ít bà con vẫn còn khá chủ quan với bệnh. Bác sĩ có khuyến cáo nào đến bà con?

Bác sĩ Đặng Văn Hội: Để ngăn ngừa dịch bệnh tiến triển, bà con phải ý thức nguyên nhân lây truyền là muỗi vằn, và cùng cán bộ y tế tập trung tối đa trong việc phòng chống bệnh. Trước tiên bà con nên không cho muỗi đốt như là ngủ mùng, mặc đồ dài ngay cả ban ngày bởi vì muỗi vằn thường cắn người vào buổi sáng hoặc chạng vạng tối.

Không cho muỗi sinh sản như loại bỏ vật liệu phế thải, hóc nước tự nhiên, không cho muỗi đẻ. Khi có người bị bệnh thì báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để tránh lây lan.

PV: Vâng xin được cảm ơn bác sĩ Chuyên khoa II Đặng Văn Hội - Trưởng khoa Nội Tổng Quát Bệnh viện Đa Khoa Xuyên Á Vĩnh Long rất nhiều vì cuộc trò chuyện hôm nay.

Năm 2019, nhiều khu vực trên thế giới đã đối mặt với dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất trong một thập kỷ qua với hàng trăm bệnh nhân đã tử vong.

Các nhà khoa học đánh giá, với hiện tượng nhiệt độ ấm lên, thời tiết thay đổi liên tục và hình thái thời tiết trở nên cực đoan hơn từ mưa lũ tới hạn hán là những nguyên nhân làm bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng hơn, có khả năng lây lan rộng hơn và xuất hiện thường xuyên hơn. Rõ ràng, dịch sốt xuất huyết luôn là nỗi ám ảnh không chỉ riêng quốc gia nào.

Trong khi đó, ở nước ta thì một bộ phận người dân vẫn còn rất chủ quan và thiếu kiến thức đầy đủ về dịch bệnh trên. Điều này dẫn đến thực tế sau 10 năm dịch bệnh SXH được kiềm chế, đẩy lùi, năm nay, dịch sốt xuất huyết bất ngờ bùng phát mạnh và diễn tiến phức tạp ở toàn khu vực phía Nam.

Do vậy, hơn lúc nào hết, các tỉnh thành ĐBSCL cần nghiêm túc trong công tác phòng, chống dịch, mỗi người dân cần chủ động ứng phó, phòng và điều trị bệnh hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ chính mình.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

// //