Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cộng đồng chia sẻ khó khăn với tuyến đầu chống dịch

Phóng viên - 15/05/2021 | 10:03 (GTM + 7)

Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư ở Việt Nam đang “tấn công” mạnh mẽ vào phòng tuyến trọng yếu nhất là các bệnh viện. Trong lúc này, sự đồng hành, tương hỗ từ cộng đồng là nguồn động viên to lớn cho các chiến sĩ tuyến đầu chống dịch.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều tập thể hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch. Ảnh: thuongtin.hanoi.gov.vn

Gần 1 tuần qua, cứ đến 4-5h chiều, chị Đỗ Thị Thanh Hà, cư dân tòa nhà Mandarin Garden 2, quận Hoàng Mai (TP.Hà Nội) lại cùng một số người bạn chuyển hàng quyên góp, ủng hộ của bà con trong chung cư và nhiều nhà hảo tâm khác tới Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Chị Hà cho hay, nhóm của chị đã thực hiện 5 chuyến hỗ trợ, từ khẩu trang, găng tay, nước sát khuẩn đến các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ dùng cá nhân. Đối tượng cần hỗ trợ gồm người nhà và bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo bị cách ly trong bệnh viện, và cả các y bác sĩ, nhân viên y tế. Mọi công đoạn vận chuyển, tiếp nhận đều thông qua bệnh viện và được giám sát, phòng dịch kỹ lưỡng.

“Việc cách ly là việc không ai muốn. Chính vì vậy nên khi mình cảm nhận được sự khó khăn, vất vả của họ. Bởi vì dẫu sao họ cũng là đồng bào của mình. Hơn nữa là cũng không muốn bỏ rơi bất kỳ ai lại phía sau hết. Chúng mình mỗi người chỉ một chút xíu thôi, mình vất vả một chút thì bà con sẽ đỡ khổ hơn. Bệnh viện cũng đỡ quá tải hơn. Mình hỗ trợ các bác sĩ thì các bác sĩ cũng có thể yên tâm chống dịch hơn”, chị Hà chia sẻ.

Tương tự, trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã và đang phát động một chương trình hỗ trợ con em các y bác sĩ tuyến đầu năm nay thi vào lớp 10. Nhóm các giáo viên sẽ làm liệu pháp tâm lý, hướng dẫn cách làm bài không mất điểm, chốt kiến thức và nâng cao cho các con qua cả hình thức trực tuyến lẫn một kèm một nếu cần thiết.

Theo nhà giáo Nguyễn Thị Lý, hiệu trưởng nhà trường, sau khi biết lời chia sẻ của nhóm, nhiều trường hợp đã bày tỏ cảm ơn và nhờ giúp kèm cặp con: “Có bác sĩ vừa có con sinh năm 2003, có con 2006. Bố làm bộ đội, vài tháng chưa về, còn mẹ làm bác sĩ đang bị cách ly trong bệnh viện. Họ cũng chỉ hỏi thăm qua gọi điện hình ảnh về, một ngày 1 cuộc, trống lúc nào thì nhắn tin về hỏi con, họ rất lo lắng”.

Chương trình hỗ trợ con em các y bác sĩ tuyến đầu năm nay thi vào lớp 10.

Nhà giáo Nguyễn Thị Lý cho biết, tất cả giáo viên dạy lớp 9 trong trường đều ủng hộ ý tưởng này. Ngoài hỗ trợ con em bác sĩ, nhà trường cũng quyên góp các vật dụng, trang thiết bị còn thiếu cho các bệnh viện đang bị phong tỏa trên địa bàn Hà Nội: “Đối với các bác sĩ, các đồng chí trong tuyến đầu chống dịch. Tôi chỉ muốn gửi gắm rằng, các đồng chí hãy vững tin thực hiện nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao. Nhân dân chúng tôi cùng các đơn vị sẽ hỗ trợ tốt nhất có thể, giúp các đồng chí tối đa nhất để thực hiện nhiệm vụ”.

Ở khắp các diễn đàn, mạng xã hội, hàng trăm lời phát động, quyên góp sức người, sức của như vậy đã xuất hiện trong bối cảnh lực lượng chống dịch đối đầu với đợt dịch Covid-19 cam go và nguy hiểm nhất, với biến chủng virus lây lan mạnh, đa nguồn lây.

Chuyên gia xã hội học PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, những hành động thiện nguyện của người dân cho thấy sức mạnh đoàn kết, truyền thống đồng cam cộng khổ của dân tộc ta: “Chúng ta nhìn thấy nổi lên đó vẫn là trách nhiệm công dân, cái nghĩa cử khi mà đất nước chúng ta, con người chúng ta mỗi khi có những bệnh dịch, có những rủi ro thiên tai. Hoạt động quyên góp mà có sự liên lạc, hỏi rõ nhu cầu cụ thể của người dân, đấy là sự đóng góp đầy tri thức, sự hiểu biết và rất thực tiễn”.

Trong bức thư gửi tới cán bộ, nhân viên y tế cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhấn mạnh chiến thuật “chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công”. Muốn làm được như vậy cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự dấn thân, không quản ngại ngày đêm tận tâm hết mình, bất chấp vất vả, gian nan, hiểm nguy của các chiến sĩ áo trắng.

Có thể nói, trách nhiệm bảo đảm sự bình an của đất nước đang nằm trên vai ngành y tế. Ngành y tế chung một nhịp đập vì sức khỏe nhân dân, và nhân dẫn cũng luôn sát cánh, ủng hộ họ từ hậu phương, vì mục tiêu chung: Chiến thắng dịch bệnh./.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

// //