Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Có dự báo, vì sao vẫn bị động, thiệt hại nặng nề do mưa lớn, ngập sâu?

Nguyễn Yên - 30/05/2022 | 17:30 (GTM + 7)

Nhiều người băn khoăn: vì sao có dự báo về khí tượng, có dự báo về khả năng tiêu thoát nước mà người dân không được cảnh báo cụ thể, dẫn tới bị động và chịu nhiều thiệt hại do mưa lớn ngập sâu? Căn cứ nào để xác định hệ thống thoát nước quá tải?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cảnh ngập tại Ngã tư Đào Tấn - Kim Mã. Ảnh: Phúc Tài

Cảnh ngập tại Ngã tư Đào Tấn - Kim Mã. Ảnh: Phúc Tài

Tình trạng ngập úng nghiêm trọng trên hàng loạt tuyến đường Hà Nội trong cơn mưa lớn chiều qua được Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết là do lượng mưa đã vượt mức chịu tải của hệ thống thoát nước.

Nhiều người dân băn khoăn: vì sao có dự báo về khí tượng, có dự báo về khả năng tiêu thoát nước mà người dân không được cảnh báo cụ thể, dẫn tới bị động và chịu nhiều thiệt hại do mưa lớn ngập sâu? Căn cứ nào để xác định hệ thống thoát nước quá tải?

Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam xung quanh nội dung này.         

PV: Thưa ông, với lượng mưa như vừa qua có thực sự gây quá tải hệ thống thoát nước không? Chúng ta căn cứ vào đâu để xác định điều này?

Hiện nay Hà Nội chỉ mưa 100mm trong 2 giờ thì có thể chịu được, nhưng nếu vượt quá con số đó thì không chịu được.

Vào buổi chiều, Hà Nội thường có những đám mây tích nước, khi nhiệt độ cao lên thì đám mây sẽ lên nhanh, gặp lạnh và gây mưa. Thứ hai là khu vực nào mưa nhiều đặc biệt vào lúc 6h chiều, vào lúc cao điểm của giờ tan tầm.

Như vậy, phải quan tâm tới lượng mưa và tuyến giao thông bị ảnh hưởng, mà nhiều tuyến giao thông dày đặc khi bị mưa to cần phải giảm tải.

Về hệ thống thoát nước, Hà Nội phân chia thành 4 khu vực, chủ yếu dựa vào sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu, còn tất cả hệ thống đang ở dưới đường là hệ thống cũ, để lại từ thời Pháp thì hiện nay đã quá tải, hệ thống nhỏ quá không chịu được.

Ngoài ra, ở những khu đô thị mới mọc lên các tòa nhà đã làm mất đi khoảng không để tiêu thoát nước. Như vậy, chúng ta phải căn cứ vào lượng mưa, tuyến giao thông và hệ thống thoát nước để xét đoán xem lượng mưa sẽ ảnh hưởng thế nào.

offb-3-1801

PV: Vậy, vì sao đã có dự báo và chủ động phương án thoát nước nhưng người dân vẫn bị động và làm sao để người dân không bị động và chịu nhiều thiệt hại khi đường phố thành "sông"?

Chúng ta phải nắm chắc được lượng mưa, tiêu chí số 1 là lượng mưa mà cái này ngành khí tượng phải báo chính xác cho từng thời điểm.

Thứ hai là nắm được mưa ở những điểm nào theo đường nào từ nội thành tới ngoại thành, đặc biệt khi mưa vào buổi chiều là giờ cao điểm các tuyến đường từ nội thành tỏa ra ngoại thành để thông báo cho người di chuyển đi tuyến khác.

Hà Nội đã có kinh nghiệm với những đường thoát nước chịu được tải, nhưng nếu vượt thì họ sẽ dùng những giải pháp tạm thời như cho xe đến hút nước rồi đổ xuống các hồ.

PV: Xin cảm ơn ông!

Cũng liên quan đến tình trạng ngập úng nghiêm trọng ở Hà Nội chiều qua, bên hành lang Quốc hội sáng nay, trao đổi với báo chí về năng lực dự báo nguy cơ úng ngập của Hà Nội, Bộ trưởng Tài nguyên môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, có thể dự báo được điều này, trên cơ sở dự báo lưu lượng mưa trong một đơn vị thời gian và trên mỗi mét vuông diện tích. Vấn đề là cần làm tiếp bài toán mô hình, khả năng của hệ thống tiêu thoát nước.

Tuy vậy, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho rằng, Hà Nội cần tăng cường công tác dự báo, nhất là trong điều kiện thời tiết cực đoan; cần tiếp cận giải pháp thiết kế đô thị thông minh, chống chịu được các hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời gian tới.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //