Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đất nền ven đô Hà Nội tăng nóng: Vì sao?

Phóng viên - 04/03/2021 | 5:38 (GTM + 7)

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch COVID-19, nhưng từ cuối năm 2020, giá đất nền tại một số huyện ngoại thành Hà Nội vẫn tăng trưởng nóng bất chấp dịch bệnh. Vì sao lại có hiện tượng này? Nhà đầu tư cần cẩn trọng với cơn sốt đất vùng ven như

Hiện nay các vùng ven Hà Nội đang trong giai đoạn đô thị hóa cao, nhu cầu của người dân rất lớn, đặc biệt là đối tượng công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp có nhu cầu về nhà ở rất cao
Hiện nay các vùng ven Hà Nội đang trong giai đoạn đô thị hóa cao, nhu cầu của người dân rất lớn, đặc biệt là đối tượng công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp có nhu cầu về nhà ở rất cao

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

"Đất gần Đông Anh giá 65 triệu/m2, đường này rất to đi ra QL3 cũng tiện mà đi ra trung tâm Đông Anh cũng tiện. Ở gần đấy cách khoảng hơn 100 m có dự án nhà ở của Bộ quốc phòng 319 sắp hoàn thành, miếng đất này cùng mặt đường với đường đấy luôn".

"Mảnh mình đang giao giá 49 triệu/m2, sau này làm ăn buôn bán thì tốt vì lô đó nằm trên đường từ đê Phương Trạch nối lên cầu Tứ Liên. Đất Đông Anh tăng lắm, trong làng, ở ngoài rìa đê giá đã từ 32-35 triệu/m2".

"Đất Trâu Quỳ đang hót, tương lai sau này là trung tâm quận, đang xây ủy ban rồi, lên quận thì nhảy giá lên càng cao, chắc khoảng 10 giá. Huyện Gia Lâm đang phấn đấu 2022 lên quận, bây giờ xây dựng toàn đường mới, shophouse và Vin chuẩn bị xây Vinpearl sẽ khác".

Trong vai một khách hàng có nhu cầu đầu tư đất nền ven đô Hà Nội, phóng viên VOVGT nhận được rất nhiều lời mời chào như vậy từ các môi giới và chủ đất, kèm theo nhiều hứa hẹn về triển vọng đầu tư và khoản lợi nhuận “khủng” khi các huyện này lên quận và các dự án gần khu vực chuẩn bị hình thành. 

Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, giao dịch đất nền có dấu hiệu tăng trưởng nóng thời gian gần đây chủ yếu diễn ra ở một số vị trí nhất định có liên quan đến dự án, hoặc ăn theo một số dự án. Thế nhưng việc tăng giá này chỉ mang tính cục bộ, hoàn toàn không phải trên diện rộng. 

"Ở các vùng đang tăng trưởng như Hoài Đức, Quốc Oai đã có thời gian ngủ rất lâu, đấy là đất nằm trong khu quy hoạch, khu đô thị. Bây giờ mà đầu tư theo kiểu mua để ăn theo thì rất khó, tất cả các dự án đều phải thực hiện theo quy hoạch, việc mua mà không nằm trong quy hoạch, trong dự án có hạ tầng đồng bộ thì khả năng tăng giá được như các khu trong dự án là điều rất khó".

Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Thế Điệp, phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội nhận định, thị trường bất động sản Hà Nội đang khan hiếm nguồn cung. Hiện nay các vùng ven HN đang trong giai đoạn đô thị hóa cao, nhu cầu của người dân rất lớn, đặc biệt là đối tượng công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp có nhu cầu về nhà ở rất cao.

Thế nhưng, các dự án nhà ở xã hội hay chung cư phân ở khúc trung cấp, giá rẻ lại rất hiếm, đặc biệt điều kiện để tiếp cận được nhà ở xã hội là vô cùng khó khăn. Nhu cầu cao nhưng nguồn lại cung hạn chế, khiến cho giá đất bị đẩy lên cao. 

"Một số khu ngoại ô năm ngoái giá chỉ khoảng 30-40 triệu/m2, nhưng đến đầu năm nay nó đã tăng trưởng đến 70%, thậm chí có những chỗ lên đến 100%. Rõ ràng chúng ta thấy xu thế tăng rất cao, mặc dù phát triển như vậy nhưng chúng ta vẫn đang thiếu hàng, đặc biệt 2 năm vừa qua HN, TPHCM và một số TP lớn thanh tra kiểm tra rất nhiều, ảnh hưởng đến giá cả. Nhu cầu mua thì có nhưng hàng thì không có nên tạo ra sự khan hiếm và tạo ra sự tăng giá". 

Còn theo giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường việc sốt đất nền ở một số huyện ngoại thành Hà Nội là do khả năng đầu cơ lớn. Bởi cùng với sự đầu tư phát triển hạ tầng tại một số đô thị, còn có hiện tượng giới đầu cơ bất động sản lợi dụng việc chuẩn bị quy hoạch, mở rộng đô thị...để thổi giá lên cao. Vì vậy người dân phải thực sự cảnh giác khi đầu tư vào phân khúc này.

"Các chủ dự án thích làm đất nền, nhà đầu tư thứ cấp cũng thích mua đất nền, vì một nền đất ở vùng Đông Anh, Gia Lâm họ bỏ ra khoảng 1 tỷ là có thể mua được nền đất và lại không có yêu cầu phải bỏ tiền ra xây dựng, chính vì vậy đất nền sốt là bởi vì khả năng đầu cơ lớn và khi sốt thì giá trị cao hơn giá trị thật".

Giáo sư Đặng Hùng Võ cũng cho rằng Nhà nước nên xem xét bỏ cơ chế cho phép thực hiện một số dự án đất nền. Bởi các dự án này khuyến khích buôn bán đất thô, đây là điều tối kị trong phát triển bất động sản. Trong khi mục tiêu phát triển thị trường bất động sản là bỏ tiền vào đầu tư trên đất, chứ không phải bỏ tiền ra để tích trữ đất nền. Ở các nước chỉ áp dụng giải pháp đất nền cho những đối tượng có thu nhập thấp. 

Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam ông Nguyễn Văn Đính, lưu ý nhà đầu tư thứ cấp nên xem xét kỹ tính pháp lý khi đầu tư đất nền, đặc biệt là đất nền do cá nhân tự đầu tư, không phải đất dự án đã được quy hoạch, tránh bị “trắng tay” khi đất bị thu hồi.  

"Hiện nay có tình trạng dân san vườn, san ruộng, chia lô ra để bán, cái đấy đều vi phạm pháp luật, sau này rủi ro bị thu hồi, bị xử phạt rất là cao. Cho nên nhà đầu tư hạn chế không nên tham gia vào dòng sản phẩm không đảm bảo tính pháp lý, không phù hợp với các quy định của pháp luật thì rủi ro rất lớn".

Các chuyên gia cho rằng khi thị trường đột ngột tăng quá nóng trong thời gian ngắn thì nhà đầu tư cần hết sức cảnh giác, thận trọng khi quyết định xuống tiền trong thời điểm này, tránh đầu tư theo tâm lý đám đông và sập bẫy giới đầu cơ (Ảnh: vietnamnet)

Giá bất động sản vùng ven tăng nóng đang làm lợi cho những nhóm đầu cơ còn người có nhu cầu thực lại bị thua thiệt khi giá đất bị đẩy lên cao hơn giá trị thực. Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, nhà nước cần kiểm soát, điều tiết thị trường, khắc phục tình trạng đầu cơ bất động sản, gây ra hệ lụy từ những cơn sốt đất ảo.

Mời quý vị đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan đề: Săn đất nền ven đô, tránh sập bẫy đầu cơ

Hiện tượng giá đất tại các khu vực vùng ven HN bỗng nhiên “sốt” thời gian gần đây được cho là ngoài việc khan hiếm nguồn cung thì trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành khốc liệt, nền kinh tế sụt giảm, các kênh đầu tư khác đều có rủi ro nhất định, đặc biệt là chứng khoán chứng kiến sự tăng, giảm bất thường và kênh đầu tư vàng cũng đầy rủi ro.

Hơn nữa, lãi suất huy động tiền gửi ngân hàng đang rất rẻ, nhiều khách hàng đã lựa chọn đầu tư đất nền để đảm bảo an toàn.

Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng, giá đất “nhảy múa” còn được cho là do giới đầu cơ và các sàn bất động sản gây ra. Trong số này có không ít nhà đầu tư đã từng mắc cạn trong thời kỳ trước, nay lợi dụng một số chiêu trò nhằm tạo sóng để bán tháo.

Thậm chí có tình trạng một số sàn bất động sản bắt tay nhau đẩy giá đất lên cao để “làm giá”.

Đặc biệt, lợi dụng thông tin công bố quy hoạch đô thị hay thông tin 5 huyện ngoại thành sắp lên quận đã khiến cho đất tại hiều khu vực này nhanh chóng bị đẩy giá lên cao từ gấp rưỡi cho tới gấp đôi so với thời điểm trước, thậm chí mức giá ngang với một số nơi thuộc quận nội thành.

Trong khi đó giá đất tăng phải đi kèm với phát triển hạ tầng, nhưng tại đây hầu như ít có sự thay đổi về hạ tầng lẫn các dịch vụ tiện ích. 

Đất nền khu vực ngoại thành bị “làm giá” đang gây ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản. Ngoài ra còn gây nhiều khó khăn cho các DN lớn muốn đầu tư xây dựng tại đây do chi phí liên quan tới đất đai tăng mạnh. Dù các huyện này có trong lộ trình lên quận cũng cần phải có thời gian. 

Để hạn chế những hệ lụy xảy ra như cơn sốt đất vùng ven cách đây 10 năm, các chuyên gia cho rằng khi thị trường đột ngột tăng quá nóng trong thời gian ngắn thì nhà đầu tư cần hết sức cảnh giác, thận trọng khi quyết định xuống tiền trong thời điểm này, tránh đầu tư theo tâm lý đám đông và sập bẫy giới đầu cơ.

Một vấn đề nữa là nhà nước cần có cơ chế chính sách kiểm soát, điều tiết và định hướng sự phát triển ổn định thị trường bất động sản, khắc phục tình trạng thị trường ngầm, phát triển tự phát và đầu cơ bất động sản.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng cần xây dựng cơ chế minh bạch đánh giá giá trị đất đai, bất động sản.

Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia thị trường bất động sản theo cơ chế thị thị trường. Quản lý các dự án đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch, kiểm soát, điều tiết đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, công khai và minh bạch. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thống kê trong 3 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành đạt hơn 14,8 nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng TPDN Bất động sản chiếm tỷ trọng 43%.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều đi xuống

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều đi xuống

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (26/3). Chốt ngày, chỉ số MXV-Index của 3/4 nhóm mặt hàng trong sắc đỏ kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,58% xuống 2.223 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở ở mức hơn 5.200 tỷ đồng.

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 26/3/2024 về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

// //