Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Công cụ kinh tế - “đòn bẩy” cho tiêu dùng bền vững

Minh Hiếu - 02/12/2022 | 10:18 (GTM + 7)

Thúc đẩy tiêu dùng bền vững là yếu tố quan trọng trong phát triển bền vững. Trong đó, công cụ kinh tế tỏ ra hiệu quả khi thông qua cơ chế thị trường tác động đến cả khu vực doanh nghiệp và cá nhân, với các giải pháp đồng bộ từ cơ chế chính sách đến các yếu tố nâng cao năng lực triển khai.

# Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2022 vừa khai mại tại TP.HCM. Theo các đại biểu, để cạnh tranh tại thị trường EU, tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, doanh nghiệp Việt cần đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và thị hiếu tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững.

# Huyện Sóc Sơn, Hà Nội tăng chất lượng lúa gạo. Năm 2022, tổng diện tích gieo trồng lúa của huyện Sóc Sơn giảm 259ha, nhưng năng suất cao hơn 0,2 tạ/ha so với năm 2021. Các giống lúa tiên tiến như: HD11, VNR20, J02,… dần thay thế các giống lúa truyền thống, cho năng suất vượt trội.

# Đắk Nông vừa được cấp 2 mã số vùng trồng cho bưởi xuất khẩu đến Hoa Kỳ và chanh leo đến Trung Quốc. Việc thiết lập mã số vùng trồng nhằm theo dõi tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, được coi là “hộ chiếu” để nông sản xuất khẩu theo đường chính ngạch.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thúc đẩy tiêu dùng bền vững là yếu tố quan trọng trong phát triển bền vững. Trong đó, công cụ kinh tế tỏ ra hiệu quả khi thông qua cơ chế thị trường tác động đến cả khu vực doanh nghiệp và cá nhân, với các giải pháp đồng bộ từ cơ chế chính sách đến các yếu tố nâng cao năng lực triển khai. 

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương để tìm hiểu rõ hơn về nội dung này.

PV: Thưa ông, những công cụ kinh tế nào có thể thúc đẩy tiêu dùng bền vững từ khu vực doanh nghiệp?

TS. Lê Đăng Doanh: Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nghị quyết về chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế bền vững. Để đẩy mạnh thì nhà nước cần phải phổ biến, thông báo. Ví dụ như các chính sách giám sát và xem xét sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên như nguồn nước, các vật tư, nguyên liệu,…

Hai là sửa đổi chính sách thuế. Những lĩnh vực, vật tư, nguyên liệu nào gây ô nhiễm môi trường nhiều thì cần đánh thuế thích đáng. Doanh nghiệp nào tiết kiệm nguyên vật liệu, cắt giảm khí thải, sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,… thì có thể có các ưu đãi, cắt giảm thuế, các chính sách thưởng - phạt để khuyến khích doanh nghiệp.

Mới đây, tôi có dự Hội nghị Mekong Connect, có một doanh nghiệp chế biến chất thải café thành vải và các sản phẩm. Đó là ví dụ cần được đánh giá đúng và nêu gương, phổ biến cho các doanh nghiệp vận dụng.

Hiện đã có 38 tỉnh thành phố có chương trình, kế hoạch vận dụng kinh tế xanh và tiêu dùng bền vững. Tôi nghĩ rằng nên hướng dẫn để tất cả thành phố, các trung tâm công nghiệp đều có thể vận dụng chính sách này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

PV: Còn với cá nhân, giải pháp nào khuyến khích người dân mua và sử dụng các sản phẩm hạn chế tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và giảm phát thải ra môi trường?

TS. Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ tiêu dùng bền vững rất phù hợp với truyền thống của người Việt Nam, tiết kiệm và sử dụng hợp lý các nguồn lực của thiên nhiên. Theo tôi nên có hướng dẫn và chính sách trợ giá để người dân có thể tăng cường sử dụng các sản phẩm như vậy. Phát huy các nguồn lực trong xã hội để mỗi người có thể đóng góp vào tiêu dùng bền vững, tiêu dùng hợp lý và có hiệu quả.

Từ thiếu nhi đến hội phụ nữ rồi đoàn thanh niên,… cũng nên nêu gương. Ví dụ như người Đức, họ bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn. Chúng ta cũng nên giáo dục trẻ từ mẫu giáo đến trưởng thành.

Ở nhiều nước đã có các hình thức như trao đổi quần áo cũ, trao đổi các sản phẩm để sử dụng một cách tiết kiệm hơn, ví dụ như SGK. Không nên là cứ mỗi năm lại in và mua SGK mới. Tất cả cái đó, theo tôi, mỗi bộ, ngành đều nên có các chương trình.

PV: Xin cảm ơn ông!

Ý kiến của bạn
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

// //