Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dành nguồn lực ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông ĐBSCL

Phóng viên - 15/03/2021 | 15:03 (GTM + 7)

Giao thông là lĩnh vực được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến đầu tiên trong 8 quan điểm phát triển. Thủ tướng nhấn mạnh, phải dành nguồn lực và tập trung ưu tiên phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, nhất là hệ thống cao tốc...

Cầu Vàm Cống nhìn từ phía huyện Lấp Vò (Đồng Tháp). (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Hội nghị lần thứ 3 về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì diễn ra ngày 13/3 tại thành phố Cần Thơ. 

Giao thông là lĩnh vực được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến đầu tiên trong 8 quan điểm phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng nhấn mạnh, phải dành nguồn lực và tập trung ưu tiên phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, nhất là hệ thống cao tốc; tạo sự liên kết, kết nối thuận tiện, chi phí thấp, mở mang kinh tế cho người dân… 

"Thuận thiên, nhưng không phải để trời đất tác động thế nào cũng được mà chính là các công trình giao thông, thủy lợi phải được quan tâm" - Thủ tướng nói và đề nghị cần đẩy nhanh phát triển các công trình giao thông, sân bay, bến cảng, tạo thuận lợi cho người dân và sản xuất, tạo sự kết nối thuận tiện, thúc đẩy giao thương và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, năm 2022 sẽ hoàn thành đoạn cao tốc từ Mỹ Thuận đến Cần Thơ và toàn bộ tuyến cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Cần Thơ sẽ được hoàn thành trong nhiệm kỳ này. Thời gian tới, phát triển đường cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được ưu tiên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, tổng nhu cầu vốn ngân sách để đầu tư kết cấu hạ tầng vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025 khoảng 198.823 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhu cầu này gần như vượt quá khả năng cân đối. 

Trong điều kiện nguồn lực khó khăn như hiện nay, Bộ đã đề nghị Chính phủ cân đối tối thiểu khoảng 57.346 tỷ đồng để đầu tư cho các dự án động lực vùng; trong đó có các tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Mỹ An - Cao Lãnh, An Hữu - Cao Lãnh, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và các cây cầu lớn như cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi cùng với nâng cấp một số tuyến quốc lộ là điểm nghẽn trong vùng.

Ngoài ra, tuyến N2 từ Cao Lãnh – Rạch Sỏi cũng sẽ được đầu tư hoàn chỉnh một số hạng mục để đảm bảo khai thác theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Phấn đấu đến năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 300 km đường cao tốc. 

Sau khi được Quốc hội, Chính phủ giao tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, Bộ sẽ phối hợp với các bộ ngành và địa phương liên quan rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên để lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách làm cơ sở tập trung nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông của vùng theo quy hoạch được duyệt. 

Trong đó, sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư công trình có tính liên kết vùng (cao tốc trục dọc và trục ngang), các công trình tích hợp các giải pháp nâng cao khả năng chống chịu biến đổi khí hậu và nước biển dâng để trình Chính phủ, Quốc hội xem xét, chấp thuận để triển khai thực hiện - Bộ Giao thông Vận tải nêu.

Về quy hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, đến thời điểm này, Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành 5 lĩnh vực quy hoạch giao thông. Trong quá trình làm, Bộ đã phối hợp với 13 tỉnh, thành và cũng yêu cầu các địa phương điều chỉnh quy hoạch giao thông địa phương, kết nối với hệ thống giao thông Trung ương để làm sao có được hệ thống giao thông vận tải tốt nhất. 

Sắp tới, Bộ sẽ trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải của vùng và cả nước nói chung. "Tuy nhiên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phải có một cảng nước sâu, là một cửa ngõ để đưa hàng hoá của vùng ra thế giới cũng như nhập hàng hoá từ thế giới về vùng thông qua một cảng của khu vực. Đây sẽ là điểm đột phá" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.

Do đó, Bộ Giao thông Vận tải mạnh dạn đề xuất quy hoạch cảng nước sâu có thể  đón tàu khoảng 100.000 tấn và dự kiến sẽ xã hội hoá cảng này bằng cách kêu gọi các nhà đầu tư. Khi có cảng hàng không Cần Thơ và cảng biển này thì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất tốt, đặc biệt là chuyển một số vùng đất bị nhiễm mặn thành khu vực công nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Diệp Anh/BNEWS/TTXVN

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự  án trọng điểm trong vùng, tại khu vục này đã hoàn thành cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, đường kết nối trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long (nối Cao Lãnh – Rạch Sỏi) để hình thành một trục mới từ Cao Lãnh đến Kiên Giang, đem lại thế mạnh cho vùng và tạo điều kiện để phát triển kinh tế. Cùng với đó, Chính phủ cũng dành gần 5.000 tỷ đầu tư công để khởi công 3 gói thầu từ Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ. 

Đến hết năm 2021, sẽ thảm nhựa và đưa vào khai thác đoạn cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận còn cầu Mỹ Thuận 2 sẽ hoàn thành năm 2023. Riêng cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ sẽ xong trong năm 2022. Như vậy, tuyến cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Cần Thơ – trung tâm động lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sẽ được hoàn thành trong nhiệm kỳ này - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải có một số dự án như: xây dựng cao tốc nối thành phố Cà Mau - Cần Thơ và cao tốc nối Châu Đốc – Long Xuyên – Cần Thơ và Sóc Trăng để kết nối với cảng Trần Đề, đang trong giai đoạn xin chủ trương đầu tư và Bộ sẽ cố gắng đến năm 2025 khởi công hoàn thành giai đoạn 1 của dự án.

Đối với kế hoạch đầu tư công 2021-2025 của ngành Giao thông vận tải tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết đã thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đầu tư khoảng 57.000 tỷ đồng, tăng 28.000 tỷ đồng (96%) so với nhiệm kỳ vừa qua. 

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình nhận xét, hạ tầng giao thông vẫn đang là điểm nghẽn cản trở sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, Kiên Giang kiến nghị Chính phủ quan tâm sớm triển khai các tuyến cao tộc trục dọc, trục ngang trong vùng theo quy hoạch, đảm bảo tăng thêm khoảng 200 km đường cao tốc vào năm 2025; trong đó, ưu tiên các tuyến Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu.

Ông Đỗ Thanh Bình cũng kiến nghị Chính phủ xem xét đầu tư tuyến đường ven biển kết hợp với đê chống sạt lở biển Tây qua địa phận Kiên Giang, Cà Mau để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống sạt lở, làm đường giao thông ven biển vừa phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //