Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đảm bảo các điều kiện an toàn cho học sinh trở lại lớp

Phóng viên - 28/04/2020 | 11:17 (GTM + 7)

Tất cả học sinh phải đeo khẩu trang, rửa tay khử trùng và được đo thân nhiệt trước khi vào lớp. Khó khăn nhất hiện nay của nhà trường là đảm bảo giãn cách trong phòng chống dịch COVID-19

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Trường THPT Lương Thế Vinh ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang kiểm tra thân nhiệt học sinh trước khi vào lớp. Ảnh: Tấn Phong - VOV

Sau một thời gian dài nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19, sáng 27/4, nhiều học sinh của gần 30 tỉnh, thành trên cả nước đã trở lại trường học. Tại ĐBSCL, nhiều địa phương đã cho học sinh các khối lớp 9, lớp 12 và sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đi học trở lại. 

Trong sáng 27/4, học sinh nhiều khối lớp của các địa phương tại ĐBSCL như: An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bạc Liêu đã đồng loạt trở lại trường sau thời gian dài nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19. Tâm trạng chung của học sinh, phụ huynh và các thầy cô giáo là vui mừng, phấn khởi. Tuy nhiên, nỗi lo dịch bệnh vẫn hiện hữu nên công tác phòng dịch được các nhà trường chuẩn bị chu đáo. 

Tại trường THCS Lê Hồng Phong ở thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, sáng 27/4, học sinh khối lớp 9 bắt đầu trở lại trường. Nhằm đảm bảo an toàn cho các em đến lớp, trước đó, nhà trường đã tiến hành tổng vệ sinh toàn bộ khuôn viên, thực hiện phun thuốc tiêu độc, khử trùng từng lớp học.

Trong buổi đầu trở lại trường, tất cả học sinh phải đeo khẩu trang, rửa tay khử trùng và được đo thân nhiệt trước khi vào lớp. Ngoài ra, nhà trường cũng chuẩn bị hàng trăm chiếc khẩu trang để hỗ trợ cho các học sinh khó khăn phòng chống dịch bệnh.

Thầy Lê Vũ Phương, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong cho biết:Trường sắm 2 máy đo thân nhiệt. Chuẩn bị 250 khẩu trang cho học sinh có điều kiện khó khăn. Tuyên truyền phụ huynh trang bị khẩu trang cho trẻ em. Học sinh vào trường cũng được chuẩn bị bồn rửa tay, xà phòng khử trùng cho học sinh. 

Trước đó, để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo các trường khẩn trương vệ sinh trường lớp, bàn ghế; đồng thời, yêu cầu không tổ chức sinh hoạt dưới cờ vào sáng thứ hai, giãn cách học sinh trong lớp học, tránh tụ tập ngoài sân trường để phòng chống dịch bệnh. Trong tuần đầu, học sinh tại Hậu Giang chỉ ôn tập lại kiến thức. Thời gian sau đó, giáo viên sẽ dạy theo chương trình tinh giảm của Bộ Giáo dục - Đào tạo. 

Công tác khử trùng, vệ sinh được chú trọng

Trong khi đó,  ở Kiên Giang, toàn bộ học sinh các khối lớp 9, 10, 11, 12 đã đi học trở lại. Tại trường THCS Đông Biên ở huyện An Biên tất cả học sinh đến trường đều thực hiện việc đeo khẩu trang, được đo thân nhiệt và có chỗ rửa tay diệt khẩu. Chia sẻ thêm về công tác phòng dịch và đảm bảo kế hoạch giảng dạy, Thầy Huỳnh Văn Vững Hiệu trưởng Trường THCS Đông Biên cho hay:

Yêu cầu học sinh hạn chế ngồi quá gần nhau. Trường thực hiện 1 bàn ngồi 2 học sinh để hạn chế nguy cơ lây lan dịch. Thời gian trước, trường có tổ chức học trực tuyến cho học sinh. Với trường hợp khó khăn công nghệ, mạng thì giáo viên đi tới nhà giao bài tập để các em ôn. 

Còn đối với tỉnh Vĩnh Long, học sinh khối lớp 9 và lớp 12 đã đi học. Riêng học sinh các khối lớp 1, 5, 6 7, 8, 10, 11; học viên các Trung tâm ngoại ngữ, tin học, Trung tâm tư vấn du học sẽ đi học trở lại vào thứ hai tuần tới. Đối với trẻ mầm non và học sinh các lớp 2, 3, 4  tỉnh Vĩnh Long cho đi học bắt đầu từ ngày 11/5. UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giáo dục tổ chức cho học sinh đi học trở lại đảm bảo tuyệt đối an toàn, chu đáo. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế triển khai phòng, chống dịch Covid- 19 tại các cơ sở giáo dục.

Cũng trong ngày 24/7, cả 2 khối THCS và THPT của tỉnh Cà Mau bắt đầu trở lại trường. Tuy nhiên, riêng học sinh lớp 9 và lớp 12 tại tỉnh này đã đi học được 1 tuần này. Em Thái Băng Tâm, học sinh lớp 12, Trường THCS - THPT Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian qua mặc dù nghỉ học nhưng các em vẫn thường xuyên trao đổi bài tập với bạn bè và thầy cô, do đó việc trở lại trường cũng không gặp quá nhiều bỡ ngỡ.

"Tụi em tuân thủ đúng theo quy định, phải đeo khẩu trang, đảm bảo giãn cách để tốt cho mình và người khác. Bây giờ tụi em bị hụt kiến thức, chúng em sẽ cố gắng học lại. Kèm theo học trên lớp thì học thêm trên mạng để đảm bảo cho kỳ thi Quốc gia tới tốt", em Thái Băng Tâm chia sẻ.

Học sinh tại các trường ở tỉnh Bạc Liêu được kiểm tra thân nhiệt ngay tại cổng trường trước khi vào lớp.

Toàn tỉnh Cà Mau có hơn 14.000 học sinh lớp 9 và trên 9.000 học sinh lớp 12. Bên cạnh việc hướng dẫn các trường đảm bảo phương án phòng chống dịch Covid-19, ngành giáo dục tỉnh Cà Mau cũng chủ trương để trường dạy các môn chính, đảm bảo kiến thức cho các em thi cuối cấp. 

Có thể thấy, nhờ sự chủ động trong công tác chuẩn bị của ngành giáo dục các địa phương nên việc tổ chức giảng dạy song song với phòng chống dịch Covid-19 tại các trường bước đầu đã được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những khó khăn, cần sớm được tháo gỡ.

Theo lãnh đạo Trường THCS Lê Hồng Phong ở thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, tới nay, dù tất cả các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn cho học sinh đều được thực hiện nghiêm túc và chu đáo nhưng riêng yêu cầu về việc phải đảm bảo khoảng cách chỗ ngồi giữa các học sinh tối thiểu 1,5m để phòng dịch Covid-19 thì nhà trường rất khó thực hiện, bởi điều kiện cơ sở vật chất không cho phép.

Thầy Lê Vũ Phương, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong trăn trở: Trước mắt sắp xếp bàn ghế để giãn cách diện tích phòng học. Đang chờ văn bản hướng dẫn có chia diện tích hay không. Tinh thần 1 bàn 2 em. Khoảng cách bàn này bàn kia xa hơn trước nhưng do phòng nhỏ, không thể đảm bảo yêu cầu. Phương án chia lớp hay không đang chờ hướng dẫn. 

Cùng chung nỗi lo lắng trên, thầy Phan Thành Văn, Phó Hiệu trưởng Trường THCS -THPT Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau chia sẻ, khó khăn nhất hiện nay của nhà trường là đảm bảo giãn cách trong phòng chống dịch Covid-19. Thời điểm mới chỉ có học sinh lớp 9 và lớp 12 đi học, trường đã thực hiện giảm sĩ số, mỗi học sinh ngồi 1 bàn. Tuy nhiên, khi học sinh tất cả các khối đi học thì giải pháp này không khả thi vì không đủ số lượng phòng học và giáo viên để thực hiện giãn cách. 

Cũng theo thầy Phan Thành Văn: Cơ bản chúng tôi tách 1 lớp thành 3 lớp. Lớp nào dư nhiều thì đưa sang lớp khác, mỗi lớp chỉ khoảng 13 – 14 học sinh để đảm bảo khoảng cách. Cũng phải sắp xếp thời khóa biểu lại, khi sắp xếp cũng gặp khó khăn. Chia lớp như vậy không đảm bảo đủ giáo viên, chúng tôi yêu cầu giáo viên khối khác hỗ trợ giảng dạy để đảm bảo các em. 

Ngoài những vấn đề chung mà các trường đang phải đối mặt, thì những giáo viên làm công tác giảng dạy trực tiếp cũng gặp khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo học sinh. Bởi trong thời gian nghỉ học để tránh dịch, có học sinh tham gia học trực tuyến, nhưng cũng có nhiều em không thể tham gia, do đó, đã có sự chênh lệch về lượng kiến thức tiếp thu.

Nói về lo lắng này, cô Lao Thị Tuyết Huệ, giáo viên trường THPT Trần Văn Ơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cho biết: Không dạy lại bài trực tuyến nhưng cũng phải ôn bài để đảm bảo các em nắm kiến thức và có chất lượng. Một số ở khu vực thành thị có điều kiện tiếp cận mạng, nên thuận lợi hơn. Còn các em vùng sâu vùng xa không có mạng nên không được học trực tuyến. Nên sau đó, việc ra bài kiểm tra cho các em thì khó khăn hơn. 

Không chỉ với ngành giáo dục, đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra rất nhiều tổn thất, khó khăn cho hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống. Thiết nghĩ, trong thời điểm hiện nay, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, ngành nghề phải càng nỗ lực hơn nữa để cùng nhau đoàn kết, tạo nên sức mạnh chiến thắng dịch bệnh, quay lại cuộc sống ổn định vốn có như trước kia.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //