Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cho vật nuôi lên các phương tiện công cộng: Nên hay không?

Phóng viên - 25/10/2019 | 10:02 (GTM + 7)

Hội đồng thành phố Brisbane (bang Queensland, Australia) vừa đề nghị sửa đổi quy định trong hoạt động vận tải, để cho phép vật nuôi được đi cùng chủ trên một số phương tiện công cộng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Dogs are permitted to travel on public transport in cities around the world, but not Brisbane.
Những chú chó được phép có mặt trên các phương tiện giao thông công cộng ở nhiều thành phố trên khắp thế giới, ngoại trừ Brisbane. Ảnh: 10daily.com.au

Bà Kara Cook, ủy viên hội đồng khu vực Morningside ủng hộ đề xuất và cho biết người dân đã có yêu cầu về sự thay đổi này. Và Hội đồng thành phố Brisbane cho biết sẽ yêu cầu Tập đoàn vận tải Translink yêu cầu sửa đổi quy định trong hoạt động vận tải, cho phép chó có dây xích và các vật nuôi khác đi cùng chủ trên dịch vụ CityCat và phà của thành phố.

Bộ trưởng Giao thông và đường bộ Australia Mark Bailey cho biết, sẽ có một khoảng thời gian lấy ý kiến đóng góp của chủ sỡ hữu vật nuôi và các khách hàng của dịch vụ CityCat và phà để từ đó xây dựng các quy tắc và quy định cần tuân theo. Cuộc thử nghiệm dự kiến sẽ được công bố trước cuối năm nay.

Trong khi đó, Phó Thị trưởng Brisbane Krista Adams bày tỏ ủng hộ ý tưởng này nhưng cũng lưu ý rằng, các chú chó cần phải được đeo rọ mõm mềm và có dây dắt quanh cổ.

Còn bà Michael Beatty của Tổ chức bảo vệ động vật RSPCA cho rằng, Brisbane cần bắt kịp với các thành phố khác trên thế giới khi cho phép thú cưng trở thành một phần của xã hội. Theo bà Beatty, các cửa hàng cà phê và cơ sở tập thể dục cho phép vật nuôi có mặt nhưng người dân lại thiếu các lựa chọn về phương tiện để có thể đưa chúng đi cùng. Trên thực tế, những người nghỉ hưu muốn đi chơi với thú cưng nhưng thường không có ô tô riêng nên thấy vô cùng bất tiện.

Benjamin – Một nhà quản lý chó dẫn đường cho biết:

“Nếu chính sách này được thông qua, những người khiếm thị, người già… sẽ có thêm một ‘con mắt’ là các chú chó dẫn đường khi đi lại. Tôi chắc chắn, chúng sẽ giúp rất nhiều người có một cuộc sống mới”.

Georgina Swan, một người dân Brisbane hiện đang sống ở Canada, cho biết những chú chó được phép có mặt ở khắp mọi nơi ở Toronto như xe lửa, xe buýt, xe điện, và mọi người không thấy vấn đề gì với chúng cả.

Được biết, cơ quan giao thông công cộng Toronto cho phép người dân được dắt tối đa hai con chó bằng dây xích trong thời gian thấp điểm hoặc cho chúng vào một cái giỏ đựng trong giờ cao điểm.  Các quy tắc tương tự được áp dụng ở các thành phố khác như London và New York.

Ngay tại Australia, một số bang cũng đã cho phép vật nuôi có mặt trên các phương tiện công cộng, như Melbourne, những chú chó được di chuyển trên tàu nhưng phải rọ mõm.

Ông Steffen Faurby – Quan chức vận tải địa phương cũng khẳng định những lợi ích của thú nuôi huấn luyện một khi chúng được tham gia giao thông công cộng.

“Thú cưng, thú nuôi được huấn luyện rõ ràng cũng cần được lên xe buýt, tàu trên cao, tàu điện ngầm chứ không riêng gì chó dẫn đường”.

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại sẽ ảnh hưởng tới những người bị dị ứng hoặc sợ chó hay sự thiếu trách nhiệm từ những người nuôi thú cưng.

https://www.stuff.co.nz
Nhiều người lo ngại việc cho phép vật nuôi lên các phương tiện công cộng sẽ ảnh hưởng tới những người bị dị ứng hoặc sợ chó. Ảnh: stuff.co.nz

Hiện, Tập đoàn vận tải TransLink cho phép chó nhỏ, mèo, thỏ và động vật nhỏ được đi cùng chủ, nhưng phải được nhốt trong lồng nhỏ cầm tay. Những con chó lớn hơn chỉ được phép nếu chúng là động vật giữ vai trò hỗ trợ, dẫn đường, tuy nhiên, phải đeo rõ mõm và có dây xích.

Một cuộc khảo sát mới đây do TransLink với gần 1.700 người được hỏi, có tới 41% cho biết nới lỏng việc đi lại của chó trên các phương tiện công cộng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chuyến đi của họ và 19% tuyên bố sẽ sử dụng phương tiện công cộng ít thường xuyên hơn.

Chỉ 22% cho biết điều đó sẽ tác động tích cực đến chuyến đi;10% cho biết họ sẽ đi thường xuyên hơn nếu thay đổi chính sách đối với động vật; 32% cho biết nới lỏng các quy định về động vật không tạo ra sự khác biệt khi đi lại bằng các phương tiện công cộng.

Còn tại Việt Nam, phần lớn các công ty xe buýt và xe khách đều có quy định không mang chó, mèo lên xe để tránh ảnh hưởng đến các hành khách khác.

Điều 68 Luật giao thông đường bộ quy định nghiêm cấm việc chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách.

Mặc dù luật không quy định rõ các loài động vật nào có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách, nhưng có thể hiểu chó và mèo cũng được xem là động vật và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.

Trong khi đó, đối với đường hàng không, hiện tại các chặng bay nội địa Việt Nam chỉ có Vietnam Airlines chấp nhận vận chuyển thú cưng. Còn các tuyến quốc tế thì tùy hành trình (điểm đến có chấp nhận không) và tùy hãng.

Muốn vận chuyển thú cưng bằng đường sắt cần đảm bảo không bị dịch bệnh, tiêm ngừa văcxin đầy đủ. Ngoài ra, theo quy định về việc vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên tuyến đường sắt quốc gia thì hành lý xách tay được mang theo là động vật sống (trừ chó cảnh, mèo, chim, cá cảnh) nhưng phải có trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới người xung quanh.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, trong tuần giao dịch vừa qua (18 - 22/3), thị trường hàng hóa biến động mạnh. Điều này thể hiện qua sự phân hóa, giằng co rõ rệt trên diễn biến giá của các mặt hàng.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Tính đến tuần cuối tháng 3, mức lãi tiết kiệm 5%/năm đã chính thức biến mất khỏi dải lãi suất các ngân hàng quốc doanh.

// //