Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

ĐBSCL: Không cần thiết phải tích trữ nhiều hàng hóa trước giờ giãn cách

Phóng viên - 18/07/2021 | 5:54 (GTM + 7)

Tay xách, nách mang”, từng dòng người chen chân gom lựa rau củ thịt cá… là những hình ảnh phổ biến tại nhiều nơi ĐBSCL sau khi thông tin sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16...

Lo xa là điều tốt, càng dễ hiểu hơn khi đặt trong tình hình hiện nay, nhưng đi kèm với việc tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết vô tình đẩy giá lên cao, thiếu hàng cục bộ, đó là chưa kể tập trung đông người là nguy cơ tiềm ẩn lây lan dịch bệnh. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cửa hàng tạp hóa ở TP. Vị Thanh đông ngẹt khách

“Nghe nói ngày 19 áp dụng Chỉ thị 16 nên tranh thủ đi mua đồ để dành, sợ đi chợ không biết ai bệnh, ai không nên không dám đi”.

“Quá trời đông luôn”.

Chưa bao giờ, người dân miền Tây mua sắm trong không khí gấp gáp, khẩn trương như lúc này. Đằng sau lớp khẩu trang là những gương mặt đầy lo lắng và căng thẳng vì Covid-19. Tâm lý lo lắng càng được đẩy lên cao khi thông tin 19 tỉnh, thành phố phía Nam sẽ áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 trước 0 giờ ngày 19/7 được công bố rộng rãi.

18h ngày 17/7/2021, dù đã tối muộn nhưng nhiều siêu thị, chợ truyền thống tại Sóc Trăng vẫn đông nghịt khách.

20h ngày 17/7, các chợ Phường 4, Phường 2, Phường 7, Phường 8 (TP Cà Mau), Chợ Năm Căn, Chợ Cái Nước (tỉnh Cà Mau) cũng nườm nượp khách đổ về. Theo quan sát của phóng viên, người dân tập trung mua những loại thực phẩm có thể để lâu và sử dụng dần như: thịt, trứng, mì gói, bắp cải, bí đỏ, khổ qua,...

Sức mua tăng đột biến đã gây thiếu hàng cục bộ, đẩy giá lên cao. Các tiểu thương phải bổ sung hàng liên tục, tăng cường người phụ bán, tính tiền cho khách để phục vụ nhu cầu người dân, giảm bớt tình trạng tập trung đông người cùng một lúc. 

Hầu hết tại các chợ truyền thống, siêu thị, tiệm bách hóa... số lượng người và phương tiện tranh thủ đi mua lương thực, thực phẩm tăng đột biến
Hầu hết tại các chợ truyền thống, siêu thị, tiệm bách hóa... số lượng người và phương tiện tranh thủ đi mua lương thực, thực phẩm tăng đột biến

Từ TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), PV Nguyễn Thanh cũng cho biết địa phương này cũng xảy ra tình trạng tương tự. Từ 17h chiều, tại các chợ truyền thống, siêu thị, tiệm bách hóa... trên địa bàn thành phố như: chợ phường 1, chợ phường 3, chợ Cầu Xáng, chợ Nông sản - Thực phẩm, lượng người và phương tiện tranh thủ đi mua lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm tăng đột biến, gấp nhiều lần so với ngày thường.

Do người dân tới mua đông và đột xuất, tại các điểm bán hàng, tất cả các mặt hàng thiết yếu đều “cháy” tạm thời, không còn để bán cho người dân. Việc có quá đông người cùng lúc đi mua hàng hóa dự trữ đã gây nên cảnh ách tắc trên các tuyến đường vào các điểm chợ. Tình trạng chen lấn, tranh nhau mua hàng cũng xảy ra tại các siêu thị trên địa bàn: 

“Thấy người ta đi mua đồ đông quá mình cũng mua theo, mình dự trữ”.

“Mua về để dự trữ vì sợ mọi người ở chợ không có bán rồi không biết mua ở đâu".

Người dân Tp. Vị Thanh, Hậu Giang tranh thủ rút tiền
Người dân TP. Vị Thanh, Hậu Giang tranh thủ rút tiền

Tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, theo ghi nhận của phóng viên Nhật Minh, từ 16 giờ đến 18 giờ 30 ngày 17/7, dù là chợ chiều nhưng lượng người đổ về chợ Phường 3 tăng cao bất ngờ, càng về tối càng đông, không khác gì chợ Tết. Sữa, gạo, đồ khô, mắm muối, các sạp rau xanh, trứng… đều chật kín người đến mua.

Tại một cửa hàng ở phường 1, mì gói, cá hộp hết sạch, nhiều kệ hàng trống trơn, nhiều tiểu thương phải từ chối khách vì không còn gì để bán.  

Cùng lúc này, tại các trụ ATM, lượng người xếp hàng để rút tiền cũng đông hơn thường ngày bởi ở đây, thói quen dùng tiền mặt vẫn còn phổ biến. Bên cạnh những mặt hàng thiết yếu hút hàng, các quầy bán thuốc tây cũng nườm nượp khách ra vào. Với suy nghĩ phòng hờ khi ốm đau lúc giãn cách, mọi người đều chủ động chuẩn bị sẵn một ít thuốc cần thiết.

Không chỉ có các chợ, mà tại các siêu thị trên địa bàn Hậu Giang cũng chật kín người. Nhưng nhờ có sự chủ động dự trữ hàng thiết yếu từ trước nên nguồn hàng vẫn đảm bảo đầy đủ, da dạng.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Giám đốc Co.op mart TP. Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang chia sẻ: “Lượng hàng lúc nào cũng đầy đủ, không có bị hụt hàng do có tổng kho. Giá cả vẫn bình ổn như mọi khi, không có tăng giá, tuần trở lại đây đơn hàng qua điện thoại tăng so với lúc trước rất nhiều, hiện đang có chương trình mua hàng dành cho khách hàng Saigon co.op muốn đặt hàng qua điện thoại”.

Sức mua tăng đột biến đã gây thiếu hàng cục bộ, đẩy giá lên cao.
Sức mua tăng đột biến đã gây thiếu hàng cục bộ, đẩy giá lên cao

Trao đổi với phóng viên VOVGT Mekong FM, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang khẳng định hàng hóa phong phú, đảm bảo nhu cầu người dân. Tính đến cuối tháng 6, 8 đơn vị, doanh nghiệp tham gia công tác bình ổn thị trường với giá trị hàng hóa trên 200 tỉ đồng. Ngoài ra, tại 8 huyện, thị xã, thành phố cũng triển khai công tác dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường với tổng giá trị trên 469 tỉ đồng.

Tuy nhiên, hiện con số này đã tăng gấp 2-5 lần, đáp ứng cho người dân trong mọi tình huống. Vì vậy, người dân yên tâm trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ.

Ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho biết:"Đối với vấn đề hàng hóa, thì tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chưa xuất hiện tình trạng khan hiếm cũng như là đẩy giá hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể tránh khỏi tình huống này có thể xảy ra.

Tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục tham gia sản xuất hàng nông sản. Sở công thương phối hợp với Sở Nông nghiệp để kết nối làm sao nông sản của người dân sản xuất ra thì phục vụ vào cho các cửa hàng tiện lợi để phục vụ nhu cầu ăn, uống sinh hoạt của người dân.

Sở Công thương phối hợp với Cục quản lí thị trường để làm sao có cái quản lí chặt chẽ việc hàng giả, hàng nhái,  nâng giá không phù hợp với tình hình thực tế".

Sở công thương tỉnh Hậu Giang cho biết, bằng nguồn vốn tự cân đối, hiện nay đã có 09 đơn vị, doanh nghiệp tham gia công tác bình ổn thị trường, với tổng số lượng hàng hóa là 8.151 tấn tương đương khoảng 200 tỷ đồng. Tại 08 huyện, thị xã, thành phố cũng triển khai xây dựng các phương án dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân theo 5 cấp độ phòng chống dịch với số lượng hàng hóa là 26.869 tấn tương đương trên 377 tỷ đồng.

Ngành công thương tỉnh Hậu Giang đề nghị bà con bình tĩnh, không khan hiếm hàng hoá, đảm bảo cung cấp đầy đủ, nên không cần tích trữ quá nhiều.

Ông Nguyễn Văn Thậm, Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Hậu Giang đề nghị bà con không nên hoang mang vì nguồn hàng luôn có đủ: Nhìn chung khâu tổ chức bình ổn giá cả thị trường cũng như  mặt hàng thiết yếu của tỉnh Hậu Giang rất đảm bảo, hàng nông sản, hàng công nghiệp thực phẩm, rồi những mặt hàng tiêu dùng bình thường nói chung đảm bảo 3 tháng  cung cấp đầy đủ.

Người dân bình tĩnh, trong nhà mình thiếu cái gì mua cái nấy thôi, không nên mua dự trữ để lâu dài để hạn chế đi tiếp xúc nhiều thôi chứ còn không nên để lâu quá, thời gian lưu trữ hàng hóa không tốt.

Nhóm hàng rau củ, quả, thịt cá, mì ăn liền vẫn là những mặt hàng được lựa chọn nhiều nhất
Nhóm hàng rau củ, quả, thịt cá, mì ăn liền vẫn là những mặt hàng được lựa chọn nhiều nhất

Tại địa bàn Sóc Trăng, ông Võ Văn Chiêu – Giám đốc Sở Công thương cho biết tỉnh cũng đã sẵn sàng cho các kế hoạch cung ứng hàng hóa phục vụ người dân. Theo kịch bản ban đầu, Sóc Trăng dự trữ hàng hóa với tổng trị giá khoảng 208 tỷ đồng.

Qua kiểm tra, rà soát lại các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng bán lẻ và các doanh nghiệp chủ lực của tỉnh, dự trữ hàng tăng so với kịch bản từ 2-3 lần, tổng trị giá hiện nay gần 500 tỷ đồng, đảm bảo cung ứng hàng hóa đầy đủ cho nhân dân cũng như việc phòng dịch theo từng cấp độ, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội.

Ông Võ Văn Chiêu nhấn mạnh: "Góc độ ngành khẳng định sẽ đảm bảo cung ứng phục vụ các mặt hàng thiết yếu cho bà con cũng như đảm bảo cung ứng cho từng cấp độ của phòng chống dịch bệnh. Hiện nay bà con đừng băng khoăn lo lắng, cứ yên tâm không nên mua hàng dự trữ để làm ảnh hưởng chuỗi cung ứng hàng hóa.

Thực hiện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì chuỗi cung ứng vẫn đảm bảo và các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống chuỗi của hàng bán lẽ cũng như chợ truyền thống vẫn hoạt động bình thường, vẫn phục vụ tốt cho bà con.

Đặc biệt khuyến cáo bà con mua hàng qua mạng, tránh tập trung đông người, nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh”.

Dù giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 thì chuỗi cung ứng hàng hóa vẫn đảm bảo, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại vẫn mở cửa phục vụ người dân có nhu cầu.
Dù giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 thì chuỗi cung ứng hàng hóa vẫn đảm bảo, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại vẫn mở cửa phục vụ người dân có nhu cầu

Còn tại Đồng Tháp, Sở Công thương tỉnh này khẳng định, các chợ, siêu thị, cơ sở, cửa hàng kinh doanh dịch vụ, hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu vẫn duy trì hoạt động bình thường để đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh.

Sở khuyến khích người dân mua hàng trực tuyến, giao hàng tại nhà để đảm bảo an toàn phòng dịch. Trong khi đó, tại Bến Tre, các siêu thị, cửa hàng tiện ích, lượng khách mua sắm trực tiếp lại giảm, thay vào đó người dân đã chuyển sang đặt mua hàng qua app.

Nhóm hàng rau củ, quả, thịt cá, mì ăn liền vẫn là những mặt hàng được lựa chọn nhiều nhất. Theo từng thời điểm trong ngày, các siêu thị vẫn đảm bảo hàng cung ứng với mức giá ổn định, nhiều mặt hàng có giảm giá bình ổn thị trường. Để không tái diễn cảnh gom hàng tích trữ gây nên cơn sốt giả, ông Nguyễn Văn Bé Sáu – Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bến Tre khuyến cáo: "Hiện nay, nguồn hàng thiết yếu phục vụ đời sống bà con là đảm bảo và bà con chúng ta an tâm, không hoang mang, mất cảnh giác hoặc nghe lới kẻ sấu đi mua hàng hoá tích trữ gây ảnh hưởng đến thị trường chung của tỉnh.

Sở Công thương sẽ phối hợp với quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra nhắc nhở bà con mình thực hiện tốt việc kinh doanh mua bán, nhưng cũng nghiêm khắc xử lý theo quy định những đối tượng đầu cơ tích trữ hàng, nâng giá để trục lợi trong mùa dịch này".

ĐBSCL sẽ cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân, đó là khẳng định của tất cả các địa phương trong lúc này. Dù giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 thì chuỗi cung ứng hàng hóa vẫn đảm bảo, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại vẫn mở cửa phục vụ người dân có nhu cầu.

Vì thế, bà con lúc này cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch của cơ quan chức năng, chỉ mua thực phẩm đủ dùng và chuyển sang hình thức mua sắm trực tuyến, giao hàng tận nhà. Đó không chỉ là giảm áp lực cho xã hội mà còn đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //