Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chúc có chọn lọc, uống có trách nhiệm

Phóng viên - 18/02/2021 | 6:18 (GTM + 7)

Theo thống kê của Cục CSGT, Bộ Công an, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, tình hình TTATGT, trật tự xã hội có chuyển biến đáng kể so với năm trước, TNGT giảm cả 3 tiêu chí, không xảy ra tình trạng tụ tập đua xe trái phép… Tuy vậy, tình trạng

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)
Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN

Phân tích các vụ TNGT đường bộ dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền, Cục CSGT cho biết, tai nạn trong dịp Tết Nguyên đán xảy ra nhiều vào ngày 29-30 Tết và ngày 3-4 Tết.

Thời gian xảy ra TNGT tập trung vào hai khung giờ, từ 12-16 giờ và 18-22 giờ, đây cũng là thời điểm người dân đi du Xuân, chúc Tết, liên hoan, gặp mặt đầu năm.

Kết quả tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng trên toàn quốc cũng cho thấy, có gần 2.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện và 4 trường hợp dương tính với ma túy bị xử lý:

"Người dân sau khi uống rượu bia thì chưa có ý thức rõ ràng giữa việc uống rượu bia và việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Ở đây chỉ cần thay đổi một thói quen là giữa việc uống và việc điều khiển phương tiện, anh không thể cùng lúc vừa uống mà lại vừa được điều khiển phương tiện".

Tuy vậy, cũng không ít trường hợp người dân chủ động từ chối rượu bia khi phải tham gia giao thông:

"Ngày Tết vui chơi, mọi người dùng rượu bia nhiều hơn ngày thường. Bạn bè vui với nhau thì các bạn thường “kích” nhau, nhưng uống hay không là do mỗi người".

"Sử dụng rượu bia trong ngày Tết là không tốt, mình sẽ từ chối khéo. Còn nếu đã uống thì bạn phải đi xe ôm, dịch vụ công nghệ".

"Như mọi năm về quê là thấy Tất niên đông lắm, năm nay tụ tập ít hơn nhiều. Rượu bia họ cũng biết là bây giờ mức phạt cao, cho nên họ không ép, bảo là: thôi tùy, uống được bao nhiêu thì uống".

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, sau 1 năm thực hiện Nghị định 100 đã góp phần hình thành thói quen “đã uống rượu bia không lái xe”.

Song song với việc vận động nhân dân thực hiện cuộc vận động “uống rượu bia không lái xe”, các lực lượng chức năng, đặc biệt là CSGT vẫn tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về nồng độ cồn từ các tuyến đường địa phương đến các tuyến cao tốc, nên tình trạng vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua đã giảm đáng kể. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến TNGT trong dịp Tết Tân Sửu giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước:

"Cho đến ngày mồng 3 thì tình hình tương đối tốt, nhưng tối ngày mùng 3 thì xảy ra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng ở Gia Lai, giữa 2 xe mô tô, một xe chở 3, một xe chở 2, làm chết 4 người chết, bị thương 1 người. Có thể nói các nạn nhân trên 2 phương tiện này đều vi phạm nồng độ cồn, theo thông tin ban đầu của Công an Gia Lai".

Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc tại Gia Lai làm 5 người thương vong. Ảnh: Người lao động

TS Phạm Việt Cường, Trường Đại học Y tế công cộng cũng cho rằng, thói quên uống rượu bia, chúc rượu ngày Tết khó có thể thay đổi một sớm một chiều. Mặc dù các quy định xử lý, xử phạt người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn đã nâng lên rất cao, nhưng việc tiếp cận rượu bia quá dễ dàng, giá rẻ khiến nỗ lực của các bên liên quan, kể cả việc xử lý, xử phạt chưa đem lại nhiều hiệu quả, nhất là trong dịp Tết.

Dẫn kinh nghiệm các nước trên thế giới. TS Phạm Việt Cường cho rằng, ngoài việc tuyên truyền, giảm uống thì việc hạn chế mua, hạn chế bán, đồng thời tăng thuế đều được nhiều nước coi là biện pháp hiệu quả để hạn chế sử dụng rượu bia:

"Phạt chỉ là một hình thức về mặt cưỡng chế, ba cái đấy là một cách thực thi pháp luật thôi. Thế nhưng thói quen uống rượu, bia và việc sử dụng rượu bia nó giống như là một cách rất bình thường trong tất cả mọi người, trong tất cả dân cư thì cái đấy là cái mà mình nghĩ là phải thay đổi. Trong đó, việc kiểm soát uống rồi là hạn chế quảng cáo, tăng thuế, thậm chí tăng giá sẽ giúp cho việc giảm uống xuống".

Các ý kiến cũng cho rằng, việc sử dụng rượu bia dịp Tết là một thới quen, tập tục, nhưng để hạn chế hậu quả của việc sử dụng rượu bia, nhất là khi tham gia giao thông, ngoài việc người uống làm chủ bản thân, uống có chừng mực, có trách nhiệm, thì việc giảm sự tiếp cận đối với rượu bia cũng cần được coi là giải pháp hữu hiệu để thực hiện một cách lâu dài, bền bỉ.

Giao thông đã có sự chuyển biến đáng kể trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua. Ảnh: Vnexpress

Nhìn vào kết quả đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội những ngày nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, không ít ý kiến cho rằng đã có sự chuyển biến đáng kể, TNGT giảm mạnh cả 3 tiêu chí, không xảy ra đua xe dù đường khá vắng vẻ.

Tuy vậy, nhìn nhận thẳng thắn, kết quả đó một phần do tác động không mong muốn của dịch Covid-19. Nếu không có biện pháp kiên trì, dài lâu, kết quả này có thể thay đổi theo chiều hướng bất lợi bất cứ khi nào.

Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận nhan đề: "Tín hiệu và xu hướng"

Ngoài đà giảm của TNGT so với cùng kỳ, thì một trong những tín hiệu lạc quan của tình hình ANTT, ATGT trong dịp Tết này, đó là gần như không hề có thông tin về đua xe trái phép, điều mà nhiều người vẫn nghĩ rằng, có thể sẽ căng thẳng trong một dịp nghỉ lễ mà các hoạt động vui chơi giải trí đều đã được hạn chế tối đa, đường sá ở đô thị phần lớn đều vắng vẻ.

Với kinh nghiệm và các phương án phòng ngừa tích cực của các lực lượng chức năng, nạn đua xe trái phép đã không còn cơ hội để tái diễn như trong đợt giãn cách xã hội hồi tháng 4.2020. Những con đường vì thế trở nên bình yên hơn.

Một điểm cộng nữa của tình hình ANTT, ATGT dịp Tết Tân Sửu, là số ca nhập viện do ẩu đả bởi rượu bia cũng không phải là vấn đề. Mặc dù vi phạm nồng độ cồn vẫn còn ở mức cao, số trường hợp TNGT nhập viện do bia rượu vẫn còn đáng ngại, nhưng khi số vụ ẩu đả giảm đi, điều đó phần nào cho thấy tình trạng quá chén trong các cuộc rượu ngày xuân đã có phần giảm bớt.

Dịch bệnh Covid 19 bắt đầu được ghi nhận ở nước ta đúng ngày đầu của dịp nghỉ Tết năm ngoái. Nhưng phải đến sau Tết, khi người dân chính thức quay lại với công việc, sự sửng sốt về một đại dịch thế kỷ mới thực sự bắt đầu. Vì thế, đây có thể là coi là cái Tết COVID đầu tiên.

Rất nhiều khuyến cáo được đưa ra để hướng dẫn người dân cân nhắc nên hay không nên về quê đón Tết. Nhiều gia đình đã đợi đến phút chót, xem diễn biến tình hình ra sao rồi mới lựa chọn Tết quê hay Tết phố.

Các phương án tuần tra kiểm soát giao thông kết hợp với kiểm soát dịch bệnh được triển khai quyết liệt ở khắp các địa bàn, trên các trục  đường quan trọng. Và ngay sau Tết, các địa phương đã thực hiện ngay những giải pháp đón đầu, để ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh.

Tất cả điều đó cho thấy một tâm thế chủ động của người dân và các cơ quan chức năng, để sẵn sàng sống chung với dịch, đón Tết trong dịch. Có tiếc nuối, có thiệt thòi khi đâu đó, tình thân chưa thể hội ngộ Tết này, nhưng ai cũng hiểu, đó là khoảng xa cách cần thiết cho những gần gũi dài lâu.

COVID, không chỉ làm tăng sự tỉnh táo, thận trọng và khả năng thích ứng của con người trước hoàn cảnh, mà nó cũng khiến chúng ta nhận ra bất ổn của những thứ lặp lại lâu nay tưởng không thể nào khác được. Có người đã nói rằng, khi cái Tết thu gọn trong gia đình, họ mới thấy, bao nhiêu Tết trước dù có về quê, nhưng chẳng nói chuyện được với ông bà, bố mẹ bao nhiêu, vì bạn bè hàng xóm xa gần mỗi người ghé qua ào ào một chút là hết Tết. Và cũng thêm nhiều người nhận ra, một cái Tết ít rượu bia nhẹ nhõm chừng nào.

Nhưng, sự thức tỉnh chốc lát sẽ là chưa đủ để thay đổi những thói quen đã lặp lại suốt thời gian dài. Số ca nhập viện do ẩu đả từ cuộc rượu bia không nhiều, không có nghĩa là ý thức uống có trách nhiệm, có văn hóa đã hình thành, mà có thể chỉ đơn thuần do dịch bệnh.

Đua xe trái phép tạm lắng, không có nghĩa là sẽ không rộ lên vào một thời điểm khác, nếu thiếu sự phòng ngừa, ngăn chặn từ lực lượng chức năng và từ chính các gia đình. Ngay đến việc đội mũ bảo hiểm, dù đã kiên trì thực hiện suốt 13 năm, nhưng cứ Tết đến lại trở nên chệch choạc…

Gạt đi những khó khăn, một cái Tết rất khác trong điều kiện dịch bệnh lần này cũng mở ra nhiều tín hiệu đổi thay tích cực cho mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội.

Biến cố nào cũng có lý do và giá trị của nó. Điều quan trọng là, các tín hiệu đó có được nắm bắt, duy trì để hình hành nên các xu hướng dẫn dắt không, hay mọi thứ sẽ trở lại như xưa, như thời chưa COVID./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //