Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chung tay 'giải cứu nông sản': Làm đến khi ổn thì thôi

Phóng viên - 23/02/2021 | 6:06 (GTM + 7)

Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, nhiều mặt hàng nông sản của người dân tỉnh Hải Dương, như bắp cải, su hào, cà rốt, cà chua, ổi... đến thời điểm thu hoạch nhưng bị dồn ứ, không thể bán hay xuất khẩu ra nước ngoài được, khiến người nông dân rơi vào cả

Trước tình trạng nhiều mặt hàng nông sản của người dân tỉnh Hải Dương bị dồn ứ, nhiều hoạt động "giải cứu nông sản" đã được triển khai

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chỉ mới 6h sáng, tại số 38 Giải Phóng (Hà Nội), nhưng hơn ba chục tấn “nông sản” gồm cải bắp, su hào, súp lơ, cà chua... đã được người dân Hà Nội mua giải cứu gần hết.

Người mua ít thì một túi 5kg, nhiều cũng đến vài tạ, chỉ mong giúp đỡ được bà con nông dân Hải Dương sớm vượt qua giai đoạn khó khăn vì dịch Covid-19.

Chất trên xe 5 tạ ổi cùng mấy tạ su hào, cà rốt, rồi nhanh chóng chuẩn bị rời đi, anh Đỗ Hữu Toán ở Trương Định (Hà Nội) tâm sự, thấy bà con ở Hải Dương vất vả, anh cũng muốn góp sức, mua về chia sẻ cho mọi người xung quanh:“Nhà tớ cũng chỉ mua ủng hộ mọi người thôi, bán hộ bà con Hải Dương thôi. Hôm qua cũng mua 2 tạ cà chua ở nhà rồi. Hôm nay đi là 3 chuyến rồi, toàn chuyến tính tạ chứ không tính cân”.

Cũng giống như anh Toán, nhiều người dân ở Hà Nội cũng tới điểm bán “giải cứu” để mua ủng hộ. Giá tất cả loại nông sản đều được bán rẻ để ủng hộ người dân vùng dịch, khiến ai cũng cảm thấy có chút thương xót.

Bà Lê Thị Biên (trú tại Phường Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội) bộc bạch:“Giá cả như thế này thì người ta trồng trọt cũng thất thu nhiều. Cô mua thế này thì mang về chia sẻ cho các cháu, mỗi em một ít để ủng hộ cho đồng bào người ta đã thất thu như thế này”.

Giá tất cả loại nông sản đều được bán rẻ

Với nhiều năm kinh nghiệm tổ chức “giải cứu nông sản” cho nông dân, chị Ngô Thanh Thủy – đại diện nhóm giải cứu nông sản trên đường Giải Phóng tâm sự, qua hoạt động lần này, chị mong muốn có thể chia sẻ yêu thương, đồng lòng giúp đỡ bà con vùng dịch.Tuy vậy, trong quá trình thiện nguyện, công tác phòng chống dịch vẫn phải được đặt lên hàng đầu.

“Mình có mua của bà con 10 tấn tặng cho các bệnh viện dã chiến, sau đó mình có muốn giải cứu cho bà con thì vô tình Tỉnh uỷ Hải Dương, các phường, thôn xã gọi điện cho mình. Mình hướng dẫn mọi người phải đầy đủ giấy tờ kiểm dịch, an toàn thì sẽ có đầu cầu Hà Nội đón hàng ở điểm cuối cùng, đấu xe và chuyển sang.

Tất cả lái xe ở Hải Dương phải kiểm định âm tính thì bên mình mới nhập hàng. Thông 10 chốt kiểm dịch mới lên được đến đây”, chị Ngô Thanh Thủy cho biết.

Dù hoạt động giải cứu đã diễn ra được hơn 3 ngày, song, chị Thuỷ cũng bất ngờ trước sự quan tâm của cộng đồng với nông sản Hải Dương. Trong vài ngày tới, các sản phẩm khác như ổi Thanh Hà, trứng gà sẽ tiếp tục để chuyển lên Thủ đô để tiêu thụ:

“Đầu tiên 7h30 lên 10 tấn rau củ, trong vòng 1 tiếng là bán hết sạch 10 tấn đấy. Sau đó 11h lên 30 tấn hàng. Thực sự hôm qua lên 40 tấn hàng là mình rất suy nghĩ, đêm qua không ngủ tí nào bởi vì rất sợ nhưng không ngờ bà con ủng hộ như thế này, mừng quá. Trong đêm nay có khoảng 4-50 tấn hàng tiếp tục lên, 20 tấn ổi, 2 vạn trứng gà cùng 20 tấn rau củ quả các loại. Cứ khi nào bà con ở dưới đấy báo nông sản đã ổn định thì mới thôi”.

---

Theo thống kê của Hải Dương, hiện lượng hàng hoá tồn đọng trên địa bàn còn rất lớn. Với nông sản, tỉnh còn hơn 4.000 ha rau vụ đông đến kỳ thu hoạch. Trong đó, có hơn 3.200 ha hành, 621 ha cà rốt và 261 ha cải bắp, su hào, súp lơ, rau ăn lá. Sản lượng ước tính khoảng 90.760 tấn. 

Bên cạnh việc các cá nhân, các nhóm triển khai nhiều chương trình thiện nguyện. Hiện một số doanh nghiệp thương mại, phân phối cũng đã tham gia "giải cứu". Điển hình như Công ty Central Group và hệ thống BigC đã tích cực thu mua, tiêu thụ nông sản thực phẩm cho nông dân để phân phối trong hệ thống bán lẻ. 

Hệ thống MM Mega Market cũng có đề nghị phối hợp với Hải Dương trong việc phối hợp với các hộ sản xuất, kinh doanh và hộ nông dân trên địa bàn tỉnh để thu mua, vận chuyển đưa mặt hàng nông sản từ tỉnh Hải Dương đến người tiêu dùng tại các tỉnh, thành phố khác nhằm "giải cứu" lượng nông sản tồn tại trên địa bàn tỉnh.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Ở cái tuổi 70 nhưng bà Huỳnh Thu Tặng ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vẫn miệt mài làm việc tử tế. Hơn 5 năm gắn bó với công việc quét rác, cắt dọn cỏ làm đẹp đường quê, phần thưởng lớn nhất bà nhận lại là lời cảm ơn từ bà con lối xóm và người đi đường.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Hiện nay, tại nhiều khu vực, từ đô thị đến nông thôn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn tác động lớn đến cuộc sống của người dân.

// //