Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chuyển động thị trường: Không đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi

Phóng viên - 17/06/2020 | 20:37 (GTM + 7)

Trong phiên họp sáng nay, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Theo đó, thống nhất không đưa hộ kinh doanh vào quy định trong Luật này để xây dựng một luật riêng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Thông tin trong nước và quốc tế

Một trạm xăng ở New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Một trạm xăng ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Giá dầu thế giới tăng 3% khi chứng khoán Mỹ khởi sắc và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nâng dự báo nhu cầu dầu năm 2020. Giá vàng thế giới đã bình ổn hơn nhờ những hy vọng về vắcxin phòng COVID-19 và đồng USD mạnh lên, còn giá vàng trong nước đã có phiên diễn biến trái triều tại các cửa hàng toàn quốc. Giá trần mua vào của vàng miếng SJC chạm ngưỡng 48,43 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC ở mốc 48,70 triệu đồng/lượng.

Dưới tác động của Covid 19, hơn 100 chuyên gia kinh tế kêu gọi Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua một “gói hỗ trợ nhiều mặt tương xứng với những thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt”. Còn tại châu Á, lòng tin kinh doanh của các doanh nghiệp cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua, theo Trung tâm nghiên nứu kinh yế tài chính Thomson Reuters.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn đón nhận những dự báo khả quan như Kinh tế Việt Nam 2020 có thể tăng trưởng 5,3%, EVFTA sẽ thúc đẩy làn sóng vốn ngoại đổ bộ vào Việt Nam, kéo theo nhu cầu cho thuê các sản phẩm bất động sản công nghiệp.

Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng cảnh báo, khi Bắc Kinh xuất hiện Covid-19, doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động thích nghi tránh để lệ thuộc vào một nguồn tiêu thụ.

Thị trường chứng khoán

chứng khoán châu Á có biến động nhẹ trong phiên giao dịch hôm nay, như cổ phiếu Trung Quốc đại lục phần lớn đi ngang,
Chứng khoán châu Á có biến động nhẹ trong phiên giao dịch hôm nay.

Được biết, chứng khoán châu Á có biến động nhẹ trong phiên giao dịch hôm nay, như cổ phiếu Trung Quốc đại lục phần lớn đi ngang, chứng khoán Nhật Bản nhuốm đỏ sau thông tin xuất khẩu tháng 5 của nước này trôi dốc, còn tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi sụt giảm không đáng kể. Vậy, diễn biến trong nước có chịu tác động của thị trường này hay không?

Phiên giao dịch hôm nay đã khép lại với sắc đỏ bao trùm toàn thị trường. Theo đó, VN-Index đóng cửa giảm 0,2% xuống 854 điểm; HNX-Index giảm 1,92% xuống 113 điểm.

Dù giảm điểm nhưng giao dịch khối ngoại vẫn là điểm sáng trong phiên khi họ mua ròng 100 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua của khối ngoại tập trung vào các Bluechips như PLX (54 tỷ đồng), VHM (50,6 tỷ đồng).

Sự phân hóa, giằng co diễn ra trên hầu hết các nhóm ngành của thị trường. Nhóm khu công nghiệp có diễn biến tích cực hơn đôi chút với nhiều mã tăng… Các cổ phiếu "họ FLC" là tâm điểm trong phiên hôm nay với hàng loạt mã tăng trần.

Ở chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu tăng "nóng" thời gian đây như EVG, ITA, UDC,…đã bị chốt lãi mạnh và không ít cổ phiếu trong đó giảm sàn "trắng bên mua".

Theo nhận định của công ty chứng khoán SSI, sự sụt giảm thanh khoản đến từ tâm lý dè dặt của nhà đầu tư, chủ yếu là nhà đầu tư trong nước với nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ khi giai đoạn cao điểm công bố các số liệu quan trọng của Q2.2020 đã gần kề và trạng thái này có thể vẫn tiếp tục trong các phiên sắp tới. Trong khi đó, khối ngoại dù cũng thu hẹp giao dịch nhưng vẫn cho thấy sự quan tâm nhất định đến nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn triển vọng.

Không đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi

Trong phiên họp sáng nay, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Theo đó, thống nhất không đưa hộ kinh doanh vào quy định trong Luật này để xây dựng một luật riêng.

Không đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi
Không đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Ảnh: bizc.vn

Mục tiêu chính của việc sửa Luật là giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường hoạt động ổn định, lâu dài; thúc đẩy quản trị doanh nghiệp tốt, bảo vệ nhà đầu tư khi đầu tư vào doanh nghiệp. Theo ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM, Luật doanh nghiệp (sửa đổi) là một tác nhân quan trọng để khơi dậy nguồn lực doanh nghiệp.

"Đây là kỳ vọng của đại đa số doanh nghiệp trong cả nước. Đối với những người làm ở các cơ quan chuyên môn cũng rất mong muốn các doanh nghiệp phải phát triển, thậm chí có nhiều cơ chế để doanh nghiệp phát triển. Nhưng mà quan trọng là khâu tổ chức thực hiện khi luật đi vào cuộc sống rồi. Luật này tôi nghĩ là cơ bản sẽ đáp ứng được", ông Phạm Ngọc Hưng cho biết.

Đáng chú ý khi sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này, về lý do không quy định hộ kinh doanh vào luật, PGS-TS Trần Hoàng Ngân – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM cho rằng: do xét về bản chất, hộ kinh doanh được coi là một hình thức kinh doanh khác biệt với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần. Việc quy định hộ kinh doanh vào dự thảo Luật sẽ dẫn đến phải mở rộng phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cho một chủ thể mới:

"Có thể nói đây là một loại hình trên thế giới hầu như không có, chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc. Còn các nước là doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thôi chứ không có hộ kinh doanh. Vì thế nếu đưa vào doanh nghiệp là người kinh doanh lo sợ, lúng túng về sổ sách, tính toán, chi phí, nộp thuế. Chúng ta cần có Nghị định riêng về hộ kinh doanh cá thể để hỗ trợ dần dần, từng bước có một luật riêng đối với hộ kinh doanh", PGS-TS Trần Hoàng Ngân cho biết.

Đồng quan điểm này, TS Hoàng Văn Cường – Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, cho rằng: Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) lần này tiếp tục hoàn thiện thể chế, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng tổ chức quản trị doanh nghiệp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông, nhà đầu tư khi tham gia đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp.

"Luật doanh nghiệp sửa đổi, đây là một chủ trương để chúng ta sẽ tháo gỡ những khó khăn, cũng như tạo ra khung pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp một cách dài hạn. Chứ không chỉ trong bối cảnh hỗ trợ cho ảnh hưởng của Covid. Trong luật doanh nghiệp sửa đổi này, có nhiều khuôn khổ rõ ràng hơn, và hành lang để cho các doanh nghiệp có thể được tự chủ nhiều hơn, và chính đấy là cơ sở để chúng ta giúp cho hoạt động của doanh nghiệp được tốt hơn", TS Hoàng Văn Cường nói.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi tại kỳ họp này, sẽ có một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện, tháo gỡ những vướng mắc hiện hành, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc đăng ký kinh doanh, thu hút đầu tư. Qua đó, là động lực để thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển hơn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //