Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

'Chớp' cơ hội từ EVFTA, tạo bứt phá trong lĩnh vực hàng hải

Phóng viên - 25/06/2020 | 5:43 (GTM + 7)

Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu (EU) chính thức có hiệu lực từ tháng 8 tới đây tạo cơ hội cho lĩnh vực logistic phát triển, trong đó có lĩnh vực vận tải biển. Tuy nhiên, năng lực tiếp nhận của các cảng biển trong nước

Dự kiến năm 2020, khối lượng hàng hóa thông qua 45 cảng biển dự kiến đạt khoảng 700 triệu tấn và container khoảng 200 triệu TEUs

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thống kê của Cục Hàng hải Việt nam cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2020, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt trên 282 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ, trong đó, hàng xuất khẩu đạt gần 71 triệu tấn và hàng nhập khẩu đạt trên 80 triệu tấn, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự kiến năm 2020, khối lượng hàng hóa thông qua 45 cảng biển dự kiến đạt khoảng 700 triệu tấn và container khoảng 200 triệu tiu (TEUs).

Các chuyên gia kinh tế phân tích, khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, những chính sách bảo hộ thuế quan được cắt giảm và gỡ bỏ, hàng hóa xuất nhập khẩu tăng, đồng nghĩa hoạt động dịch vụ vận tải tăng lên đáng kể, trong đó có vận tải biển. 

Việt Nam đã có 32 cảng chính và 13 cảng dầu khí ngoài khơi, đáp ứng đủ năng lực thông qua hàng hóa hiện nay, tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, bất cập lớn nhất của vận tải biển hiện nay là giao thông kết nối giữa hệ thống cảng biển với phương thức vận tải khác như đường bộ, đường sắt.

Ông Kenvin Bách- Giám đốc công ty tàu biển cho biết:

"Về đường bộ kết nối được nhưng về đường sắt hơi hạn chế, kết nối từ đường sắt ra các cảng biển không được tốt".

Trả lời báo chí, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho rằng, hiện nay hệ thống giao thông đường bộ xuống cảng Cái Mép - Thị Vải chưa đồng bộ, chưa có kết nối đường sắt vào cảng.

Trong khi đó, tuyến quốc lộ 5, kết nối với khu vực cảng biển Hải Phòng hiện nay đã quá tải, tuyến đường sắt kết nối với cảng này chưa phát huy hiệu quả, chỉ đảm nhận chưa đến 1% hàng đi đến cảng.

Bên cạnh đó các dịch vụ hỗ trợ logistic như các cảng cạn, các trung tâm logistic chưa phát triển.

Ông Hồ Kim Lân- Tổng thư ký Hiệp hội cảng biển Việt Nam cho rằng, hiện nước ta đã có sẵn hệ thống cảng biển, các tuyến đường hàng hải và tàu cỡ lớn khai thác giữa Việt Nam và khu vực châu Âu, Mỹ. Tuy nhiên, chiều sâu của hệ thống luồng lạch mới chỉ sâu 14 mét, ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực khai thác và đón tàu lớn của cảng biển Việt Nam.

Trong khi đó, cả nước mới chỉ có 2 cảng nước sâu là cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng và cảng Cái Mép Thị Vải, ở Bà Rịa Vũng Tàu... có thể đón tàu quốc tế lớn nhưng quy mô và năng lực vận chuyển vẫn còn nhiều hạn chế.

Để tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước EU khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, theo ông Lân, cần lưu ý:

"Vấn đề bây giờ là chuẩn bị tăng năng suất khai thác bằng cách trang bị thêm các phương tiện làm hàng tại các cảng nước sâu như cảng Cái Mép- Thị Vải  và cảng Lạch Huyện. Bên cạnh đó tìm thêm phương án để phát triển thêm các cảng biển  và các dịch vụ hỗ trợ cho cảng biển khai thác như dịch vụ logistic".

Ngay từ khi Việt Nam đang xúc tiến ký Hiệp định EVFTA, Cục Hàng Hải Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, rà soát lại hệ thống cảng biển của Việt Nam, xây dựng một số đề án nâng cao hiệu quả khai thác của các cảng biển, trong đó có 2 cảng nước sâu, cảng Cái Mép Thị Vải và cảng Lạch Huyện, Hải Phòng.

Bên cạnh đó, Cục Hàng Hải cũng đang nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách hỗ trợ các tàu thuyền, tàu container có trọng tải lớn lên đến 20 nghìn Tiu được phép vào các cảng nước sâu và cắt giảm một số thủ tục không cần thiết:

"Chúng tôi đang phối hợp với Cục Hải quan và các cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp để cắt giảm các thủ tục kinh doanh không cần thiết và hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy thương mại Ngoài ra giảm thiểu các thủ tục hành chính tại các cảng biển, thủ tục của các tàu thuyền ra vào cảng và thủ tục hàng hóa".

Chuyên gia Đặng Quý Dương- Nguyên Trưởng ban quản lý thuyền viên tàu biển, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, các cảng biển và vận tải biển chỉ là một mắt xích trong hoạt động vận chuyển hàng hóa.

Cải thiện sự kết nối giữa các phương thức vận tải như đường thủy, đường bộ, đường sắt với các cảng biển có thể làm giảm bớt thời gian vận chuyển hàng hóa, từ đó giảm giá thành vận tải, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan: 

"Khi mà tham gia vào Hiệp định đó, Nhà nước cần có sự chỉ đạo tổng thể, các hệ thống giao thông kết nối với cảng phải tăng cường, đặc biệt là việc giải phóng hàng hóa đến và đi phải thay đổi cả thủ tục. Liên quan đến vai trò của Cảng vụ hàng hải, xem xét các điều kiện luồng lạch, cấp giấy phép hoặc tạo điều kiện đào tạo hoa tiêu, nạo vét luồng lạch".

Việt Nam có vị trí chiến lược trong đường vận tải biển quốc tế. Để phát huy năng lực, hiệu quả của hệ thống cảng biển, cũng cần quan tâm đến sự kết nối của cảng biển với các phương thức vận tải khác cũng kết nối với mạng lưới cảng biển trong khu vực để phát huy hiệu quả một cách tối đa.

EVFTA là cơ hội cho lĩnh vực vận tải biển và các cảng biển của Việt Nam phát triển. Nhưng làm thế nào, để lĩnh vực hàng hải “chớp” được cơ hội này, vươn lên để bứt phá?

Vận tải biển đã và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian tới, nhất là khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Các doanh nghiệp đầu tư cảng biển cần chủ động, nâng cao năng lực hoạt động của các cảng biển để đón đầu xu hướng này trong thời gian tới.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài bình luận: Đổi mới” tư duy trong đầu tư cảng biển

Với hơn 3.400km bờ biển và có tới 29/63 tỉnh, thành phố ven biển, vận tải biển và hệ thống cảng biển của Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế của đất nước.

Hiện nay, có tới 90% lượng hàng hóa được vận chuyển qua đường biển, từ các mặt hàng đồ ăn thức uống, đến các mặt hàng gia dụng, máy móc thiết bị.

Trung bình mỗi năm, hệ thống cảng biển của cả nước đảm nhận thông qua 550 - 570 triệu tấn hàng hóa.

Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu khi có hiệu lực sẽ làm tăng quy mô thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa.

Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đi EU sẽ tăng khoảng 20% vào năm 2020 và tăng 42,7% vào năm 2025. Ở chiều ngược lại, tăng trưởng nhập khẩu từ EU vào Việt Nam cũng sẽ gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu lớn đối với hoạt động logistic, trong đó có lĩnh vực vận tải biển.

EVFTA là cơ hội cho lĩnh vực vận tải biển và các cảng biển của Việt Nam phát triển. Nhưng làm thế nào, để lĩnh vực hàng hải “chớp” được cơ hội này, vươn lên để bứt phá?

Trước hết là đó là “đổi mới” tư duy của các doanh nghiệp đầu tư cảng biển. Hiện nay, chỉ có khoảng 10 cảng đủ điều kiện tiếp nhận tàu trọng tải cỡ trung bình thế giới.

Hai cảng nước sâu là Lạch Huyện (Hải Phòng) và Cái Mép- Thị Vải (Bà Rịa- Vũng Tàu) hiện vẫn đang dư thừa công suất, nhưng không lớn. Sở dĩ có tình trạng này, là do một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng cảng biển thường có tâm lý e dè, lo ngại tình cảnh “cảng phải chờ tàu”. 

Hiện đang có làn sóng dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam và thời gian Hiệp định EVFTA có hiệu lực đang tới gần, đã đến lúc, các doanh nghiệp đầu tư cảng biển cần phải nâng cao năng lực hoạt động của các cảng biển lên gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi để hút hàng hóa đến.

Điều này, không chỉ tạo tâm lý an tâm đối với những tập đoàn nước ngoài muốn đầu tư lâu dài, mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam, mà còn thu hút những nhà đầu tư nước ngoài khác.

Thứ hai, đó là sự phối kết hợp của các ngành vận tải khác như đường bộ, đường sắt... để cải thiện khả năng kết nối của hệ thống cảng biển với những phương thức vận tải này, nhằm tận dụng năng lực vận chuyển hàng hóa vẫn còn dư thừa, đẩy nhanh giải tỏa hàng hóa, nâng cao năng lực tiếp nhận và thông qua hàng hóa, giảm chi phí vận tải, tạo sự cạnh tranh cho hàng hóa trong nước.

Thứ ba, ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động quản lý, khai thác hệ thống cảng biển, các hoạt động vận tải biển, kết nối giữa các cảng biển, các hãng tàu với các doanh nghiệp sản xuất, giảm bớt thủ tục không cần thiết để cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải biển.

Hoạt động logistic có vai trò quan trọng đối với sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, trong đó vận tải biển là một mắt xích nhỏ.

Cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải biển nói riêng và dịch vụ logistic nói chung, chỉ có thể thực hiện được nếu thực hiện song song giữa việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết.

Trong đó, vai trò “nhạc trưởng” vẫn thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước, còn chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan cùng phối hợp với các đơn vị hàng hải xây dựng dịch vụ vận tải biển có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh, tạo lợi thế cho hàng hóa Việt Nam .
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //