Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

ĐBSCL không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch

Phóng viên - 25/03/2020 | 13:36 (GTM + 7)

Tính đến tối ngày 24/03/2020, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam vừa có thêm 11 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc đến thời điểm này là 134 ca. Riêng ĐBSCL, vài ngày trở lại đây cũng ghi nhận các ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại các tỉnh thành khiến không

Việc xuất hiện ca nhiễm cũng không bất ngờ, thay vào đó là việc nêu cao tinh thần của người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế để phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Hành khách trên chuyến bay được đưa về Trường quân sự tỉnh Vĩnh Long để cách ly tập trung

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ngày 22/3 vừa qua, các ca mắc Covid 19 đầu tiên đã được ghi nhận, công bố tại tại các khu tập trung của 2 tỉnh Đồng Tháp và Trà Vinh. Trong đó có 4 người ở Vương quốc Anh trở về, tham gia cách ly ở tỉnh Đồng Tháp và 2 trường hợp từ Malaysia trở về cách ly tại tỉnh Trà Vinh.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - ông Đoàn Tấn Bửu, 4 ca dương tính đang cách ly tập trung tại Đồng Tháp gồm: 2 người ở TP HCM, 1 ở Hà Nội và 1 người ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tất cả đều không có biểu hiện lâm sàng như sốt, ho, tức ngực, khó thở. Về tình hình các bệnh nhân trên, ông Đoàn Tấn Bửu thông tin:

"Sức khỏe vẫn ổn định, chưa có dấu hiệu diễn biến gì lạ, bất thường đến sáng nay. Hiện nay, công tác cách ly đang được kiểm soát chặt chẽ và theo dõi sát,  các đội chuyên môn thì vẫn giữ vị trí làm việc cách ly nghiêm ngặt, phòng hộ tốt để cho việc phòng chống dịch bệnh đúng các quy trình chuyên môn, đặc biệt là quy trình kiểm soát nhiễm trùng ở khu cách ly tập trung cũng như ở bệnh viện".

Còn ở Trà Vinh, ngành chức năng đang tiếp tục rà soát những trường hợp có tiếp xúc với 2 trường hợp đã được xác định (BN105 và BN106); tổ chức phun xịt, khử trùng và cấm những người không phận sự đến gần khu cách ly tập trung; đồng thời thông tin rộng rãi để người dân không lo lắng, sợ hãi.

Vì đã nằm trong dự liệu từ trước, Ông Nguyễn Thanh Tâm - Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Trà Vinh chia sẻ việc xuất hiện ca nhiễm cũng không bất ngờ, thay vào đó là việc nêu cao tinh thần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế để phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

“Sau khi phát hiện có ca bị nhiễm thì chủ tịch UBND tỉnh (Trưởng BCĐ phòng, chống Covid-19 Trà Vinh) chỉ đạo tiến hành cách ly. Rồi nắm được là có 5 trường hợp tiếp xúc trực tiếp, tiếp tục giám sát theo dõi. Thực hiện nghiêm phương án sàng lọc theo dõi sức khỏe, nếu nghi ngờ thì lấy bệnh phẩm gửi xét nghiệm”.

Đồng Tháp thành lập Bệnh viện dã chiến phòng, chống dịch Covid-19

Đáng chú ý, tại Bến Tre, ngay sau khi ghi nhận ca dương tính với Covid 19 đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bến Tre, các phương án phòng chống dịch ngay lập tức được triển khai trong đó bao gồm phương án cách ly, giám sát, điều tra dịch tể và khoanh vùng xử lý, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các ca lây nhiễm thứ phát.

Ấp Thừa Lợi (xã Thừa Đức, huyện Bình Đại) nằm trên cồn rộng 700 ha với 480 hộ được cách ly từ 13h ngày 23/3 đến 13h ngày 20/4, theo quyết định của Chủ tịch tỉnh Bến Tre. Ông Ngô Văn Tán – Giám đốc Sở Y tế Bến Tre – Phó Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid 19 cho hay:

"Chúng tôi cũng thông báo, kêu gọi tất cả các hành khách có đi trên chuyến bay BI 381 ngày 17/03 về Việt Nam và các hành khách đi trên chuyến xe 51B-142.28 cũng nên liên hệ với các cơ sở y tế tại địa phương, hoặc chính quyền địa phưng để được hướng dẫn, theo dõi và cách ly khi cần thiết".

Mới đây, sau khi Bộ Y tế công bố 3 người Việt về từ Campuchia và Thái Lan mắc bệnh Covid-19, nhiều địa phương đã siết chặt hơn nữa các biện pháp kiểm soát để ngăn chặn nguồn lây qua tuyến biên giới. Tại An Giang, từ ngày 11/3, Bộ đội biên phòng tỉnh đã triển khai đóng các đường mòn, lối mở qua biên giới.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã bố trí 74 tổ chốt chặn trên tuyến biên giới để ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép. Còn tại Long An, từ 0h ngày 22/3, Long An đã tạm dừng nhập cảnh vì lý do dịch bệnh đối với tất cả các trường hợp mang giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt Nam và thân nhân.

Đối với người Việt Nam trở về không vì lý do dịch bệnh thì vẫn tiếp nhận và cách ly 14 ngày theo quy định. Riêng Cà Mau, Ông Đặng Hải Đăng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Cà Mau cho biết:

"Tại bốn cửa ngõ, lực lượng tập trung vào các xe ở ngoài tỉnh về, các xe chạy hợp đồng và ngay cả những xe trong tỉnh có biểu hiện nghi ngờ cũng kiểm tra. Chúng tôi tiến hành đo thân nhiệt và hướng dẫn làm tờ khai y tế để xác định đến từ vùng nào. Nếu đến từ vùng có dịch thì đưa đi cách ly. Còn các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ nhiễm Covid-19 thì liên hệ đội phản ứng nhanh để đưa đến bệnh viện theo dõi theo quy định. Đây là chỉ đạo và biện pháp rất sát để chủ động trong tình hình hiện nay".

Theo ghi nhận, các địa phương tại ĐBSCL đã và đang gấp rút triển khai kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như nhân lực để phòng chống dịch Covid 19 của đơn vị. Do đó, rất mong ĐBSCL mỗi người tự nâng cao trách nhiệm để vững tin đấy lùi dịch bệnh.

Dịch bệnh và thiên tai dù có khắc nghiệt đến đâu, với sự đoàn kết, ĐBSCL sẽ cùng cả nước can trường vượt qua
Người dân được đo thân nhiệt và làm khai báo y tế ở các chốt

Rõ ràng, tuân theo khuyến cáo và tinh thần phòng chống dịch Covid quyết liệt, cẩn trọng theo đúng hướng dẫn của Bộ y tế, các tỉnh thành ĐBSCL đã được những kết quả nhất định. Trong thời gian tới, dịch được dự đoán sẽ diễn tiến khá nghiêm trọng. Đâu là giải pháp hữu hiệu?

Chủ động để đứng vững trước dịch COVID-19 (Bình luận của Nhà báo Bùi Trọng Điển - Phó Giám đốc Kênh VOVGT TP.HCM)

Những thông tin về các ca bệnh dương tính với Covid 19 xuất hiện ở một số địa phương tại khu vực ĐBSCL mấy ngày qua gây không ít lo lắng. Đơn giản là miền Tây những ngày này đang oằn mình chống chọi với hạn mặn khốc liệt. Sức người, sức của dường như bị vắt kiệt bởi thiên tai.

Giờ đây dịch bệnh lại tấn công vùng đất đang bị coi là dễ tổn thương nhất. Rất có thể nhiều nơi sẽ ”vỡ trận” khi bị tấn công từ 2 phía. Tuy nhiên sự lo lắng này đã được giải đáp, là dịch bệnh và thiên tai dù có khắc nghiệt đến đâu, với sự đoàn kết, ĐBSCL sẽ cùng cả nước can trường vượt qua.

Ngay từ khi dịch Covid xuất hiện ở nước ta, dù phải căng mình trong phòng chống hạn mặn, chấp hành các yêu cầu của Chính phủ, các địa phương vùng đã triển khai theo phương châm "chống dịch như chống giặc”; thiên tai, dịch bệnh là phép thử cho sự kiên cường và ý chí của chính quyền và người dân nơi đây.

Do vậy, các biện pháp, kế hoạch chi tiết, cụ thể đã được triển khai đồng loạt. Trong đó có việc chuẩn bị trang thiết bị, vật tư và đội ngũ nguồn nhân lực cho ngành y tế. Theo đó, các phòng, trung tâm cách ly được hình thành; các biện pháp khử khuẩn được thực thi. Các tỉnh, thành phố cũng đồng loạt cho học sinh nghỉ học. Công tác thông tin, truyền thông được đẩy mạnh từ trong gia đình đến cộng đồng; mỗi cá nhân, tập thể và tổ chức từ đó đều có ý thức chủ động phòng chống dịch.

Rất mừng là trong hơn 2 tháng qua, ở tất cả các địa phương trong vùng từ tuyến cơ sở xóm ấp, xã phường đến quận huyện, tỉnh, thành phố; công tác phòng chống dịch Covid- 19 diễn ra khẩn trương, quyết liệt và đủ sức đứng vững giữa "bão dịch” và "hạn mặn” hoành hành. 

Khi sân bay Cần Thơ được chọn để đón các công dân Việt Nam từ nước ngoài về để tránh quá tải cho các vùng khác. Các địa phương đã bình tĩnh cho khoanh vùng, cách ly hàng ngàn trường hợp từ nước ngoài về, từ trong nước đến.

Nhiều nơi trong vùng, trong đó có Trường Quân sự quân khu 9, các trung tâm của quân đội, công an; trụ sở cơ quan nhà nước, bệnh viện được trưng dụng là khu cách ly tập trung; khu dã chiến sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp. Các khu này hiện hoạt động ổn định dù đã xuất hiện các ca bị nhiễm. Vấn đề cách ly tại gia đình cũng được thực hiện nghiêm túc.

Đặc biệt là vùng có tuyến biên giới dài với nước bạn Campuchia, với nhiều đường mòn, lối mở, nhiều nơi rất khó quản lý. Nhưng với trách nhiệm của mình, lực lượng Bộ đội biên phòng, các cấp chính quyền và ngành chức năng đã phối hợp tốt với các địa phương nước bạn chủ động kiểm soát chặt chẽ việc người dân 2 nước qua lại biên giới, thực hiện tốt việc khai báo y tế trước khi xuất nhập cảnh. Chính quyền và nhân dân 2 nước thể hiện sự thân thiện, chia sẻ khó khăn trong dịch bệnh.

Dù phải căng mình trong phòng chống hạn mặn, các địa phương vùng đã triển khai theo phương châm "chống dịch như chống giặc”; thiên tai, dịch bệnh là phép thử cho sự kiên cường và ý chí của chính quyền và người dân nơi đây
Cà Mau thành lập 4 chốt kiểm soát tại 4 cửa ngõ vào tỉnh.

Miền Tây đang đứng vững trước những đợt sóng dữ của dịch bệnh và thiên tai. 

Tuy nhiên hiện nay, tại các tỉnh trong khu vực như Bình Đại, Bến Tre; một số nơi tại các khu cách ly tập trung đã xuất hiện một vài ca dương tính với Covid-19. Đáng báo động hơn mới đây Bộ Y tế đã công bố một số người Việt bị nhiễm Covid-19 từ Thái Lan và Campuchia về.

Như vậy, tình hình dịch tại ĐBSCL có dấu hiệu rất phức tạp; dịch bệnh không chỉ có nguồn lây theo đường hàng không, đường thủy mà còn cả đường bộ, trong đó nhất là các ca việc nhập cảnh ở các cửa khẩu biên giới; rất đáng báo động. Số người nhập cảnh qua ngả này dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhất là số bà con đang làm ăn, sinh sống tại nước bạn.

Do vậy, ngay lúc này, các cấp, các ngành, các địa phương cần siết chặt chẽ hơn nữa việc xuất nhập cảnh tại khu vực biên giới Tây Nam; bịt tất cả các lối mòn, đường tắt; kiểm soát nghiêm ngặt tất cả các trường hợp qua lại biên giới; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Thực hiện cách ly  tập trung bắt buộc theo yêu cầu của ngành y tế với các trường hợp nhập cảnh. Chủ động thông tin, tuyên truyền để người dân khu vực biên giới hiểu và tham gia thực hiện tốt công tác phòng chống dịch. Phối hợp tốt với các địa phương nước bạn Campuchia trong công tác ngăn ngừa dịch bệnh.

Các địa phương dù không có tuyến biên giới nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì và gia tăng các biện pháp phòng chống dịch một cách chủ động, hiệu quả. Đảm bảo vừa chồng dịch vừa khắc phục hậu quả hạn mặn.

ĐBSCL đang đứng trước 2 thách thức rất lớn là dịch Covid-19 và hạn mặn, nhưng chúng ta  có niềm tin, khi người dân trong vùng lại tiếp tục đoàn kết, góp sức, thực hiện tốt các yêu cầu của chính quyền và ngành chức năng; chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua. Từ đó xây đắp châu thổ Cửu Long lại trù phú và phát triển trong thời gian tới./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //