Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chưng Tết thời công nghệ: Tiện lợi để tận hưởng

Phóng viên - 29/01/2020 | 11:14 (GTM + 7)

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ngày nay, thú chưng quả, chơi hoa trong ngày Tết cũng dần có những đổi thay, hướng đến tiêu chí “đẹp, độc, lạ” mà vẫn giữ được hàm ý về những ước vọng, khát khao trong năm mới.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tết Nguyên Đán là ngày lễ trọng đại nhất của một năm, là dịp để nhắc nhớ mọi người ý thức về sự đổi mới của đất trời, về lẽ tuần hoàn của tạo vật để mà phấn khởi hân hoan chào đón một năm mới tươi đẹp. Do đó, ai ai cũng đều cố gắng tạo niềm vui cho mình và cho người, để cuộc đời được tốt đẹp, ý nghĩa hơn.

Tết Nguyên đán cũng là dịp để mọi người tạm gác bỏ mọi lo toan hàng ngày, thay vào đó là những thú vui tao nhã, thư thái cho tâm hồn. Chưng quả, chơi hoa ngày Tết là một trong số những thú vui thanh tao, tuyệt đẹp đó.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ngày nay, thú chưng quả, chơi hoa trong ngày Tết cũng dần có những đổi thay, hướng đến tiêu chí “đẹp, độc, lạ” mà vẫn giữ được hàm ý về những ước vọng, khát khao trong năm mới.

mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả "ăn liền"

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Mỗi loại quả khi bày trên bàn thờ đều có ý nghĩa riêng, thể hiện những ước nguyện của gia chủ trong năm mới.

Theo truyền thống dân gian Việt Nam, mâm ngũ quả ngày tết sẽ gồm có năm loại quả, tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành cấu thành nên vũ trụ là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngoài ra, mâm ngũ quả còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính của con cháu đối với các bậc tổ tiên.

Ở Nam Bộ, theo các bậc cao niên kể lại, ngày xưa trái cây trong mâm ngũ quả không phải cứ ra vườn tìm là có thể đem vào chưng, cũng không phải nhà nào cũng có đủ loại mà hái. Mỗi một loại trái cây xuất hiện trên bàn thờ gia tiên thường được tích góp từ vườn nhà này đến vườn nhà kia, người dân thường biếu nhau để ai ai cũng có được mâm ngũ quả đủ đầy.

Ông Nguyễn Văn Minh, nhà vườn tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long chia sẻ:

"Ngày xưa thường vào ngày 29 Tết, đi tìm trái cây cho mâm ngũ quả là rất khó tìm. Mấy trái cây này thường thường là lối xóm người ta lại người ta xin. Nhà nào có trồng đu đủ thì mình cũng xin lựa trái đu đủ đầy đặn, rồi còn mãng cầu ta nữa, phần nhiều là xin bởi vì ngày xưa có cái tình đoàn kết đậm đà lắm".

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thời đại mà người ta chỉ cần một cái “chạm” là có cho mình cả một kho thông tin và hiển nhiên, một cái chạm người ta cũng dễ dàng có được một mâm ngũ quả đầy đủ, được đơm sẵn, đa dạng, tiện lợi, giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu chưng Tết của người dân. Ông Nguyễn Văn Minh cho biết thêm:

"Bây giờ nó có cái mô hình mâm ngũ quả chưng sẵn đó, nó rất tiện lợi, đỡ tốn công cho người chưng mâm ngũ quả, rất nhanh chóng nữa. Bởi ta nói, trái cây bây giờ đầy đủ hơn ngày xưa, nhiều khi hồi đó đi xin 5, 7 nhà mới có đủ để mà chưng, còn ngày hôm nay ra chợ chừng 1 tiếng đồng hồ là có đủ hết à".

Không chỉ đáp ứng giá trị văn hóa tinh thần, những hàm ý ẩn sâu bên trong mâm ngũ quả với ước nguyện đầu năm, ngày nay, khoa học kỹ thuật, công nghệ đã làm cho mâm ngũ quả độc đáo hơn với những hình dáng đặc biệt, đẹp mắt, tăng thêm phần trang trọng, ấm cúng.

Một trong số những loại trái cây với tạo hình “độc, lạ” phải kể đến là dừa thư pháp, bưởi hồ hồ, bưởi tay Phật, bưởi khắc chữ Phúc-Lộc-Thọ...

Để có được những sản phẩm này, từ trước tết nhiều tháng, người nông dân phải nghiên cứu đặt khung, áp trái, theo dõi chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Tất cả đều nhờ vào công nghệ.

Ông Võ Trung Thành, nhà vườn ở Hậu Giang, người được xem là “cha đẻ” của bưởi hồ lô, bưởi tay Phật, bưởi thư pháp, cho biết:  

"Để tạo được một cái hình hài nào đó, chú mới nghiên cứu, làm cho nó đẹp mắt, nhằm mục đích là nâng cao giá trị của bưởi năm roi lên. Chú mới mày mò làm ra một cái khung để sản xuất đại trà, chú dốc hết tâm trí để tạo ra trái bưởi hồ lô. Chú cũng nghiên cứu thêm cách tạo chữ Tài-Lộc, cho nó lên màu vàng đẹp mắt. Có những năm là hàng của mình hết hàng, chú chừa một cặp để chưng trên bàn thờ mà người ta lại hỏi chú vẫn bán luôn".

Những quả dưa hấu khắc chữ đa dạng, tỉ mỉ được bán với giá 300.000 đồng tại chợ Hàng Lược
Những quả dưa hấu khắc chữ đa dạng, tỉ mỉ được bán với giá 300.000 đồng. Ảnh: Tuổi trẻ

Công phu cây - hoa

Nhắc đến chưng Tết đâu chỉ mỗi việc chưng mâm ngũ quả hay sắm sửa những vật trang trí cho gia đình, Tết sẽ thiếu trọn vẹn nếu không tô điểm cho bàn thờ gia tiên hay phòng khách, trước sân, hiên nhà những chậu hoa xinh xắn. Thú chơi hoa, chơi kiểng từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã của nhiều gia đình Việt mỗi khi Tết về. Năm nào cũng vậy, từ ngày 23 Tết, nhiều người đều ngóng đợi, đi thăm thú chợ hoa và không quên mang về cho mình những chậu hoa đẹp.

Theo quan niệm của nhiều người, trong không khí giao hòa, trời đất sang xuân, những bông hoa, nhành cây, chậu cảnh đem đến cho con người sức sống và những gì tươi đẹp nhất cho một năm mới. Thú chơi hoa và cây kiểng ngày tết không những thể hiện sự tinh tế của tâm hồn người Việt mà nó còn mang ý nghĩa sâu xa: “Mùa xuân sẽ mang tài lộc đến cho mọi nhà”.

Thú chơi hoa Tết cũng lắm công phu. Mấy năm gần đây, các lão nông ứng dụng khoa học công nghệ mới, kỳ công lai ghép, tạo dựng thêm những loài hoa đẹp, ươm mầm tạo dáng cây trái thành cây kiểng độc đáo, những cây hoa Tết độc nhất vô nhị. Có những cây hoa lạ, cây kiểng độc, giá bán vài ba chục triệu đồng, người có tiền nức lòng khuân về chơi Tết. Có những nông dân tạo dáng hoa lạ thu về bạc tỷ.

Ông Hồ An Ghem, một trong những nghệ nhân chơi bon-sai ở xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, An Giang) cho biết, những năm gần đây, nhu cầu về các loại cây kiểng bonsai có giá bình dân trở thành lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng. Để có thể tạo cây bon-sai hoàn chỉnh đòi hỏi nhiều thời gian và công chăm sóc. Từ những cây kiểng bình thường, qua đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị kinh tế cao.

Ông Ghem cho biết, những năm gần đây, do nhu cầu chơi cây cảnh của khách đa dạng về chủng loại, nên nhiều chủ vườn cây cảnh khác cũng luôn sáng tạo, học hỏi thêm kinh nghiệm từ thực tế, trên sách báo, internet để làm phong phú hơn sản phẩm của mình. Hơn nữa, các chủ vườn còn thường xuyên trao đổi cây với nhau để đáp ứng thị hiếu của khách ở từng vùng, từng địa phương.

Cùng với kiểng bonsai, thời gian gần đây, nhiều nghệ nhân, nhà vườn ĐBSCL còn kỳ công uốn nắn, tạo dáng kiểng theo hình hài linh vật của năm, mang đến cho thị trường nhiều sản phẩm độc đáo. Năm nay, để đón chào năm mới Canh Tý 2020, rất nhiều nhà vườn ở làng Hoa Chợ Lách, Bến Tre đã tập trung sản xuất kiểng tắc hình các chú chuột ngộ nghĩnh.

Ông Nguyễn Văn Vị- nghệ nhân có hơn 20 năm tạo hình tắc kiểng ở xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, Bến Tre cho biết:

"Mới đầu mình tạo sườn xong, rồi tắc mình mua về ép vô rồi uốn. Uốn vô trái đều không đều phải gắt trái bỏ bớt cho nó đẹp. Nhiều con lắm, ăn thua mình tạo mẫu à với tay nghề nữa".

Chuột mickey ngộ nghĩnh 'phủ' khắp thân là trái quất ở miền Tây
Chuột mickey ngộ nghĩnh 'phủ' khắp thân là trái quất ở miền Tây. Ảnh: Vietnamnet

Dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, ông Vị bán ra thị trường khoảng 20 cặp chuột mickey được tạo hình từ 20 chậu tắc. Tuỳ vào kích thước của mỗi cặp mà khách hàng đặt sẽ có giá bán khác nhau, thấp nhất là 3 triệu đồng và cao nhất là 10 triệu đồng. Cũng như ông Vị, dịp tết năm nay anh Huỳnh Văn Thanh ở xã Hưng khánh Trung B, huyện Chợ Lách cũng tạo hình khoảng 20 con chuột từ 20 chậu tắc.

Thay vì bán theo từng cặp, anh Thanh bán 1 con loại nhỏ với giá 2 triệu đồng, còn con loại lớn có giá 3 triệu đồng. Ngoài tắc hình con chuột linh vật của năm, nông dân trồng tắc ở xã Hưng khánh Trung B còn nuôi dưỡng, tạo dáng kiểng từ cây tắc lâu năm. Ông Lê Minh Phụng- nông dân trồng tắc kiểng ở Phú Long, xã Hưng khánh Trung B cho biết:

"Tắc cổ nghĩa là cây tắc gốc già, gốc lớn, tàn tự nhiên. Chăm sóc hàng năm nhưng mà cây lâu năm. Cây đưa về nền chắm sóc là từ 22-24 tháng,nhưng mà cây đó độ tuổi từ 10 -15 năm. Cung cấp tại vườn, chậu lớn chiều cao 2,4m tầm 2 triệu, năm nay mình khoảng 1 ngàn sản phẩm".

Ngoài tắc kiểng chuột, năm nay, nhờ cập nhật thông tin, áp dụng công nghệ vào sản xuất, nhiều nhà vườn còn tạo ra vô số các sản phẩm kiểng độc đáo khác như: chuột vàng cõng quất du xuân, tạc tượng trên thân kiểng, thanh long kiểng,...cùng hàng trăm ngàn kỳ hoa dị thảo, đáp ứng nhu cầu chưng Tết của người dân.

Ngày nay, chưng tết không còn gói gọn trong phạm vì một mâm ngũ quả hay điểm xuyến trong không gian tết là một nhành đào, gốc mai. Công nghệ được áp dụng rộng rãi vào mọi mặt của đời sống, trong đó có nông nghiệp đã tạo ra muôn kỳ hoa, dị thảo, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của xã hội. Và cũng nhờ có công nghệ, nhiều gia đình đã không phải tất bật ngược xuôi trong những ngày cuối năm để chuẩn bị cho Tết.

Từ mâm ngũ quả, đến hoa kiểng Tết chỉ cần một cuộc gọi, một cú click chuột, nhiều người đã có thể sở hữu một mâm ngũ quả đủ đầy, đẹp mắt, những chậu hoa kiểng đảm bảo “không đụng hàng”.

Ở một khía cạnh nào đó, công nghệ đã làm cho Tết trở nên hiện đại hơn, tiện lợi hơn, giúp con người có thời gian tận hưởng không khí ngày xuân một cách trọn vẹn nhất.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //