Chốt phương án vận chuyển người lao động đến TP.HCM làm việc
Phóng viên - 01/10/2021 | 22:17 (GTM + 7)
UBND TP.HCM vừa có văn bản chấp thuận phương án của Sở GTVTV về tổ chức vận chuyển người lao động đến TP.HCM làm việc trong tình hình mới, với ba phương thức vận chuyển theo hai giai đoạn. Phương án này cũng được gửi đến các tỉnh, thành phố để đề nghị phố
Ảnh minh họa. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Theo đó, việc vận chuyển người lao động đến Tp. Hồ Chí Minh được chia thành ba phương thức. Phương thức 1 là đơn vị sử dụng lao động tự tổ chức. Đơn vị (doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển công nhân) gửi phương án vận chuyển đến các cơ quan đầu mối là UBND thành phố Thủ Đức và các quận huyện; Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, các Ban Quản lý dự án… để rà soát, tổng hợp gửi Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh xem xét tổ chức triển khai.
Phương tiện vận chuyển là xe ô tô trên 10 chỗ có đăng ký kinh doanh, chi phí vận chuyển do đơn vị sử dụng lao động tự chi trả hoặc thỏa thuận với người lao động. Sở Giao thông Vận tải Thành phố cấp giấy nhận diện có mã QR cho phương tiện; thông báo đến các tỉnh, thành phố kế hoạch vận chuyển. Các phương tiện vận chuyển tập kết tại Bến xe miền Đông hoặc Bến xe miền Tây khi vào Tp. Hồ Chí Minh. Sau đó, người lao động di chuyển từ bến xe về nơi cư trú/lưu trú bằng xe taxi đã được Sở Giao thông Vận tải cấp phép hoặc phương tiện trung chuyển đã được doanh nghiệp đăng ký trong phương án.
Với phương thức 2, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao làm đầu mối tổng hợp nhu cầu của các đơn vị đang hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao; phối hợp với đơn vị vận tải hành khách xây dựng kế hoạch vận chuyển, gửi Sở Giao thông Vận tải xem xét cấp giấy nhận diện có mã QR và thông báo đến các tỉnh, thành phố kế hoạch vận chuyển. Các phương tiện vận chuyển chỉ được trả khách tại địa điểm đã đăng ký trong kế hoạch, chi phí do đơn vị sử dụng lao động tự chi trả hoặc thỏa thuận với người lao động.
Đối với phương thức 3, tổ chức tuyến vận tải hành khách cố định xuất phát từ bến xe khách liên tỉnh của các tỉnh, thành phố đến Bến xe miền Đông và Bến xe miền Tây, với tần suất hoạt động tối đa 4 chuyến/ngày/tuyến. Các đơn vị kinh doanh vận tải theo tuyến cố định đảm nhận khai thác trên từng tuyến do Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh thống nhất với Sở Giao thông Vận tải tỉnh, thành phố liên quan và cấp giấy nhận diện QR Code cho phương tiện trước khi thực hiện kế hoạch vận chuyển. Chi phí vận chuyển tính theo giá vé do doanh nghiệp kinh doanh vận tải kê khai, niêm yết theo quy định.
Về thời gian triển khai, giai đoạn 1 sẽ thực hiện từ ngày 1/10 - 31/10, hoạt động vận chuyển bằng đường bộ theo các phương thức 1 và phương thức 2. Trong khi giai đoạn 2, triển khai hoạt động vận chuyển thêm phương thức 3 khi có kế hoạch, phương án hoạt động đường bộ liên tỉnh của Bộ Giao thông Vận tải. Riêng phương thức vận chuyển người lao động bằng đường sắt và đường hàng không sẽ thực hiện theo kế hoạch, phương án của Bộ Giao thông Vận tải.
Để được vận chuyển, doanh nghiệp, phương tiện, người điều khiển, người phục vụ phải đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố; đồng thời phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Đối với người lao động, khi mua vé và lên phương tiện phải xuất trình bản chính giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trong vòng 72 giờ); giấy xác nhận đã được tiêm một mũi vaccine đã được 14 ngày hoặc giấy xác nhận là người khỏi bệnh COVID-19 của cơ quan có thẩm quyền.
UBND Tp. Hồ Chí Minh giao Sở Giao thông Vận tải làm cơ quan đầu mối, tập trung phối hợp với các sở ngành; UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, các bến xe khách liên tỉnh triển khai phương án trên. Thực hiện việc cấp giấy nhận diện phương tiện có mã QR, thông qua phần mềm của Sở.
Sở Giao thông Vận tải có văn bản gửi Công an và Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố liên quan về kế hoạch vận chuyển, thông tin phương tiện, lộ trình di chuyển bằng đường bộ dự kiến đi qua các chốt, trạm kiểm soát dịch COVID-19 để được hỗ trợ, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi theo kế hoạch. Chủ động báo cáo Bộ Giao thông Vận tải để xem xét triển khai phương thức vận chuyển người lao động bằng đường sắt và đường hàng không, đảm bảo phù hợp với nhu cầu và tình hình kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
Ngoài ra, UBND Thành phố cũng giao Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, các Ban Quản lý dự án, Tổng công ty thuộc UBND Thành phố hoặc các bộ, ngành quản lý... làm đầu mối tiếp nhận, xem xét nhu cầu và phương án vận chuyển bằng ô tô của đơn vị sử dụng lao động thuộc phạm vi quản lý, tổng hợp gửi Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh.
UBND Tp. Hồ Chí Minh cũng có văn bản gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp vận chuyển người lao động từ các tỉnh, thành phố đến làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh; trong đó đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho người lao động đáp ứng đủ các điều kiện (theo phương án) được di chuyển đến làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải của địa phương phối hợp Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh trong việc tổ chức vận chuyển; các đơn vị chức năng tại các chốt kiểm soát thuộc phạm vi quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện có giấy nhận diện QR Code do Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh cấp…/.
Theo Cục CSGT, sau khi kết thúc khám nghiệm phương tiện giao thông, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi và không vi phạm các quy định khác của pháp luật thì phương tiện giao thông phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện.
Dự án Công viên giải trí Kim Quy rộng hơn 100 héc-ta đã chậm tiến độ nửa thập kỷ nay. Đáng chú ý, dự án chưa thể khởi công dù chỉ còn vướng 3% diện tích đất với vài chục ngôi mộ chưa đạt đồng thuận bồi thường, di dời.
Vụ chiếc máy bay của hãng hàng không Phương Đông Trung Quốc (China Eastern Airlines) rơi hôm 21/3, khiến 132 người chết, đang được cho là tai nạn có chủ ý khi có người trong buồng lái cố tình tác động. Nếu thông tin này là sự thật, có lẽ đây là câu chuyện rùng rợn bậc nhất trong lịch sử hàng không.
Sáng 24/5, mưa lớn tiếp diễn ở miền Bắc gây nguy cơ ngập lụt nhiều nơi và sạt lở vùng núi. Mưa rào và dông xuất hiện từ sáng sớm khiến nhiều tuyến đường ngập cục bộ.
Cơn mưa lớn kéo dài từ đêm qua đến sáng nay đã khiến nhiều tuyến đường tại Hà Nội ngập sâu, có nơi lên tới gần 1m. Hàng loạt ô tô, xe máy gặp sự cố, giao thông ùn tắc kéo dài.Nhiều người lo ngại ngập úng sẽ càng phức tạp hơn trong mùa mưa năm nay khi thời tiết diễn biến bất thường.