Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Củ hủ khóm Hậu Giang đặc sản quê nhà

Phóng viên - 07/09/2021 | 8:33 (GTM + 7)

Nếu có dịp đi ngang TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, men theo bờ sông Cái Lớn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng khóm trải dài, rộng bạt ngàn.

Không chỉ có cơ hội được thưởng thức những trái khóm ngọt ngào, tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc khóm của bà con nông dân, du khách còn bị chinh phục bởi một món ăn vừa lạ, vừa quen đó là dưa củ hủ khóm.

Một món quà quê dân dã níu chân những vị khách phương xa, làm nao lòng những người con xa xứ, vừa ăn, vừa hít hà vị quê hương. 

Khóm Hỏa Tiến, TP Vị Thanh
Không khó để bắt gặp những ruộng khóm đang thu hoạch tại xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh thời điểm này

Đến xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh thời điểm này, không khó để bắt gặp những ruộng khóm đang thu hoạch. Khóm đã bén rễ ở đây từ thập niên 30 của thế kỷ trước. Đến đây không chỉ được thưởng thức vị ngọt của những trái khóm mới hái mà du khách còn có dịp thưởng thức món ngon từ củ hủ khóm.

Củ hũ khóm là phần đọt non của thân cây. Để lấy được nó, người ta phải nhổ cả cây đang còn tươi tốt để lấy phần lõi. Chính vì hiếm có, khó tìm như vậy nên dù ở xứ khóm, nhiều bà con nhưng cũng chỉ được thưởng thức mỗi năm vài lần. Cũng chính vì lẽ đó, những món ngon từ củ hủ khóm thường được dùng riêng để thiết đãi khách đến chơi nhà. 

Được xem là thứ rau sạch, nhưng để có củ hủ khóm cũng lắm công phu. Khóm sau khi thu hoạch thì người ta sẽ nhổ cây, bỏ lá, rễ rồi gọt xong thành củ hũ, rửa sạch, cho ra rổ, bào mỏng, ngâm nước muối và luộc sơ trước khi chế biến. Nghe giản đơn nhưng từng công đoạn phải đúng cách.

Luộc thiếu hoặc quá lửa, củ hũ khóm sẽ đắng. Muốn củ hủ giòn trắng, thơm thì nhất định phải ngâm với nước đá sau khi bào xong.

Củ hủ khóm giòn, có vị ngọt dịu, thơm mùi mía, người dân địa phương cho biết, nếu chưa ăn củ hủ khóm xào tép, làm gỏi, nấu canh, nhân bánh xèo, dưa chua củ hủ khóm, nhấp ly rượu khóm, ăn miếng khóm tươi thì chưa biết khóm Cầu Đúc ngon thế nào.

Nói về sản phẩm dưa củ hủ khóm nức tiếng gần xa, Chị Trần Thị Kim Hai, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến kể lại, thấy củ hủ khóm ngon nhưng trên thị trường chưa có ai làm dưa chua từ nguyên liệu này.

Từ ý tưởng đó, chị mạnh dạn làm thử. Kết quả dưa chua củ hủ khóm rất ngon, có mùi thơm, giòn, lại không sử dụng hóa chất và có thành phần bromelain làm tiêu hóa tốt chất đạm. Kể từ đó, chị Kim Hai làm dưa củ hủ khóm theo đơn đặt hàng của khách.

Chị Trần Thị Kim Hai cho biết, nghe kể lại trước đây những người đi mần cỏ cái người ta ngồi chơi cái người ta lấy cây khóm vạt vạt xong người ta thấy trong này nó có củ hũ non và thơm xong người ta đem về ăn thử.

Đầu tiên chỉ xào thôi, ăn cũng ngon sau này mới chế ra nhiều món dưa chua củ hủ khóm, củ hủ khóm hầm giò heo, củ hủ khóm xào tép, bánh xèo củ hủ khóm và gỏi củ hủ khóm.

Theo chị Kim Hai, để làm được 2kg dưa chua củ hủ khóm thì cần 3,5kg củ hủ khóm. Để có dưa chua củ hủ ngon thì chỉ lấy phần non nhất của củ hủ, sau đó cho nguyên liệu, đường, giấm, ớt, tỏi theo công thức vừa đủ để đảm bảo cho dưa chua thật ngon. 

Người dân thu hoạch khóm
Người dân thu hoạch khóm

Ngoài tiền bán khóm trái, chị Kim Hai còn kiếm thêm thu nhập từ dưa củ hủ khóm vài triệu đồng mỗi đợt. Không dừng lại ở đó, sản phẩm dưa chua của chị đã vinh dự được vào vòng bán kết khi tham gia dự án khởi nghiệp sáng tạo năm 2019 tại tỉnh Bến Tre và được vào vòng chung kết Cuộc thi khởi nghiệp lần I năm 2019 tại tỉnh Hậu Giang nhờ tính độc đáo, sáng tạo, hợp vệ sinh và hương vị lạ miệng đặc trưng.

“Cái này không ai dạy, mình thấy những loại khác người ta có thể làm dưa chua được cái mình tự suy nghĩ mình làm ăn,sau đó mình cho anh em ăn, rồi rút kinh nghiệm ra làm ngon chứ không có gì. Đối với bản thân cũng mong muốn tất cả mọi người biết đến sản phẩm địa phương, đến đây để thưởng thức những món ăn ngon từ khóm chẳng hạn như dưa chua củ hủ khóm”. Chị Trần Thị Kim Hai cho biết thêm.

Chi sẻ về kế hoạch sắp tới, chị Kim Hai cho biết, để củ hủ khóm thật sự mang thêm giá trị, gia đình chị sẽ thu gom củ hủ khóm của các hộ trồng khóm quanh vùng. Bên cạnh đó, gia đình sẽ xin các cấp, các ngành hỗ trợ nguồn vốn để đầu tư làm cơ sở sản xuất dưa chua củ hủ khóm đúng theo tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Vươn lên từ vùng đất phèn mặn, cây khóm giúp bao người dân Hỏa Tiến, Vị Thanh có cuộc sống sung túc hơn, ấm no hơn. Nếu cây dừa giúp người dân Bến Tre vượt qua gian khó thì cây khóm chính là người bạn của nông dân Hậu Giang qua bao thăng trầm.

Từ thân, rễ, trái, lá đều giúp ích chưa người dân từ làm thực phẩm đến làm phân bón. Riêng củ hủ khóm, người miền Hậu Giang có thể dùng làm gỏi tôm, thịt heo hay thịt gà đặc biệt là dưa chua đều hấp dẫn.

Từ ruộng khóm Hậu Giang, đi xa từ gian bếp nhỏ, dưa củ hủ khóm đã chinh phục khẩu vị khi bất kì ai 1 lần nếm thử. Dân dã, thôn quê mà trở mình thành đặc sản, hàng hóa đi khắp nơi ở ĐBSCL đến với người tiêu dùng gần xa, tự hào là sản phẩm OCOP quê nhà. 

Chị Trần Thị Kim Hai phấn khởi nói: Đối với cây khóm 2-3 năm nay giá cả tương đối khá, đời sống người dân tốt. Năm nào cũng có người phá khóm, cho nên mỗi lần phá khóm mới được ăn cho nên nó là món ăn loại hiếm.Củ hủ khóm mang lại nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và đặc biệt có mùi thơm rất độc đáo mà những sản phẩm khác không có và nó là loại thức ăn rất sạch.

Từ đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, từ những cây khóm bỏ đi sau thu hoạch đã đóng góp rất nhiều vào cuộc sống sản xuất của người dân. Bới chén cơm trắng, gắp một đũa dưa hủ khóm, kèm miếng ớt tươi, vị chua chua, cay cay thơm nồng, béo béo hòa quyện cùng mùi cơm gạo mới đủ kích thích giác quan những ai một lần nếm thử.

Khi chỉ là món ăn kèm trong bữa cơm, dưa củ hủ khóm còn mở ra một hướng đi mới cho bà con trồng khóm, mang hơi thở phù sa, sự sáng tạo của các bà, các mẹ vùng sông nước Cửu Long đến những bữa cơm gia đình trên mọi miền Tổ quốc.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //