Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cửa hàng ăn uống tại chỗ loay hoay thích ứng với 'bán mang về'

Phóng viên - 18/06/2021 | 5:56 (GTM + 7)

Nhiều nơi không thể duy trì kinh doanh, buộc phải đóng cửa. Phần còn lại đã chuyển sang “bán mang về” tuân thủ quy định chống dịch, nhưng đều sụt giảm doanh thu từ 50-60%. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

“Có hôm em thèm ăn phở nhưng ra đấy không cho ngồi mà bắt mua về nhưng em không mua. Cái cảm giác ngồi ăn tại chỗ thích hơn và nó tiện cho em. Mang về thì nước dùng, bánh phở hay cho vào túi nilon nữa, em không thích lắm.”

Mấy ngày trước, bạn Nguyễn Đức Dương ở Hà Nội đã từ chối sử dụng phương thức “bán mang về” của một cửa hàng phở như vậy. Vì ít khách, nhiều quán phở trong đợt dịch này thậm chí không bán mang về mà “cửa đóng then cài”.

Dù bán mang về các cửa hàng ăn uống tại chỗ vẫn vắng khách
Dù bán mang về các cửa hàng ăn uống tại chỗ vẫn vắng khách

Cũng giống phở, cà phê là loại đồ uống chất lượng ngon nhất khi dùng tại chỗ. Vì vậy để có được lượng khách quen đặt hàng trực tuyến duy trì việc kinh doanh, quan trọng là cơ sở có sản phẩm chất lượng tốt.

Nhưng theo lời anh Lương Thanh Bình, chủ quán cà phê trên phố Yên Ninh, doanh thu dịp này vẫn giảm sâu: 'Chắc chỉ có 10% quán có thể thích nghi được.

Không hợp tác với các kênh bởi vì khi không có dịch người ta làm hợp đồng với các quán từ 15-20%, dựa trên giá cà phê của mình. Đến mùa dịch tăng lên 25% và việc làm hợp đồng khó hơn trước.

Khách quen thì đều qua tận nơi mua. Số khách còn lại tự pha ở nhà. 95% khách quen mua ủng hộ trong thời gian này nhưng doanh số giảm khoảng 60%'.

Nhiều cửa hàng đóng cửa
Nhiều cửa hàng đóng cửa

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay hộ kinh doanh cá thể nếu chỉ quen cung cấp dịch vụ ăn uống tại chỗ hoặc không thể nhanh chóng thích nghi với loại hình mua bán trực tuyến dễ rơi vào cảnh dù “bán mang về” cũng ít người mua như lời kể của bà Phạm Lan Hương, chủ quán phở cuốn bên hồ Trúc Bạch: 'Bán đem về vắng khách lắm. Bán ngày vài trăm, thất thu. Cô bán mấy chục năm nay khách quen nhiều nhưng đưa lên quảng cáo nhưng không có khách. Khách quen ăn thì gọi điện nhưng vắng lắm'.

Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương, trong khi hàng loạt ngành nghề điêu đứng vì COVID-19 thì thương mại điện tử sống khỏe, tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%. Hơn 5 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể đã tự thân vận động, chuyển qua hình thức “bán mang về” vẫn duy trì được.

Chính đại dịch đã tạo ra những cú huých mạnh mẽ thúc đẩy doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động thương mại điện tử.

Dù bán mang về các cửa hàng ăn uống tại chỗ vẫn vắng khách
Dù bán mang về các cửa hàng ăn uống tại chỗ vẫn vắng khách

Tuy vậy, theo TS Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng, Viện kinh tế Việt Nam việc loay hoay với hình thức mới “bán mang về” hay rộng hơn là chuyển đổi số, là bởi sự thiếu năng động của chính các doanh nghiệp: 'Việt Nam có tiềm năng là khá lớn, do chúng ta có tiền lệ dân số trẻ khá cao, xu hướng tiêu dùng cận biên là tương đối lớn và đặc biệt có những nền tảng về thiết bị di động, hệ thống Internet viễn thông tương đối phát triển.

Tuy nhiên, với nhiều yếu kém bất cập cố hữu của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiệu quả của việc phát triển thương mại điện tử phụ thuộc nhiều vào sự năng động chủ động của chính các doanh nghiệp'.

Khác so với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể cần nhiều thời gian hơn để thích nghi với chuyển đổi số bởi tập quán ẩm thực “khoái khẩu”, ăn ngon và cầu kỳ của người Việt.

Mong ước của bà chủ quán Phạm Lan Hương là cuộc sống trở lại bình thường để việc kinh doanh được phục hồi. Nhưng chính bà cũng ngậm ngùi nhận ra rằng: thói quen tiêu dùng của mọi người đã thay đổi từ khi có dịch bệnh. Nếu không mau chóng thay đổi, các cửa hàng dịch vụ ăn uống tại chỗ sẽ khó trụ lại lâu dài trên thị trường.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //