Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chuyện hôm nay: Hệ sinh thái ngập nước và câu chuyện thoát nước của Thủ đô

Phạm Trung Tuyến - 01/06/2022 | 6:15 (GTM + 7)

Mỗi khi các đô thị ngập lụt vì những trận mưa lớn, người ta lại ồn lên câu chuyện hạ tầng thoát nước, và các ý tưởng trữ nước được đem ra mổ xẻ, rồi bị lãng quên khi nước rút. Góc nhìn của nhà báo Phạm Trung Tuyến về việc hồi sinh những hồ nước tự nhiên.

30 năm trước, khi lần đầu đi máy bay, điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là khi máy bay cất cánh, nhìn xuống, và nhận ra thành phố Hà Nội nằm giữa một vùng mênh mang xanh trong của các đầm nước.

Đó là một khung cảnh tuyệt vời đẹp đẽ của đô thị châu thổ, nơi quần cư của một cộng đồng nương tựa vào hệ sinh thái đầm nước đặc trưng nơi hạ lưu của các dòng sông.

Hà Nội khi đó thường có những trận lụt to, khi lũ tiểu mã từ sông Hồng đổ về, kết hợp với mưa lớn. Nhưng sông Hồng đã lâu không còn lũ, điều đó khiến các đầm nước bên sông nhanh chóng bị phù sa bồi lấp, và con người san lấp. Bên ngoài đê đã hình thành phố xá cũng lâu rồi, các điếm canh đê ở Hà Nội phần lớn đã không còn sử dụng.

Vậy mà Hà Nội vẫn lụt, dù chỉ là lụt cục bộ mỗi khi có mưa to, và cũng đủ để người ta nghĩ đến chuyện dùng lu, bể, thậm chí sân vận động làm nơi hút nước.

Khi đó, tôi tự hỏi, những đầm nước đâu rồi? Vì sao chúng ta bỏ đi những đầm nước tự nhiên, để rồi phải tranh luận về việc đầu tư hệ thống bể ngầm tốn kém và ít thân thiện?

Câu chuyện hạ tầng thoát nước luôn được quan tâm mỗi khi tình trạng mưa ngập xảy ra...

Câu chuyện hạ tầng thoát nước luôn được quan tâm mỗi khi tình trạng mưa ngập xảy ra...

Hồ Tây, xưa là Đầm Xác Cáo, vốn là một hệ sinh thái tự nhiên, là nơi giữ và điều hòa nước cho cả vùng tây bắc Hà Nội. Nơi mà nước mưa, nước thải được lọc trong nhờ hệ thực vật thủy sinh đầm lầy, nơi mà các loài thủy cầm sinh sống và đi vào thi ca.

Giờ thì nó đã được kè cứng bằng bê tông và thuần túy chỉ còn là vai trò của một cái bể chứa nước thải khổng lồ, không còn sinh cảnh, chỉ còn đàn vịt mà bạn tôi lặng lẽ thả xuống hồ cho vui mắt và thỉnh thoảng có con lạc lên hàng bún măng.

Không riêng hồ tây, hầu hết các hồ đầm từng có tác dụng điều hòa nước trong thành phố đã chịu chung số phận. Hệ thống đầm nước trong các làng cổ vùng thập tam trại (từ quận Ba Đình xuống Cầu Giấy) đều dần dần biến mất, hoặc xây kè thành bể với bốn bề bê tông.

Khu vực Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai vốn rất nhiều hồ đầm cũng không còn dấu vết, hoặc nếu còn cũng chỉ mang hình dáng bể bê tông lộ thiên.

...nhưng cũng nhanh chóng bị quên lãng sau đó. Ảnh minh họa

...nhưng cũng nhanh chóng bị quên lãng sau đó. Ảnh minh họa

Khác với những hồ đầm sinh cảnh tự nhiên, các bể bê tông không có khả năng hút thấm, thẩm thấu nước mà phải dựa vào hệ thống cống ngầm thường xuyên bị tắc nghẽn do rác thải đô thị. Vì thế mà khả năng giải cứu úng lụt của đường phố bị hạn chế rất nhiều.

Và cho dù có thấm hút được nước mưa, thì thứ nước ấy cũng nhanh chóng trở nên tù đọng và trở thành sự khó chịu của dân chúng bởi sự ô nhiễm khi không có sự trợ giúp một cách tự nhiên của thực vật thủy sinh.

Điều đó khiến cho động lực san lấp, phủ mặt chúng trở nên rõ ràng hơn.

Hà Nội, khi tôi còn nhỏ đang tập viết những bài luận đầu tiên về nơi mình sống, từng được tự hào gọi là thành phố của hồ nước và cây xanh. Giờ thì không còn sự tự hào đó nữa. Việc hồi sinh các hồ nước đã mất đi là một điều vô vọng.

Nhưng khi chúng ta nghĩ đến việc đầu tư cho hệ thống bể ngầm thì sao không làm cho những bể bê tông lộ thiên gọi là hồ trở về trạng thái đầm nước tự nhiên như nó vốn có?

Số tiền để thi công một hệ thống bể nước khổng lồ để thoát úng cho thành phố có thể được dùng để hồi sinh, mở rộng các hồ nước sẵn còn tồn tại.

Tạo một vùng đệm thực vật quanh các hồ nước thay cho kè bê tông và các con đường nhựa ven hồ, điều đó khiến cho các hồ nước có thể được mở rộng khi mưa nhiều, và các loài thực vật đầm lầy có thể sinh tồn trở lại, làm sạch nước hồ.

Cá và thủy cầm cũng sẽ lại được sống như đã từng sống trong văn chương.

Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //