Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

'Đau đầu' tình trạng người cao tuổi sang đường sai luật, thiếu an toàn

Phóng viên - 01/04/2021 | 8:39 (GTM + 7)

Cảnh sát Singapore cho biết, người đi bộ cao tuổi đang trở thành nỗi lo ngại. Năm ngoái, có tới 15 trong số 18 người đi bộ thiệt mạng trên 60 tuổi, chiếm 83%, tăng gần 70% so với năm 2019; đáng chú ý, khoảng một nửa trong số đó là do đi sai luật.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hai người cao tuổi sang đường tại Circuit Road. Ảnh: straitstimes

Vào 11h30 sáng một ngày tháng 2, một người đàn ông lớn tuổi chống nạng từ từ lê bước trên con đường dọc theo Trung tâm Ẩm thực Circuit Road, tìm cách đến trạm xe buýt đối diện.

Ông nhìn sang bên phải của mình, nơi đèn giao thông cách đó khoảng 50m. Sau đó, ông nhìn sang bên trái, những chiếc xe ô tô đang rẽ vào con đường mà ông đứng. Bất chấp điều đó, ông băng qua đường một cách chậm rãi, không quan tâm đến những chiếc xe đang đến gần. May mắn, ông đã sang đường an toàn.

Cảnh tượng sang đường liều lĩnh như trường hợp của cụ ông trên diễn ra nhiều lần ở tại Circuit Road và Serangoon Avenue 3, khi phóng viên quan sát ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của những người cao tuổi. Một số còn sử dụng nạng, đi xe đẩy và nắm tay trẻ nhỏ khi sang đường sai luật.

Tại Circuit Road, phóng viên phát hiện hơn 20 người cao tuổi đi bộ không đúng luật, trong thời gian từ 11h00 đến 12h30; mặc dù gần đó có vạch sang đường và biển báo cấm đi bộ. Tại Serangoon, hơn 60 người cao tuổi đi bộ sai luật trong khoảng từ 6 giờ tối đến 7 giờ tối.

Theo thống kê, năm ngoái, 15 người đi bộ cao tuổi đã tử vong, khoảng 1/2 trong số đó là do đi ẩu. Và số người đi bộ tử vong từ năm 2016 đến năm 2019 từ 24 đến 28 người.

Một người dân tên Chua, 79 tuổi, cho biết việc đi bộ sai luật rất phổ biến: “Một số người cao tuổi quá yếu nên không thể đi bộ đúng luật đến đèn giao thông hoặc leo cầu thang ở những điểm có cầu vượt trên cao không có thang máy hay đường dốc”.

Một người dân khác chia sẻ ý kiến: “Đi bộ nhiều rất mỏi. Không những thế, thời gian để sang đường ở các nút giao thông cũng quá ngắn, vì thế tôi cũng luôn phải ở trong tình trạng vội vã trước khi đèn chuyển sang màu xanh, các xe ào ào đi tới”.

Trong khi đó, ông Pang, 70 tuổi, cho biết những người cao niên gặp tai nạn vì họ đánh giá sai tốc độ của ô tô và đánh giá quá cao tốc độ đi bộ của họ. Ông cho biết ông thường kiểm tra tình hình giao thông một cách cẩn thận và nói thêm rằng “Tôi đi sai luật bởi vì tôi đi đủ nhanh để sang đường”.

Một người sang đường sai luật tên Mark cho biết: "Tôi thấy không cần thiết phải đi bộ đến đèn giao thông vì không có xe cộ."

Năm ngoái, có tới 15 trong số 18 người đi bộ thiệt mạng trên 60 tuổi, chiếm 83%, tăng  gần 70% so với năm 2019. Ảnh: straitstimes

Chủ tịch Hội đồng An toàn Đường bộ Singapore, ông Bernard Tay khuyến cáo: “Các gia đình nên hướng dẫn thành viên cao tuổi sang đường sao cho đúng luật. Việc này phải được làm thường xuyên, liên tục, đặc biệt là với người già. Bởi người già là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và phản xạ của họ rất chậm”.

Năm ngoái, Cảnh sát Giao thông và Hội đồng An toàn Đường bộ đã phát động chiến dịch An toàn cho người cao tuổi, trong đó có video khuyến khích họ sử dụng phần đường dành cho người đi bộ và có nhận thức tốt hơn khi tham gia giao thông.

Bốn trung tâm chăm sóc người cao tuổi cho biết họ có các chương trình giáo dục người cao tuổi về an toàn giao thông đường bộ.

Ông Anthony Tay - Chủ tịch Lions Befrienders - Cơ quan dịch vụ xã hội, cho biết các tình nguyện viên đã tìm hiểu nguyên nhân của các vụ tai nạn liên quan đến người cao tuổi, chẳng hạn như thị lực suy giảm và phản ứng chậm, và đưa ra các mẹo an toàn đường bộ như mặc quần áo sáng màu vào ban đêm.

Bộ Giao thông vận tải cũng lên kế hoạch xây dựng 50 “khu vực màu bạc” vào năm 2023, tăng từ 17 khu vực vào năm 2019, nhằm tạo điều kiện đi lại an toàn cho người cao tuổi.

Bà Sun Xueling, một quan chức của Bộ Nội vụ cho biết: “Các khu vực màu bạc ở các địa điểm có tỷ lệ lớn người cao tuổi sinh sống và những nơi hay xảy ra các vụ tai nạn liên quan đến người cao tuổi. Các khu vực màu bạc, bao gồm các yếu tố đảm bảo an toàn giao thông và thân thiện với người lớn tuổi như điểm dừng chờ dành cho người đi bộ dọc tuyến đường và cũng có những biển báo để cảnh báo lái xe về sự hiện diện của người đi bộ cao tuổi”.

Còn tại Việt Nam, tình trạng người đi bộ băng qua đường không đúng nơi quy định, thậm chí vượt dải phân cách, leo rào chắn, luồn lách qua dòng xe,... để sang đường hay đi lên đường cao tốc… diễn ra khá thường xuyên, bất kể mọi lứa tuổi, gây mất an toàn giao thông.

Hiện đã có các quy định khá rõ ràng về việc xử phạt người đi bộ, nhưng hầu như chưa có trường hợp nào bị xử lý, dẫn đến hiện tượng “nhờn luật”. Thực tế này đòi hỏi phải có biện pháp xử lý quyết liệt và hiệu quả hơn đối với những vi phạm của người đi bộ.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Khương Kim Tạo, nguyên phó chánh văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia thừa nhận điều kiện cơ sở hạ tầng dành cho người đi bộ hiện nay ở nước ta còn chưa đồng bộ, vẫn còn thiếu và yếu, gây khó khăn cho người đi bộ. Do đó, bên cạnh việc giáo dục người dân nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông thì việc trang bị kỹ năng sang đường, phòng tránh tai nạn giao thông cho các đối tượng yếu thế như trẻ nhỏ và người cao tuổi là rất quan trọng.

“Chúng ta phải đồng thời triển khai cả hai mặt giáo dục luật pháp cũng như hướng dẫn cho người đi bộ phải quan sát thật kỹ trước khi đi qua đường, đồng thời người lái xe cơ giới cũng phải có ý thức là theo dõi rất kỹ trong quá trình lái xe, chăm chú lái xe và nhường nhịn đối với người đi bộ”, TS. Khương Kim Tạo nêu giải pháp.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

// //