Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chống 'giặc lửa': Phòng ngừa từ xa để tránh hậu quả nặng nề

Phóng viên - 26/05/2021 | 11:07 (GTM + 7)

Nhiều bài học từ những vụ cháy lớn, song nhiều người vẫn còn chủ quan, mất cảnh giác trong việc PCCC. Đây có lẽ vẫn là câu chuyện 'biết rồi, khổ lắm, nói mãi', nhưng nói thì dễ làm mới khó, đòi hỏi đồng thời trách nhiệm từ người dân lẫn cơ quan ban ngành.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều người dân vẫn còn chủ quan, mất cảnh giác trong việc PCCC. Ảnh minh họa: Vnexpress

Những năm qua, công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) được nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, một bộ phận người dân chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCCC, tự ý cải tạo, mắc nối điện. Trong khi, việc tự kiểm tra hệ thống điện nhà ở, cửa hàng chưa được tiến hành thường xuyên.

Do đó, nguy cơ cháy nổ vẫn hiện hữu và thực tế đã xảy ra nhiều vụ cháy trong khu dân cư.

"Khi cháy thông thường là do sự bất cẩn. Bây giờ một số vụ hỏa hoạn do đường dây điện bị hở dẫn đến cháy nổ".

"Rất nhiều vụ cháy trong thời gian qua là do bất cẩn của một gia đình gây ra hỏa hoạn, thảm họa rất là lớn".

"Bản thân chung cư lối thoát hiểm rất là ít, có một lối thoát hiểm. Nhà dân ở tự ý lắp đặt hàng rào, khi cháy, lực lượng chữa cháy không tiếp cận được".

"Bây giờ những chung cư, nhà cao tầng đã lên tới 20, 30 tầng, thậm chí lên đến hơn 70 tầng thì như vậy công tác phòng cháy chữa cháy hoàn toàn khác trước, khâu thực thi pháp luật chưa chặt chẽ, chưa quyết liệt".

Trong các vụ hỏa hoạn, cháy nhà ở kết hợp kinh doanh thường để lại những hậu quả rất nặng nề. Cụ thể, trong tháng 4, vụ cháy xảy ra lúc đêm khuya tại số nhà 311 phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội khiến 4 người bị mắc kẹt trong nhà, dẫn đến tử vong. Qua xác định ban đầu nguyên nhân xảy là do chập điện.

Còn tại TP. HCM, theo Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ Công an TP, chỉ trong vòng từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, trên địa bàn xảy ra 15 vụ cháy.

Trong đó, vụ cháy thương tâm rạng sáng 30/3, tại một căn nhà cấp 4 ở phường Cát Lái, TP.Thủ Đức làm 6 người trong gia đình tử vong. Mới nhất là ngọn lửa bùng lên tại căn nhà ba tầng sản xuất nến trong một hẻm sâu ở phường 1, quận 11 khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 4 em nhỏ từ 9-15 tuổi vào chiều 7/5.

Ngoài nguyên nhân chủ yếu do thói quen bất cẩn của người dân. Điều đáng lo ngại là tại các đô thị, nhất là Hà Nội và TP. HCM vẫn còn rất nhiều khu vực, con hẻm chật hẹp mà xe cứu hỏa khó tiếp cận. Chưa kể các lối đi, lối thoát hiểm còn bị chiếm bởi các hàng quán, chợ tự phát, gây khó khăn cho công tác PCCC.

Ông Ngô Minh Châu – Phó Chủ tịch UBND TP. HCM đánh giá:

"Qua vụ cháy chiều ngày 7/5/2021 tại phường 1, quận 11 vừa rồi, chúng ta thấy rằng đây là một con hẻm rất sâu, bề ngang của hẻm chỉ hơn 2m thôi. Đặc biệt trong nhà vừa sản xuất vừa làm nơi ở, nhà rất chật hẻm, diện tích trên dưới 40m2 thôi.

Nhờ sự phản ứng tích cực của chính quyền địa phương rất kịp thời, nếu lực lượng khôn có mặt kịp thời thì có thể cháy lan ra nhiều căn hộ ở đây nữa. Cũng thông qua việc này cũng thấy rằng ngoài tuyên truyền, ngoài kiểm tra cũng cần có tổ chức diễn tập PCCC kể cả cấp quận lẫn cấp phường".

Nhiều vụ cháy xảy ra trong con ngõ nhỏ khiến công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Tuổi trẻ

Theo Kiến trúc sư Võ Kim Cương, nhiều vụ cháy nhà gây thiệt hại lớn, còn do phần lớn trong thiết kế không có lối thoát hiểm. Nhiều căn nhà hiện hữu đều là nhà phố, nhà ống, diện tích chật hẹp, chỉ có một lối ra duy nhất.

Nhưng đến nay việc cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ vẫn chưa có quy định cụ thể về an toàn PCCC. Vì vậy, người dân chỉ quan tâm đến vấn đề an ninh mà bỏ qua nguyên tắc an toàn cháy nổ khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà cửa.

"Nếu mà nhà cao tầng đều có quy chuẩn về lối thoát hiểm. Còn với nhà riêng lẻ bỏ sót khoản này vì nó nhỏ, nhà ống ngại kinh phí, ngại mất diện tích nên lâu nay người ta quên mất chuyện phải có lối thoát hiểm.

Vấn đề này tôi nghĩ là mình chưa đặt quy chuẩn cho vấn đề này rõ ràng lắm. Nói chung nó có mâu thuẫn với PCCC với an ninh. Mấy trường hợp chết là do làm nhà quá kiên cố, chống trộm, lối thoát hiểm không được bố trí hoặc quản lý cho tốt".

Để hạn chế cháy nổ xảy ra, Kiến trúc sư Võ Kim Cương kiến nghị:

"Sắp tới tôi nghĩ là phải đặt mạnh công tác PCCC. Các công trình mà Sở Xây dựng cấp phép, những công trình lớn qua Cảnh sát Phòng cháy & chữa cháy giám sát. Còn các nhà ở riêng lẻ có khi cấp quận không chú ý lắm về quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn về PCCC.

Một mặt nữa là người dân xây dựng không có giấy phép hoặc là trong quá trình sửa chữa người ta bỏ qua giấy phép, không ai quản lý tới mức đó. Đến khi làm xong nhà người ta làm song sắt phía trước, coi như mất lối thoát hiểm.

Chuyện này không chỉ là quy chuẩn mà còn phải tuyên truyền để cho thấy tầm quan trọng của lối thoát hiểm".

Trước những diễn biến ngày càng phức tạp, để nâng cao hiệu quả PCCC, Đại tá Huỳnh Quang Tâm - Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an TP. HCM cho biết, đơn vị đã xây dựng kế hoạch chuyên đề cũng như sẳn sàng các phương án PCCC, nhất là địa bàn có nhiều hẻm nhỏ.

"Hiện nay trên địa bàn TP cũng đã triển khai đồng bộ các biện pháp PCCC, đặc biệt là công tác phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở lưu trú, nhà cho thuê của công nhân, các nhà ở kết hợp với kinh doanh trên địa bàn thành phố. Chúng tôi cũng đang tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, xử lý các vi phạm về an toàn PCCC.

Đồng thời huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ ở các cơ sở; đảm bảo về lực lượng, phương tiện để xử lý khi xảy ra cháy nổ trên địa bàn".

Bên cạnh đó, Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ TP cũng tuyên truyền, khuyến cáo, mỗi hộ gia đình thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị điện bếp đun để kịp thời khắc phục những nguy cơ gây cháy nổ thời gian tới.

Vụ hỏa hoạn thiêu rụi 3 căn nhà tại TP.Long Xuyên, An Giang. Ảnh: Thanh niên

Thực tế đã có nhiều bài học từ những vụ cháy lớn, song nhiều người dân vẫn còn chủ quan, mất cảnh giác trong việc PCCC. Đây có lẽ vẫn là câu chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", nhưng nói thì dễ làm mới khó, đòi hỏi đồng thời trách nhiệm từ người dân lẫn cơ quan ban ngành.

Góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: “Chống “giặc lửa”: Phòng ngừa từ xa để tránh hậu quả nặng nề”.

Thời gian vừa qua, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM liên tiếp xảy ra các vụ cháy dẫn đến chết nhiều người, rất thương tâm. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là do thời tiết nắng nóng kéo dài, người dân bất cẩn trong sử dụng lửa hoặc chủ quan lơ là dẫn đến cháy nổ.

Đáng nói, tại TP. HCM, có đến hơn 50% số vụ cháy là nhà hộ dân và nhà ở riêng lẻ.

Có thể thấy rất rõ điều này khi đến các nhiều khu đô thị của thành phố sẽ thấy nhà cửa chen chúc, đa số dạnh hình ống. Nhà ở kết hợp với kinh doanh buôn bán. Nhà có một lối thoát hiểm duy nhất là phía trước; trong khi hàng hóa vật dụng chất tràn ra cửa; nhiều lúc bít cả lối đi.

Riêng nhà lầu thì lối thoát hiểm nhiều khi lại quây bằng đủ loại vật liệu kiểu” chuồng cọp” để bảo đảm an ninh, chống trộm. Khi xảy cháy dù lên được tầng trên cùng nhưng cũng không sao thoát qua nhà kế bên hoặc ra ngoài vì bị vây quá chắc chắn.

Mặc dù hàng năm lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy các địa phương liên tục tuyên truyền nhắc nhở;báo chí truyền thông nhiều lần cảnh báo về nguy cơ cháy nổ nhưng nhiều người vì lý do mưu sinh vẫn phớt lờ, thờ ơ coi như không phải chuyện của gia đình mình.

Đó là chưa kể các cơ quan, đơn vị, công sở; nhà máy, xí nghiệp, nơi sản xuất, kinh doanh công tác phòng cháy chữa cháy cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Nhiều nơi dù có tổ chức tập huấn, trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy nhưng mang tính  chất đối phó, làm cho có lệ; rất không hiệu quả. Nhiều trụ sở, khu chung cư, tòa nhà khi xây mới thì tìm mọi cách để” lách luật”, không tuân thủ chặc chẽ các phương án phòng cháy chữa cháy. Đưa người vào ở, vào làm việc bất chấp các khuyến cáo. Hậu quả là cháy nổ liên tục xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản.

Ông bà xưa đã có câu” nhất thủy, nhì hỏa” để khẳng định sự nguy hại mà cháy nổ gây ra cho con người luôn nặng nề và rất đáng lưu tâm trong đời sống. “Giặc lửa” sẽ không trừ một ai nếu còn chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Do vậy, mọi người, mọi nhà muốn bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản phải thực hiện đúng các nguyên tắc về phòng cháy chữa cháy.

Theo đó, đối với hộ dân, nhà ở riêng lẻ, dứt khoát phải bố trí các lối thoát hiểm ổn định, đủ sức thoát nạn trong bất cứ thời điểm nào khi có cháy xảy ra. Trang bị thiết bị báo cháy tự động để phát hiện kịp thời khi đám cháy mới phát sinh.

Có bình chữa cháy hoặc vật dụng chữa cháy, dập lửa nhanh chóng ngay lúc ban đầu. Khi có cháy lớn cần hết sức bình tĩnh, tính toán tìm cách thoát nạn bằng các kỹ năng cần thiết như tẩm ướt người, dùng khăn vải thấm nước, luồn sát mặt đất để thoát khỏi đám cháy.

Chạy đến các khu vực thoáng khí như cửa sổ, ban công để tìm cách ra ngoài; không chạy vào các nơi bít bùng kiên cố như nhà tắm, nhà vệ sinh vv…

Một yêu cầu quan trọng là để phòng ngừa xảy cháy là phải đảm bảo an toàn khi sử dụng lửa, sử dụng điện; tránh để các vật dụng, vật liệu dễ gây cháy nổ gần nơi phát nhiệt. Kiểm tra kỹ càng các vật liệu, thiết bị lửa, điện trước khi đóng cửa đi ngủ hoặc ra ngoài. Tham gia hoặc tìm hiểu các kỹ năng về phòng cháy chữa cháy do ngành chức năng tổ chức, hướng dẫn.

Đối với các trụ sở cơ quan đơn vị, nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy; không vì tiết kiệm, sợ tốn chi phí mà hời hợt, cho qua. Tập huấn, diễn tập thường xuyên các phương án phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên, người lao động.

Trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC theo yêu cầu. Lực lượng PCCC các địa phương tập trung tuyên truyền, phổ biến các biện pháp PCCC đến mọi người mọi nhà; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Rõ ràng nguy cơ cháy nổ luôn rình rập.

Do vậy mỗi người, mỗi nhà; mỗi tập thể và cá nhân phải cảnh giác, phòng ngừa từ xa; không để xảy ra rồi mới lo đi khắc phục; hậu quả để lại sẽ rất nặng nề.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //