Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dành cho lái mới: Những lưu ý khi lái xe số sàn

Phóng viên - 15/09/2020 | 16:51 (GTM + 7)

Khác với số lái tự động, việc lái xe số sàn đòi hỏi phải thông thạo thuần thục nhiều thao tác. Mà đối với những lái mới thì kinh nghiệm chạy xe còn ít nên thường sẽ gặp phải nhiều sự cố đặc biệt khi chạy xe số sàn...

Để các lái mới có thể điều khiển xe số sàn an toàn và dễ dàng hơn, anh Việt Anh - giáo viên dạy lái xe tại Trung tâm sát hạch ô tô số 2 (Sài Đồng) sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cần chú ý khi chạy xe số sàn.

“Hầu như tại các trung tâm dạy lái ô tô hiện nay đều sử dụng xe số sàn để dạy các học viên, nhưng không phải vì thế mà ai cũng có kinh nghiệm trong việc chạy xe số sàn nên thường dễ mắc sai lầm khi thao tác”, anh Việt Anh nói: 

Ví dụ, khi vào cua lái xe thường trẻ về số mo (số N) quá lâu và ngắt ly hợp, việc này khiến độ bám đường của bánh xe giảm. Hay ngắt ly hợp hoặc về số mo (số N) khi xuống đèo dốc để tiết kiệm nhiên liệu nhưng việc này lại ảnh hưởng đến sự an toàn của lái xe.

Bởi lẽ, khi xuống đèo dốc hệ thống phanh sẽ làm việc liên tục nếu không có lực hãm hỗ trợ từ hộp số. Mà khi hệ thống phanh làm việc liên tục sẽ gây ra tình trạng phanh nóng quá mức dẫn đến cháy má phanh và có thể khiến phanh mất tác dụng dễ xảy ra tai nạn.

Về số mo (số N) khi khởi động

Đây là điều cơ bản và cũng cần lưu ý trước khi bật khóa khởi động xe, cần số phải được chuyển về vị trí mô và côn được nhả hoàn toàn. Ngoài ra, nếu khởi động xe vào buổi sáng, hãy dành một ít thời gian để cho động cơ nổ ở chế độ chờ khoảng 1 phút trước khi vận hành. 

Bởi, sau khoảng thời gian dài không vận hành, dầu xe sẽ lắng xuống dưới động cơ, hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt, nếu vận hành ngay sẽ khiến động cơ dễ bị ăn mòn và nhanh hư hỏng.

Lưu ý đừng quá lạm dụng số mo, bởi lẽ khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ, việc chuyển cần số về mo không những không giúp tiết kiệm nhiên liệu mà lại còn khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. 

Đặc biệt là các lái xe có thói quen về số mo khi xuống dốc là vô cùng nguy hiểm, lúc này tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh chân lẫn phanh tay sẽ không phát huy hết hiệu quả, tiềm ẩn tai nạn là rất cao.

Không gác chân lên bàn đạp côn

Tiếp đến là bàn đạp côn, nó có nhiệm vụ ngắt ly hợp, tách hộp số khỏi động cơ để xe có thể chuyển số. Nếu gác chân lên bàn đạp côn thì phần nào tác dụng động tới chân côn và sẽ làm bố ly hợp không ăn khớp hoàn toàn với động cơ, gây ra tình trạng trượt ly hợp, nhất là đối với những xe có bàn đạp côn nhẹ.

Thêm vào đó, nó còn gây tiêu hao nhiên liệu và bố ly hợp cũng nhanh bị ăn mòn do hộp số không truyền tải đủ 100% công suất từ động cơ. Do đó, nếu cứ liên tục tì lên chân côn sẽ khiến bộ phận này hoạt động nửa vời, bị hao mòn nhanh chóng khiến xe mất độ bốc và ì hơn bình thường.

Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp khi đạp côn cảm thấy rất nặng và khó nhọc do chân côn của xe chưa đạp hết tầm. Khi nhả côn để xe chuyển động phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn để việc chuyển số diễn ra êm ái. Nếu thực hiện đúng động tác “côn ra ga vào” (tức là giảm ga và cắt côn nhanh – sang số - nhả côn từ từ kết hợp tăng ga) thì côn mới không bị mài, máy mới khỏe.

Lưu ý, khi phanh nên tránh đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng lại; lái xe cần đạp phanh trước, sau đó mới đạp côn. Khi vào cua cũng vậy, lái xe không đạp côn và đảm bảo số phù hợp tốc độ, tránh xe chết máy hoặc gằn máy.

Lựa chọn số phù hợp với tốc độ

Sơ đồ số trên xe tùy thuộc vào từng loại xe, song chúng thường được vẽ ngay trên cần nắm số. Do vậy, để việc chuyển số thuần thục mà không cần nhìn xuống cần số, hãy rèn luyện bằng cách thuần thục kỹ năng này: Để chìa khóa ở vị trí tắt, thực hành việc chuyển số (kết hợp với chân côn), mắt không nhìn cần số.

Ngoài ra, lái xe cần học cách lựa chọn số phù hợp với tốc độ, bởi nếu xe chưa đủ tốc độ mà đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn (tức là chạy ép số). Vì thế, hãy học cách tạo đà và lúc vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Ví dụ, số 1 tương ứng với tốc độ 5 – 10km/h, số 2 tương ứng 10 – 15km/h, số 3 thì từ 15 – 30km/h, số 4 từ 35 – 40km/h và số 5 thì trên 45km/h.

Bên cạnh đó, hãy cố gắng sử dụng số thấp khi vượt, bởi số thấp sẽ đảm bảo sự an toàn cho lái xe cũng như những người ngồi trong xe. Việc này vô cùng quan trọng khi xe thường xuyên di chuyển trong đường thành phố và phải chuyển số liên tục, đặc biệt là đối với những hôm thời tiết xấu.

Đồng thời, khi chuyển số xe không được giật, lắc và các thao tác trong quá trình chuyển số cũng là thước đo để đánh giá kinh nghiệm của người lái xe. Thêm vào đó, có thể sử dụng kỹ thuật “chuyển số tắt” khi di chuyển từ thấp sang số cao hơn. 

Lưu ý, để tránh hỏng động cơ và ly hợp thì hãy cố gắng nhấn mạnh chân phanh hơn so với bình thường vào thời điểm nhả chân côn.

Không nên táy máy phanh tay

Các lái xe cần lưu ý một điều rằng, phanh tay không được thiết kế để dừng xe khi đang chạy mà chỉ giữ xe đứng yên khi đã dừng. Nếu muốn dừng xe trên dốc có thể sử dụng thắng tay khi đậu xe lúc lên dốc quá 5 giây và nếu sợ bị trượt dốc khi di chuyển thì cần bớt chân côn và dậm chân ga mạnh thêm đồng thời nhả từ từ thắng tay để xe lên dốc.

Lưu ý, khi xe bị tút dốc mà chỉ kéo phanh tay sẽ là một sai lầm nguy hiểm; ngược lại, nếu vô tình quên không nhả hết phanh tay, sẽ dẫn đến phanh bị mòn và nguy hiểm hơn khi dẫn đến phát sinh nhiệt, có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả phanh mất tác dụng.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //