Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cổng trường an toàn, trách nhiệm không của riêng ai

Phóng viên - 24/09/2020 | 6:16 (GTM + 7)

Tình trạng lộn xộn, ùn tắc cục bộ khu vực cổng trường gây khó khăn không chỉ với phụ huynh mà còn gây mất an toàn đối với học sinh, gia tăng ùn tắc ở đô thị. Quy hoạch các điểm đỗ xe, tổ chức phân luồng giao thông khu vực cổng trường như thế nào vừa tạo t

Trách nhiệm của các nhà trường, ngành giao thông, chính quyền địa phương và phụ huynh đối với vấn đề này ra sao?
Trách nhiệm của các nhà trường, ngành giao thông, chính quyền địa phương và phụ huynh đối với vấn đề này ra sao?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Như VOVGT đã đề cập, tình trạng giao thông lộn xộn xảy ra khá thường xuyên tại các khu vực cổng trường học tại một số trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội như trường tiểu học Khương Thượng, Thành Công quận Đống Đa, trường Nghĩa Tân, Dịch Vọng Hậu quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại một số trường trên địa bàn Tp.HCM như trường Tiểu học Lê Lợi đoạn ngã 6 Dân Chủ, quận 3; trường tiểu học Hồng Hà, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, trường THPT Lương Văn Can nằm trên đường Phạm Hùng, quận 8…  

Theo một số phụ huynh, sở dĩ họ buộc phải chờ đón con ngay trên tuyến đường giao thông là do các trường chưa bố trí các điểm dừng đỗ đón con trong sân trường hoặc khu vực ngoài cổng trường. Một phụ huynh học sinh có con đang học tại trường Chuyên Hà Nội- Amsterđam, Hà Nội nêu ý kiến: 

"Mình đã thấy vài trường chia ô và cho phụ huynh đỗ rất là hay nhưng trường này chưa thấy. Như trường này cũng có 2 cổng, cổng trước và cổng sau, nhưng cổng sau rất ít khi mở, chắc là ít nhân viên và các con nếu muốn đi cổng sau thì phải đợi bảo vệ mở, điều này rất bất cập. Phụ huynh nói thì người ta cáu kỉnh hoặc người ta mặc kệ".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn- Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội nên nhìn nhận ùn tắc giao thông khu vực cổng trường học là vấn đề chung của xã hội, nhà trường chỉ có thể chịu trách nhiệm đối với các hoạt động trong phạm vi cổng trường học và nhà trường chỉ là một mắt xích nhỏ trong bài toán giải quyết ùn tắc giao thông tại khu vực cổng trường học:

"Tôi thấy rằng câu chuyện này nó không đơn thuần chỉ 1 phía nhà trường đứng ra lo được. Nhà trường chỉ có thể là tổ chức cho học sinh, giáo dục học sinh thế rồi vận động phụ huynh là nên có những cái cách thức tổ chức đón học sinh ở cổng trường thế nào, rồi để cho học sinh tan trường về như thế nào. Phía ngoài cổng trường, nhà trường không có chức năng và gần như không được phép làm gì ngoài xã hội".

Đồng tình với quan điểm này, TS Trần Hữu Minh- Phó chánh văn phòng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia cho rằng, các vị trí đón trả, hành lang đón trả, không gian đón trả, tiếp cận khu vực cổng trường đều nằm ngoài khu vực quản lý của nhà trường. Trong khi đó, khu vực phía ngoài cổng trường còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo an toàn nên không ít bậc phụ huynh còn có tâm lý băn khoăn nếu để con tự đi bộ tới trường:

"Rất nhiều phụ huynh học sinh đưa con em đến trường nhưng không yên tâm phải đưa đón con em tới tận cổng trường. Chính bởi vậy nhu cầu đã vượt quá công suất thông qua gây ùn tắc nghiêm trọng khu vực cổng trường".

Tại một số khu vực cổng trường học, mặc dù nhà trường có sự phối hợp với lực lượng công an, lực lượng dân phòng tham gia phân luồng điều tiết giao thông, nhưng tình trạng ùn tắc cục bộ vào giờ tan học vẫn xảy ra. Nguyên nhân là do lực lượng cán bộ công an phường còn mỏng trong khi số lượng trường học trên địa bàn nhiều.

Ông Phạm Xuân Hưng- Trưởng ban bảo vệ dân phố của phường Văn Quán, quận Hà Đông, người trực tiếp tham gia phân luồng giao thông tại cổng trường tiểu học Nguyễn Du cho biết:  

"Lực lượng công an phường họ tham gia nhưng họ chỉ có thể tham gia một chốc một lát xong họ phải đi làm nhiệm vụ của họ, còn chủ yếu vẫn là lực lượng dân phòng".

Từ kinh nghiệm triển khai Dự án Đường đi bộ an toàn tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm,  KTS Trần Huy Ánh- Hội viên Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, để giải quyết ùn tắc giao thông khu vực cổng trường là cần đồng bộ nhiều giải pháp. 

Trong đó chủ yếu là mở rộng không gian đón trả học sinh, không để phụ huynh tập trung khu vực cổng trường, các kiến trúc sư đã xây dựng các điểm đỗ xe tạm thời cách xa cổng trường và bố trí các điểm đưa đón học sinh tại các tuyến đường xung quanh.

Tuy nhiên, theo ông Ánh, những giải pháp kỹ thuật chỉ có thể dễ dàng thực hiện nếu có sự quyết tâm mạnh mẽ từ chính quyền địa phương: 

"Chúng tôi thấy đầu tiên việc này phải nhận thức từ lãnh đạo quận, họ phải nhìn thấy vấn đề đó chủ động và họ huy động cả hệ thống chính trị, chính quyền địa phương và bộ máy trật tự đô thị, công an giao thông, công an trật tự thì nhà trường bao giờ cũng sẵn sàng. Đầu tiên là nhận thức và quyết tâm chính trị từ những người quản lý cấp quận, cấp phường đơn vị trực thuộc".

PGS-TS Đinh Văn Hiệp, Viện trưởng Viện quy hoạch và kỹ thuật giao thông vận tải, trường Đại học xây dựng đề xuất, cần tổ chức giao thông một chiều tại các khu vực cổng trường tiểu học để giảm thiểu tình trạng xung đột giao thông giữa các phương tiện dừng đỗ và phương tiện qua lại. Đối với những trường có vỉa hè đủ rộng có thể, tổ chức bố trí các điểm dừng đỗ xe hợp lý khu vực trước cổng trường.

Trong trường hợp, vỉa hè không đủ rộng, sân trường chật hẹp cần tính tới phương án bố trí các điểm đỗ xe xa khu vực cổng trường.  Ngoài ra cũng có thể bố trí thêm một số biển báo cấm hoặc hạn chế các phương tiện ô tô đi vào trong khung giờ cao điểm.

Hà Nội nên nhìn nhận ùn tắc giao thông khu vực cổng trường học là vấn đề chung của xã hội (Ảnh: LĐTĐ)
Hà Nội nên nhìn nhận ùn tắc giao thông khu vực cổng trường học là vấn đề chung của xã hội (Ảnh: LĐTĐ)

Ùn tắc giao thông khu vực cổng trường học không chỉ là trách nhiệm của một đơn vị riêng lẻ mà nó liên quan đến nhà trường, cơ quan quản lý giao thông, chính quyền địa phương và chính các bậc phụ huynh học sinh.

Thế nhưng, có rất nhiều lý do mà các chủ thể liên quan chưa thể cùng ngồi lại với nhau để cùng chia sẻ những khó khăn và bàn đến những giải pháp về tổ chức phân luồng giao thông khu vực cổng trường.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài bình luận có nhan đề: Bao giờ ngồi lại với nhau?

Trong những vấn đề cần sự tham gia của nhiều bên, thì việc đầu tiên trước khi bàn giải pháp, là các bên phải ngồi lại cùng nhau, lắng nghe mong muốn của nhau, chia sẻ nhiệm vụ và khó khăn của nhau, rồi mới tính tới một sự phối hợp cùng thực hiện.

Nhưng điều đó dường như chưa xuất hiện, đối với các bên liên quan trong câu chuyện trật tự, an toàn giao thông trước cổng trường.

Về phía nhà trường, đương nhiên rồi, không thể đổ cho các thầy các cô, bởi chỉ lo phần bên trong cổng trường đã đủ mệt. Với những trường nào có thể mở cửa cho phụ huynh dắt xe 2 bánh vào đón con, cũng đã tính tới, đã thử làm. Nhưng đỡ tắc ở bên ngoài, lại có thể kéo theo lộn xộn, mất an ninh an toàn bên trong, khiến chính phụ huynh cũng lo, thầy cô cũng ngại.

Về phía các lực lượng tại chỗ như tự quản, bảo vệ tổ dân phố, họ có thể tham gia hướng dẫn giao thông, nhưng nếu không có chỉ đạo nhất quán từ trên để đảm bảo tính chính danh và gắn trách nhiệm cụ thể,  lại thiếu kế hoạch thường xuyên, thì sự tham gia này chỉ mang tính “chữa cháy”.

Chưa kể, điều tiết giao thông đòi hỏi một nghiệp vụ được tập huấn bài bản. Thực tế đã chứng minh, có những nút giao thông vẫn rối như canh hẹ bất chấp sự có mặt của lực lượng tự quản, cho đến khi cảnh sát giao thông xuất hiện.

Cũng không thể đổ trách nhiệm cho CSGT, dù đối với các địa bàn nóng, sự chi viện, “bọc lót” cho nhau giữa các lực lượng để giải tỏa ách tắc giao thông là cần thiết. Song, với các đô thị tắc từ ngõ ra đường, từ ngoại thành đến trung tâm như Hà Nội, thì CSGT vốn đã luôn căng mình trong mỗi giờ cao điểm.

Về phía phụ huynh học sinh, ai cũng mệt mỏi với tắc đường mỗi giờ đưa đón con, và có quyền đòi hỏi sự cải thiện đối với tình hình này. Song, không phải phụ huynh nào cũng thử thay đổi từ chính mình, bằng cách gửi xe từ xa để đưa con đi bộ tới cổng trường. Tất nhiên, việc này không phải lúc nào cũng khả thi đối với người đi ô tô, nhưng cũng là một gợi ý quan trọng.

Vấn đề còn lại nằm ở chính quyền địa phương cấp quận, huyện nơi trường học đóng đô. Chuyện tắc đường ở cổng trường học và mối liên quan của nó với ùn tắc ở các khu vực giao thông lân cận, đã được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết hay chưa? Sự an toàn và thông suốt cho giao thông khu vực cổng trường nằm ở đâu trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự của địa phương? 

Thống kê, so sánh, phân tích về tình hình ùn tắc cũng như nguy cơ mất ATGT ở cổng trường học gần như chưa từng hoặc rất hiếm xuất hiện trong các báo cáo hàng quý, hàng năm của quận huyện. Nó cũng không hiện hữu (hoặc chưa được cụ thể hóa) trong báo cáo về tình hình TTATGT của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp thành phố.

Nó cũng chưa nóng trong các báo cáo về bảo vệ chăm sóc trẻ em. Điều đó ít nhiều cho thấy, chuyện giao thông ở cổng trường chưa được coi là “vấn đề” đối với các bên có tiếng nói, có khả năng và có trách nhiệm.

Vậy thì, đề cập chuyện giải pháp sẽ là khá xa xôi, một khi các bên chưa thấy đủ lý do để ngồi lại với nhau.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

Ra mắt trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Chiều ngày 15/4, Bệnh viện Quân y 175 (BVQY) tổ chức Lễ trao Chứng nhận và ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu Chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

// //