Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

ĐBSCL: Khẩn trương khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Mộng Toàn - 05/07/2022 | 8:01 (GTM + 7)

Thời gian qua, tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư, trang thiết bị y tế diễn ra tại nhiều cơ sở y tế các tuyến, gây ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh cho người dân.

Theo Bộ Y tế, 28/34 Sở Y tế tỉnh, thành phố báo cáo có tình trạng thiếu thuốc tại địa phương. 12/21 bệnh viện tuyến trung ương có tình trạng thiếu thuốc tại đơn vị.

Vấn đề cần làm lúc này là khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân.

Thiếu thuốc, vật tư y tế… là tình cảnh chung ở các tỉnh thành ĐBSCL và cả nước. Điều này, khiến người bệnh dù có bảo hiểm y tế vẫn phải bỏ tiền túi ra ngoài mua một số loại thuốc.

Theo lãnh đạo bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang cho biết, thuốc thiếu nhiều tháng qua, đặc biệt là các thuốc trị viêm gan, ung thư, kháng đông, kháng sinh, thuốc tiểu đường, huyết áp, thuốc an thần... Đơn vị đã xoay sở và đề xuất với Sở Y tế và UBND tỉnh cho mua chỉ định thầu một phần một số mặt hàng để đáp ứng, phục vụ bệnh nhân.

Để tháo gỡ khó khăn do thiếu thuốc, vật tư y tế,  Bệnh viện sản nhi tỉnh Hậu Giang đã có những giải pháp linh hoạt, không để bệnh nhân thiệt thòi. Bác sĩ Nguyễn Văn Út, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang, thông tin: “Hiện cũng ổn rồi, tự chủ hay không tự chủ gì cũng đấu thầu. Rồi mình chuyển đổi, quan hệ giữa đơn vị này với đơn vị khác nói chung xoay sở cũng được. Nói chung không để người dân thiếu thuốc”.

Ảnh minh hoạ (suckhoedoisong)

Ảnh minh hoạ (suckhoedoisong)

Còn tại tỉnh Đồng Tháp, hiện đối với thuốc, vật tư y tế, vaccine và các mua sắm khác để phục vụ cho các hoạt động của bệnh viện các gói thầu năm ngoái cũng còn dự trữ đủ để giải quyết nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, hiện chưa có hiện tượng thiếu thuốc, kể cả thuốc cấp cứu phục vụ phòng chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, số lượng còn ít, do vậy các gói thầu năm nay cũng bắt đầu triển khai, nhưng theo đánh giá còn chậm do nhiều nguyên nhân.

Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: “UBND tỉnh cũng đang yêu cầu ngành y tế, đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói thầu, yêu cầu các ngành như ngành tài chính, ngành kế hoạch đầu tư cũng có hỗ trợ để giải quyết nhanh các vấn đề khó khăn để làm thế nào cung ứng thuốc, vật tư tiêu hao, rồi vaccine rồi các dịch vụ hàng hóa khác cũng được cung cấp để đảm bảo người dân không bị bất tiện, thiệt thòi khi đến sử dụng các dịch vụ y tế”.

Tại cuộc họp trực tuyến của Bộ Y tế với các bệnh viện, sở y tế các tỉnh, thành về thực trạng thiếu thuốc, vật tư y tế diễn ra vào ngày 29-6 cho thấy, các thuốc thiếu tại cơ sở khám chữa bệnh bao gồm một số thuốc kháng sinh dự trữ dùng để điều trị bệnh nhân nặng, thuốc hướng tâm thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết, thuốc nhãn khoa, vị thuốc cổ truyền.

Chia sẻ về tình trạng thiếu thuốc, Thứ trưởng Bộ Y tế - PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương cho biết nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng; một số nước áp dụng các biện pháp chống lạm phát… Các yếu tố này đã tác động tiêu cực đến việc cung ứng và giá thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.

“Việc tổ chức đấu thầu tập trung chậm triển khai; Công tác kiểm tra, thúc đẩy việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa quyết liệt; sự phối hợp giữa các đơn vị thiếu chặt chẽ.

Một số cán bộ, ngành, địa phương thiếu mạnh mẽ, sợ trách nhiệm, không dám làm… là những nguyên nhân chủ quan đã dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết.

Cũng tại hội nghị, ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin: "Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo bảo hiểm xã hội các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế đảm bảo ngay việc cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư y tế. Tuyệt đối không để người bệnh bảo hiểm y tế phải tự mua các thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục được hưởng".

Liên quan đến vấn đề trên, mới đây Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính liên quan đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Thủ tướng yêu cầu các ngành, các cấp và địa phương khẩn trương vào cuộc để xử lý khắc phục.

Theo đó, Bộ Y tế phải phối hợp với các Bộ để rà soát các quy định hiện hành, chủ động tham mưu, ban hành các hướng dẫn để tháo gỡ vướng mắc liên quan đến hoạt động mua sắm thuốc, thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế, giải pháp nào vượt thẩm quyền phải sớm trình Chính phủ xem xét, quyết định. Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương, chỉ đạo các địa phương đấu thầu thuốc theo đúng quy định, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết liên quan đến việc cấp phép nhập khẩu, lưu hành thuốc.

Đẩy mạnh phân cấp hoạt động cấp phép đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mua sắm của tuyến dưới theo quy định.

Empty

Thực tế, thời gian qua, nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng thiếu thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế, khiến người bệnh phải tự bỏ tiền để mua các mặt hàng thuốc từ bên ngoài với giá cao hoặc bị đình trệ điều trị do không thể thực hiện được các kỹ thuật cần thiết. 

Có thể thấy, tình trạng này chủ yếu xuất phát từ việc lo ngại, sợ sai, sợ bị thanh tra, kiểm tra… Một số khó khăn khác là do chậm có kết quả đấu thầu tập trung quốc gia, đàm phán giá một số thuốc mua sắm tập trung quốc gia, dẫn tới các cơ sở phải thực hiện hình thức mua sắm tại cơ sở và không chủ động được thời gian, số lượng mua sắm…

Khi dịch COVID-19 được kiểm soát và đời sống xã hội trở lại “bình thường mới”, nhu cầu khám chữa bệnh tăng dẫn đến tình trạng thiếu thuốc. Một yếu tố khách quan do ảnh hưởng của đại dịch là việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến giá các sản phẩm thuốc và nguyên liệu thuốc tăng.

Để gỡ khó Bộ Y tế đang tập trung vào 3 nhóm giải pháp chính. Đó là chủ động đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị tăng cường năng lực, hiệu quả công tác mua sắm, đấu thầu; đẩy mạnh cấp phép, quản lý giá thuốc; đẩy mạnh cấp phép, quản lý giá trang thiết bị y tế…

Đối với chính quyền các cấp, Bộ Y tế đề nghị tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn. Có biện pháp cụ thể để giao cho thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất và vật tư y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.

Tăng cường nhân lực làm chuyên trách quản lý về trang thiết bị y tế tại sở y tế và các cơ sở y tế. Tổ chức nghiên cứu kỹ các quy định về kê khai giá trang thiết bị y tế để phổ biến, tập huấn cho các đơn vị trên địa bàn; tổ chức thực hiện đúng quy định, tránh việc chậm trễ trong mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế.

Có thể khẳng định rằng, xương sống của điều trị chính là hệ thống bệnh viện. Bệnh viện muốn có thương hiệu thì phải có bác sĩ giỏi, nhưng bác sĩ giỏi thì cũng phải dựa trên trang thiết bị hiện đại và dựa trên thuốc tốt. Tất cả không mua được bằng khẩu hiệu, không mua được bằng những mệnh lệnh hành chính mà phải tạo môi trường pháp lý.

Hy vọng, với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương bài toán về thiếu thuốc, vật tư y tế sẽ sớm có lời giải, với mục tiêu "chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân là trên hết, trước hết”. 

Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Ngoài đề nghị gỡ nút thắt về việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch, đáng chú ý Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM còn đề xuất tăng lợi nhuận định mức từ 10% lên 15% với doanh nghiệp tự tạo lập quỹ đất

// //