Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chuyện hôm nay: Xe buýt trường học

Phạm Quang Vinh - 20/04/2022 | 6:25 (GTM + 7)

Trẻ em đi học trở lại Hà Nội tái ùn tắc, thậm chí có phần trầm trọng hơn so với thời điểm trước dịch COVID-19. Nhưng sự thay đổi có thể thực hiện được trong tầm tay, nếu như chúng ta thực sự có động lực, chính là chính sách cho xe buýt trường học.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tôi đoán, có khá nhiều thính giả đang nghe câu chuyện này nằm trong số trong số vài triệu phụ huynh ở Hà Nội, đang ở đâu đó ở trên đường từ trường học của con đến nơi làm việc.

Đại đa số trong hơn 2,2 triệu học sinh Hà Nội vẫn hàng ngày đến trường bằng chính bố mẹ mình. Hàng triệu phụ huynh hàng ngày vẫn tất bật thu xếp để dậy sớm, đưa con đến trường, rồi mới đến chỗ làm, và một vòng tròn như vậy vào buổi chiều, tất tả rời cơ quan đến trường đón con sau giờ học.

Không chỉ chính các vị phụ huynh cũng bị mệt mỏi với vòng quay ấy, không nhiều học sinh thật sự dễ chịu với sự vội vàng mỗi sáng cùng bố mẹ đến trường.

Những con đường ở Hà Nội, sau hơn một năm tạm nghỉ vì covid, lại tắc trở lại vào những giờ đến lớp và tan trường.

Có nhiều đứa trẻ và các vị phụ huynh, thậm chí còn phải ngày hai lần đi từ đầu này qua đầu kia của thành phố để đến trường, từ năm này qua năm khác.

Có thêm hàng triệu chuyến đi cá nhân, trong đó có không ít những chuyến đi xuyên tâm thành phố, phát sinh do nhu cầu đi học.

Không chỉ tạo thêm áp lực cho giao thông đô thị, có nhiều hệ luỵ khác nữa từ sự gia tăng những chuyến đi như vậy, trong đó có sức khoẻ của học sinh và phụ huynh. Trong đó, có những thói quen xấu hình thành từ sự vội vàng tất tả, trong đó có cả sự suy giảm năng suất làm việc của phụ huynh sau nhiệm vụ đưa đón con đi học…

Tính độc lập, tự chủ của bọn trẻ, khi bị phụ thuộc quá nhiều vào sự đưa đón của bố mẹ, cũng trở nên khó phát triển hơn, hiểu biết và giao tiếp xã hội, giao tiếp bạn bè. Vì vậy, cũng gặp nhiều trở ngại. Và những thứ ấy sẽ khiến trẻ em trở nên thụ động và vị kỷ nhiều hơn, bây giờ cũng như khi lớn lên.

Ở một mặt khác, về vĩ mô, chi phí chung của xã hội cho việc đưa đón học sinh đến trường rõ ràng đang bị lãng phí.

Và tôi nghĩ, có rất nhiều lý do khác, để đã đến lúc, chính quyền các đô thị ở nước ta cần phải suy nghĩ nghiêm túc để phát triển giao thông công cộng cho học đường.

Ở một số ít các trường tư và trường quốc tế, trẻ em và gia đình vẫn đang phải đóng các khoản thuế, phí cho dịch vụ xe bus đưa đón học sinh đến trường. Không có ưu đãi nào cả về chính sách lẫn ưu tiên giao thông được dành cho xe bus đưa đón học sinh đến trường.

Tất nhiên, trước hết, việc quản lý nhu cầu đưa đón học sinh sẽ phải được thực hiện với việc quy hoạch và nghiêm túc việc tổ chức dịch vụ giáo dục theo địa bàn cư trú. Trẻ em có thể và nên được học cách tự mình đi đến trường, và sử dụng xe bus trường học như một kỹ năng quan trọng.

Nhưng điều cần thiết khác, là chính quyền cần phải ưu tiên phát triển hệ thống xe bus trường học, dựa trên các nhu cầu đưa đón thực tế, và phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh.

Xe buýt trường học nên được coi là phương tiện được ưu tiên trên đường.

Xe buýt trường học nên được miễn hoặc ít nhất, giảm các loại thuế, phí so với các phương tiện vận tải công cộng thông thường khác.

Quy hoạch mạng lưới xe bus trường học, đương nhiên, có thể và nên kết hợp với mạng lưới giao thông công cộng khác, như xe bus và tàu điện, với những ưu đãi và hỗ trợ cho học sinh.

Trẻ em, nếu thay vì phải dậy sớm và đến trường cùng bố mẹ, nếu được thức dậy muộn hơn, và đến trường cùng với các bạn bè khác, sẽ không chỉ có được trải nghiệm tốt và hình thành kỹ năng về sử dụng phương tiện công cộng, mà còn giúp các cháu có được các kỹ năng tốt khác về giao tiếp xã hội.

Đối với xã hội, không chỉ có thêm nhiều phụ huynh sảng khoái hơn mỗi sáng, sẵn sàng hơn cho một ngày làm việc, mà còn giảm thiểu được chi phí chung, cả về chi phí tài chính lẫn những chi phí vô hình khác, ví dụ bụi và khí thải, cho những chuyến đi học.

Phát triển xe buýt trường học cũng không phải là cái gì đó mới, chúng ta có thể hoàn toàn học hỏi được những kinh nghiệm quý từ cả thành công lẫn thất bại từ nhiều quốc gia khác.

Vấn đề ở đây, là bao giờ chúng ta thấy chuyện này quan trọng, và bắt đầu làm.

----

Tác giả Phạm Quang Vinh là một doanh nhân và là cộng tác viên lâu năm của VOV Giao thông

Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

// //