Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chuẩn hoá dạy kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn trong nhà trường

Phóng viên - 31/08/2021 | 7:47 (GTM + 7)

Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư về hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ cho học sinh, sinh viên học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư về việc dạy kiến thức kỹ năng về phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn trong nhà trường - Ảnh minh họa
Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư về việc dạy kiến thức kỹ năng về phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn trong nhà trường - Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Cứu hộ, cứu nạn (Bộ Công an), trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng hơn 4.000 vụ cháy nổ, khiến hơn 100 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương, nguyên nhân chính là do kỹ năng của người dân còn nhiều hạn chế.

Trước thực tế này, để mọi người dân ở các độ tuổi khác nhau đều có kỹ năng về phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn, các cơ sở giáo dục đã có sự chủ động phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy để bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn mang tính tự phát, chưa được nhân rộng, thiếu tính đồng nhất giữa các trường, các cấp học và các địa phương.

Để nâng cao hiệu quả việc dạy và học đối với nội dung này, Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư về hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ cho học sinh, sinh viên học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này:

PV: Chúng ta đã đưa nội dung về phòng cháy chữa cháy vào trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và cả chương trình giáo dục phổ thông mới, vậy thì, với dự thảo thông tư mới của Bộ Giáo dục và đào tạo, phải chăng việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ cho học sinh, sinh viên hiện nay còn chưa đạt được hiệu quả?

PGS. TS Trần Thành Nam: Tôi nghĩ dự thảo thông tư mới của Bộ Giáo dục Đào tạo đã thể hiện điểm thống nhất trong triết lý của chúng ta, đấy là dạy người, trang bị những năng lực cho các em.

Nếu như trước đây, các nội dung này được đưa vào chương trình nhưng lại không làm theo 1 chu trình, đồng tâm. Các khối học lớn hơn thì dường như chúng ta mới nói về những kiến thức pháp luật liên quan đến phòng cháy chữa cháy cũng như 1 số kỹ năng về mặt hành vi, mang lý thuyết nhiều hơn thôi.

Thông tư hướng dẫn tới đây, chúng ta sẽ thấy rõ sự phân hoá từ cấp mầm non đến sinh viên đại học và nó hướng đến cả những hành vi.

Dựa trên thông tư này thì nhà trường còn phải tổ chức thực hành diễn tập nữa, từ đó, nó sẽ giúp cho hoạt động giáo dục về các kỹ năng, trong đó là kỹ năng sinh tồn nó được chuẩn hoá hơn.

PV: Có nhiều ý kiến băn khoăn rằng làm thế nào để có thể dạy học một cách an toàn khi đưa nội dung này vào trong nhà trường. Vậy theo ông, chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì?

PGS. TS Trần Thành Nam: Cách thức dạy phải đảm bảo được một số yếu tố, trong đó, người dạy phải chuyên nghiệp, phải là người làm nghề, ví dụ như cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Họ đến hướng dẫn để quy trình được chuẩn hoá luôn, nó đúng và chuyên nghiệp, khoa học, ứng xử được với những tình huống thực tế. 

Thứ 2, để tránh những trường hợp như cô đổ cồn ra mâm, không may cồn bùng cháy ra bên ngoài. Thì bây giờ phải game hoá, tức là phải có những game được thiết kế như thực tế ảo, các bạn có thể được nhập vai ở trong những tình huống đấy, bạn sẽ phải ứng xử như thế nào, rồi bạn sẽ được điểm hay chỉ dẫn trong những ứng dụng game hoá đó.

Ngoài những thực nghiệm ảo hoá đấy thì hoạt động dạy học sẽ phải được tích hợp ở trên những thiết bị mô hình, mang tính chất đảm bảo an toàn

Bản thân những giáo viên dạy những môn tích hợp ví dụ như giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng, hoá học hay hoạt động trải nghiệm cũng phải được tập huấn, cập nhật những kiến thức liên quan đến phòng cháy chữa cháy hay cứu hộ cứu nạn phù hợp.

Những kiến thức học sinh tiếp nhận thì giáo viên cũng phải nắm được để bổ sung thêm cho những khía cạnh phù hợp với từng môn của mình.

Với kiến thức được tích hợp ở trong nhiều môn, có những hoạt động chuyên biệt để rèn cho các em cách ứng xử trong tình huống cụ thể và có những hoạt động diễn tập thì tôi nghĩ việc này sẽ giúp cho việc trang bị năng lực cho các em một cách bền vững.

PV: Xin cảm ơn ông!
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ứng dụng gọi xe như Grab, số lượng taxi truyền thống ở Singapore đang ngày một ít đi. Điều này gây ra không ít khó khăn với những người không có thói quen sử dụng ứng dụng, nhất là người cao tuổi.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Nâng cao chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Nâng cao chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Ngày 20/4, tại TP.HCM, Bệnh viện FV đã tổ chức buổi hội nghị Tim Mạch thường niên lần 2 với chủ đề “Điều trị Bệnh Tim Mạch: Hiện tại và tương lai” với nhiều chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế tham dự nhằm chia sẻ những tiến bộ mới nhất trong chẩn đoán, điều trị.

// //